Khung lý thuyết phân tích hoạt động quản trị chất lượng chuỗi cung ứng

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY SCAVI HUẾ (Trang 28 - 29)

Để phù hợp với bối cảnh của ngành dệt may Việt Nam, đề tài áp dụng khung mô hình SCQM đã được kiểm định bởi Nguyễn Thị Thu Hằng và cộng sự (2015). Theo đó, mục tiêu chất lượng cần thực hiện đồng bộ ở cả ba khâu quản trị chuỗi cung cốt lõi – Quản lý chất lượng dòng ngược (tương tác với nhà cung cấp), Quản lý chất lượng nội bộ doanh nghiệp, Quản lý chất lượng dòng xuôi (tương tác với khách hàng) và các giải pháp hỗ trợ hạ tầng.

(1) Quản lý chất lượng dòng ngược (Upstream Quality Management) bao gồm đánh giá nhà cung cấp và quản lý chất lượng nhà cung cấp. Đây là tập hợp các hoạt động giao tiếp, phối hợp, chia sẻ thông tin, phát triển mối quan hệ hợp tác chiến lược lâu dài với các nhà cung cấp nhằm đảm bảo chất lượng chuỗi cung ứng từ dòng ngược. (2) Quản lý chất lượng nội bộ doanh nghiệp (Internal Quality Management) dựa trên nền tảng tích hợp các phòng ban và quy trình nội bộ để đạt được mục tiêu chung về chất lượng. Nhóm này bao gồm quản trị nhân sự, thiết kế sản phẩm/ dịch vụ, quản trị quy trình, và hệ thống cải tiến liên tục.

(3) Quản lý chất lượng dòng xuôi (Downstream Quality Management) bao gồm các hoạt động giao tiếp, phối hợp, chia sẻ thông tin, và xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ và cải thiện sự hài lòng từ khách hàng.

(4) Giải pháp hỗ trợ hạ tầng (Infrastructure/ Support practices) – Tập hợp các thực tiễn và giải pháp hạ tầng, chẳng hạn như sự hỗ trợ từ lãnh đạo cao cấp, mức độ tích hợp chuỗi cung ứng và chất lượng thông tin, hướng đến một môi trường và văn hóa doanh nghiệp nhằm tối ưu hoá hiệu quả thực hành các hoạt động cốt lõi.

Hình 1 trình bày hệ thống lý thuyết tích hợp các hoạt động thực hành SCQM, trong đó đầu ra được đánh giá qua ba tiêu chí cơ bản: kết quả tài chính, sự thoả mãn khách hàng và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Các yếu tố trong mô hình tương tác lẫn nhau và có tác động cộng hưởng đến kết quả hoạt động cuối cùng của doanh nghiệp, trong đó sự hỗ trợ của lãnh đạo cao cấp là giải pháp SCQM trọng yếu nhất bởi

vai trò kiến tạo ra một môi trường thuận lợi thúc đẩy các nỗ lực chung tối ưu hoá hiệu quả vận hành chuỗi cung ứng (Trương và cộng sự, 2017). Ngoài ra, các thang đo, hay bộ tiêu chí đánh giá cụ thể của mỗi yếu tố trong mô hình này được trình bày chi tiết tại Phụ lục 1. Đây là căn cứ khoa học để tác giả tiến hành đối chiếu các dữ liệu sơ cấp thu thập từ quá trình nghiên cứu tại doanh nghiệp để phân tích và đánh giá mức độ triển khai cũng như hiệu quả của các hoạt động thực hành SCQM trong thực tế tại doanh nghiệp điển hình.

Hình 2.1. Khung lý thuyết đánh giá hoạt động thực hành SCQM.

(Nguồn: Nguyễn Thị Thu Hằng và cộng sự (2015)

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY SCAVI HUẾ (Trang 28 - 29)