Kết quả nghiên cứu biến động hàm cortisol trong máu khi đặt vòng ProB

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến chức năng buồng trứng bò sữa và thử nghiệm dụng cụ tẩm progesterone của Việt Nam sản xuất trong điều trị (Trang 110 - 112)

ProB

Khả năng gây stress khi đặt dụng cụ ProB vào âm đạo thông qua kết quả

kiểm tra nồng độ cortisol trong máu khi đặt hoặc không đặt dụng cụ ProB vào âm

đạo 5 bò thí nghiệm nuôi tại trang trại Edufarm. Kết quả được thể hiện ở hình 4.21.

Sựgia tăng hoạt động của vùng dưới đồi - tuyến yên - vỏthượng thận khiến bò có những đáp ứng sinh lý đối với các yếu tố gây stress khác nhau, và việc

kiểm tra hàm lượng cortisol trong máu thường được sử dụng để nghiên cứu phản

ứng stress. Hiện tượng stress cấp tính xảy ra khi thực hiện khám cơ quan sinh dục qua trực tràng tại thời điểm bò động dục hoặc thụ tinh nhân tạo do tăng đột biến

hàm lượng cortisol trong máu và có thểđây là tác nhân gây stress tiềm tàng trên

bò (Nakao & cs., 1994).

Hình 4.21. Động thái cortisol khi không và có đặt dụng cụ ProB (Mean±SE) (n=5)

Hàm lượng cortisol trong máu khi bò ở trạng thái bình thường nằm trong

khoảng 5-10 ng/ml (Long & cs. 2011). Trong nghiên cứu này, hàm lượng cortisol trong máu đo được ở cảhai nhóm đều ở mức dưới ngưỡng 5 ng/ml nên có thể kết luận việc đặt dụng cụ ProB vào âm đạo không gây stress cho bò. Hàm lượng cortisol trong máu trung bình khi đặt dụng cụ tẩm là 0,83±0,13 ng/ml, dao động từ 0,36±0,06 ng/ml đến 1,97 ±0,72 ng/ml tại các thời điểm lấy mẫu khác nhau và

cao hơn so với nhóm chưa đặt dụng cụ tẩm (trung bình 0,73±0,13 ng/ml), nhưng

Kết quả nghiên cứu thấp hơn so với nghiên cứu trước đây của Long & cs. (2011) khi đặt dụng cụ CIDR trong 24 giờ. Kết quả thí nghiệm của ông cho thấy,

nồng độcortisol trung bình đạt 1,8±0,5ng⁄ml và bắt đầu tăng nhanh sau 4 giờ, đạt

đỉnh 8,8±1,1 ng⁄ml sau 5 giờ. Khi đặt các loại dụng cụ tẩm progesterone này

trong âm đạo có thể gây ra thiếu máu cục bộ do thiếu oxy ở mô âm đạo, dẫn đến

sựgia tăng cortisol huyết thanh, vì vậy quá trình này có thể mất một khoảng thời

gian sau khi đặt dụng cụ CIDR mới có thể quay về trạng thái bình thường. Ngoài ra, tác động cơ học trong quá trình kỹ thuật viên thao tác đặt dụng cụ tẩm vào âm

đạo, hai cánh của dụng cụ ProB mở rộng không quá kích thích lên thành âm đạo

bởi âm đạo có dạng hình ống và độ đàn hồi lớn. Do đó, không có sự tăng cao

hàm lượng cortisol trong máu khi đặt dụng cụ tẩm progesterone trong âm đạo.

Như vậy, việc đưa dụng cụ tẩm progesterone vào âm đạo không gây stress

cho bò và không gây ra bất kỳ phản ứng có hại nào đối với hoạt động sinh sản của bò trong nghiên cứu này.

4.3. KẾT QUẢ ỨNG DỤNG DỤNG CỤ PROB VÀO ĐIỀU TRỊ BỆNH CHẬM ĐỘNG DỤC Ở BÒ SỮA

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến chức năng buồng trứng bò sữa và thử nghiệm dụng cụ tẩm progesterone của Việt Nam sản xuất trong điều trị (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)