Phương pháp và quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY SCAVI HUẾ (Trang 29)

2.1. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu này áp dụng phương pháp tổng quan lý thuyết theo cách tiếp cận của Creswell (2013) và nghiên cứu tình huống doanh nghiệp theo cách tiếp cận của Yin (2009). Tổng quan lý thuyết giúp tổng hợp, phân tích kết quả của các nghiên cứu

khác có liên quan chặt chẽ với nghiên cứu được thực hiện, tìm ra những khoảng trống trong nghiên cứu cũng như các cơ hội nghiên cứu (Creswell & Creswell, 2018).

Phương pháp nghiên cứu tình huống đơn nhất (single case study), theo Yin (2009), là một phương pháp xem xét những hiện tượng đang hiện hữu trong bối cảnh cuộc sống. Nghiên cứu tình huống đơn nhất sẽ giúp nhà khoa học kiểm định, xem xét một cách sâu, rộng và chi tiết các vấn đề tại một đơn vị, trong một tình huống cụ thể khi bị giới hạn bởi không gian và các yếu tố khác. Nghiên cứu tình huống áp dụng nhiều cơ sở lý thuyết phù hợp và kết hợp nhiều phương pháp với nhau như phân tích nội dung định tính, quan sát thông thường, phỏng vấn sâu, khảo sát thu thập dữ liệu (Coombs & Holladay, 2011). Cách thức thực hiện và kết quả của các nghiên cứu tình huống sẽ khác nhau tùy thuộc vào bối cảnh mà nghiên cứu đang triển khai và cơ sở lý thuyết nền tảng của đề tài (Luck & cộng sự, 2006). Đặc biệt, quá trình thu thập dữ liệu tại hiện trường luôn gồm việc thu thập dữ liệu và xử lý dữ liệu cùng với những ghi chú cần thiết (Eisenhardt & Graebner, 2007). Việc thu thập dữ liệu từ một tình huống thực tế và so sánh với kết quả tổng quan lý thuyết được thực hiện liên tục với nhau nhằm chỉ ra các điểm tương đồng và các điểm khác biệt giữa tình huống nghiên cứu và cơ sở lý thuyết, đồng thời lý giải cho sự khác biệt này (Nguyen, 2013).

Từ tổng quan nghiên cứu, đề tài phát hiện một khoảng trống nghiên cứu là sự thiếu hụt các đề tài nghiên cứu đề cập đến ứng dụng thực tế của mô hình SCQM tại các doanh nghiệp địa phương. Bên cạnh đó, thiếu những điều tra chuyên sâu về hiện trạng thực hành SCQM của tại các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Nguyên nhân là do quản trị chất lượng chuỗi cung ứng còn đang trong giai đoạn đầu phát triển về mặt lý luận và cả thực tiễn ứng dụng. Do đó, nghiên cứu tình huống đơn nhất, kết hợp với phỏng vấn sâu dựa trên bộ câu hỏi bán cấu trúc là phương pháp phù hợp hơn cả xuất phát từ khả năng phân tích thực tế và diễn giải các tương tác phức tạp giữa những thành viên trong một chuỗi cung ứng tại thị trường mới nổi (Hoskisson và cộng sự, 2000) và cho phép kiểm chứng các mô hình SCQM đã được chấp nhận rộng rãi (Yin, 2009; Ghauri & Gronhaug, 2005). Điều này khó có thể đạt được thông qua phương pháp định lượng.

Tiêu chí quan trọng nhất cho việc lựa chọn doanh nghiệp dệt may của đề tài này là phải đảm bảo trường hợp nghiên cứu phải có sự đa dạng về chức năng, hoạt động, kênh phân phối, cách thức vận hành để xem xét những khác biệt trong việc tổ chức chuỗi cung ứng và các hoạt động quản trị chất lượng trong doanh nghiệp. Điều này giúp đề tài rút ra những điểm đáng chú ý về thực trạng công tác quản trị chất lượng chuỗi cung được hình thành và triển khai trong thực tiễn. Trên cơ sở đó, công ty Scavi Huế là đối tượng nghiên cứu sâu của đề tài. Scavi Huế trực thuộc Công ty cổ phần Scavi (Scavi Joint Stock Company) và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ outsourcing toàn diện về nội y – quần áo tắm – quần áo thể thao. Đây là trường hợp nghiên cứu lý tưởng bởi Scavi là doanh nghiệp tiêu biểu của ngành dệt may Việt Nam

liên tục đi đầu trong những hoạt động cải tiến chất lượng, đồng thời là một trong những đơn vị FDI tiêu biểu đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Giới thiệu về tình huống nghiên cứu sẽ được trình bày ở phần sau.

Quá trình thu thập dữ liệu diễn ra trong khoảng thời gian tháng 06/ 2020 – 07/ 2020. Phỏng vấn sâu bán cấu trúc (semi-structured in-depth interview) được sử dụng để khám phá tối đa những phương diện mới của một vấn đề từ góc nhìn mới (Keegan, 2009). Phỏng vấn bán cấu trúc là kỹ thuật phỏng vấn dựa trên một danh sách các câu hỏi và chủ đề phỏng vấn đã được xác định và chuẩn bị từ trước. Sau đó, người phỏng vấn sẽ tiếp cận và phỏng vấn trực tiếp với người được phỏng vấn. Trong quá trình phỏng vấn, thứ tự các câu hỏi có thể thay đổi và có thể bổ sung một số câu hỏi để làm rõ hơn câu trả lời của đối tượng phỏng vấn. Sự linh hoạt của phương pháp này khuyến khích việc mở rộng tư duy và tính chân thực của thông tin chia sẻ bởi các đối tượng phỏng vấn. Vì thế, đây là phương pháp định tính phù hợp nhất (nội dung chi tiết phỏng vấn sâu được trình bày trong phụ lục 3 của đề tài). Ngoài ra, các tài liệu thứ cấp về công ty Scavi là nguồn dữ liệu bổ sung được sử dụng để mô tả tình huống và cung cấp thêm những dẫn chứng về hoạt động SCQM tại doanh nghiệp.

Về phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu, các tài liệu thứ cấp được kiểm tra dựa theo các tiêu chí về tính chính xác, tính phù hợp và tính cập nhật của thông tin, dữ liệu. Sau đó, các dữ liệu được so sánh, tổng hợp để đảm bảo sự nhất quán và phản ánh đúng nội dung phân tích. Đối với dữ liệu sơ cấp thu thập được từ hoạt động phỏng vấn, các nội dung phỏng vấn được lưu trữ (đối với các hình ảnh tại hiện trường), ghi âm (toàn bộ nội dung cuộc hội thoại), và ghi chép bút ký phỏng vấn. Sau đó, tác giả phiên âm (coding) nguyên bản dữ liệu để đảm bảo tính chân thực, và đánh máy lại cẩn thận. Từ những dữ liệu thu thập được, tác giả tiến hành nghiên cứu, tổng hợp và phân loại các thông tin theo từng nội dung cụ thể đã xác định trong mô hình SCQM để đưa vào trình bày, mô tả trong nội dung đề tài.

2.2. Quy trình nghiên cứu

Việc thu thập phân tích dữ liệu sơ cấp được tiến hành theo hai bước: thiết kế quá trình phỏng vấn và phiên âm nội dung phỏng vấn, và xác minh tính chính xác của kết quả phỏng vấn (Ngai và cộng sự, 2011). Trong bước đầu tiên, khung lý thuyết SCQM (hình 2.1) đã được kiểm định bởi Nguyễn Thị Thu Hằng & cộng sự (2015) và quy trình phỏng vấn (bao gồm bộ câu hỏi phỏng vấn) được đề xuất bởi Robinson & Malhotra (2005) là cơ sở chính để thiết kế bảng hỏi bán cấu trúc (phụ lục 2). Ở bước này, tác giả cũng tiến hành phỏng vấn trực tuyến các chuyên gia là các nhà quản lý có chuyên môn và kinh nghiệm quản lý trong ngành dệt may để điều chỉnh các câu hỏi phỏng vấn phù hợp hơn với đối tượng và bối cảnh nghiên cứu của đề tài.

Bước tiếp theo, đề tài tiến hành tất cả ba cuộc phỏng vấn sâu tại nhà máy của công ty Scavi. Các câu hỏi phỏng vấn (phụ lục 2) tập trung vào việc làm rõ những nội

dung về các hoạt động thực hành và kết quả thực hiện các hoạt động quản trị chất lượng chuỗi cung ứng tại doanh nghiệp. Quy tắc hàng đầu được đặt ra để kiểm soát chất lượng của dữ liệu là quá trình phỏng vấn được tiến hành cho đến khi nhà nghiên cứu cảm thấy đã đạt được độ bão hoà kiến thức (Creswell và Creswell, 2018). Độ bão hoà này xảy ra khi dữ liệu trở nên trùng lặp và đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu đề ra (Guess & cộng sự, 2006, Baker &cộng sự, 2012). Cả ba chuyên gia từ Scavi Huế tham gia vào nghiên cứu là đều những nhà quản lý với 5 năm kinh nghiệm trở lên về quản trị chuỗi cung ứng, có sự hiểu biết sâu rộng và toàn diện về tình hình hoạt động của công ty. Tài liệu nội dung phỏng vấn sâu được trình bày trong phụ lục 3 của luận án.

Sau hai cuộc phỏng vấn được thực hiện trực tiếp tại công ty Scavi, nội dung được phiên âm và thảo luận với đáp viên thứ ba qua email để xác thực độ tin cậy của kết quả phỏng vấn. Ngoài ra, nhằm giảm thiểu sự thiên vị của các đáp viên trong quá trình phỏng vấn, quy trình phỏng vấn được tuân thủ nhất quán, đảm bảo rằng các cuộc phỏng vấn tập trung giải quyết câu hỏi nghiên cứu; ngoài ra còn có các cam kết bảo mật dữ liệu bằng lời nói và văn bản để khuyến khích người tham gia phỏng vấn cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác hơn (Eisenhardt & Graebner, 2007). Tóm tắt hồ sơ phỏng vấn được trình bày trong Bảng 2.1.

Đáp viên Nội dung phỏng vấn Hình thức Độ dài

Giám đốc Hệ thống tổ chức

 Điều tra tổng quát về mục tiêu, chương

trình và các công cụ cải tiến chất lượng;

 Thực trạng quản lý chuỗi cung ứng

trong và ngoài doanh nghiệp;

 Tầm nhìn chiến lược về SCQM.

Phỏng vấn trực tiếp 1 giờ 30 phút

Phó Trưởng Bộ phận Nhân sự

 Tầm nhìn chiến lược về SCQM;

 Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp;

 Sự phối hợp giữa các phòng ban trong

các vấn đề liên quan đến chất lượng;

 Quản trị chất lượng nhân sự.

Phỏng vấn trực tiếp 1 giờ

Phó Giám đốc điều hành

 Xác nhận độ chính xác của dữ liệu;

 Nhận xét và bổ sung các thông tin hữu

ích liên quan đến nội dung nghiên cứu.

Email

Bảng 2.1. Tóm tắt hồ sơ phỏng vấn sâu tại doanh nghiệp.

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Chuỗi cung ứng may mặc toàn cầu và của Việt Nam

Theo Kaplinsky (2000), chuỗi giá trị bao gồm các hoạt động cần thiết của một chu trình sản xuất sản phẩm hoặc dịch vụ, bắt đầu từ giai đoạn nghiên cứu phát triển và trải qua các giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất, phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng, cũng như xử lý rác thải sau sử dụng. Chuỗi giá trị có thể được thực hiện trong phạm vi một khu vực địa lý hoặc trải rộng trong phạm vi nhiều quốc gia và trở thành chuỗi giá trị toàn cầu (global value chain). Điều này có nghĩa là, các doanh nghiệp từ nhiều quốc gia trên thế giới sẽ đóng vai trò như những mắt xích quan trọng và có thể chi phối sự phát triển của chuỗi giá trị.

Trên cơ sở lý thuyết về chuỗi giá trị, Gereffi (2001) đã xây dựng lý thuyết về chuỗi cung ứng, và cho rằng có hai yếu tố liên quan đến việc tạo ra giá trị hay quyết định dạng chuỗi cung ứng của một ngành, bao gồm chuỗi cung ứng do phía cung tạo ra hoặc chuỗi cung ứng do phía cầu quyết định. Đối với trường hợp đầu tiên, các nhà sản xuất lớn (thường là các tập đoàn đa quốc gia) đóng vai trò trung tâm trong việc phối hợp các mạng lưới sản xuất quốc tế. Đối với trường hợp thứ hai, các nhà bán lẻ lớn, các nhà buôn và các nhà sản xuất có thương hiệu giữ vai trò then chốt trong việc hình thành các mạng lưới sản xuất được phân cấp tại nhiều quốc gia xuất khẩu. Đặc điểm chính của chuỗi giá trị do người mua quyết định là sự hợp nhất theo mạng lưới để thúc đẩy sự phát triển của các khu chế xuất và thực hiện thuê gia công toàn cầu của các nhà bán lẻ. Ngành dệt may, với đặc trưng thâm dụng lao động, thuộc về chuỗi giá trị sau. Một sản phẩm may mặc phải qua nhiều công đoạn và mỗi công đoạn và có thể bị luân chuyển qua nhiều địa điểm khác biệt về vị trí địa lý, kỹ năng, điều kiện lao động, công nghệ, quy mô và loại hình doanh nghiệp trước khi đến tay người tiêu dùng cuối cùng.

Theo kết quả nghiên cứu về chuỗi giá trị dệt may toàn cầu của Gereffi & Memodovic (2003) có thể phân chia chuỗi giá trị dệt may làm năm phân khúc chính được thể hiện trong Hình 3.1. Đó là các công đoạn (1) Thiết kế, (2) Sản xuất nguyên phụ liệu, (3) Cắt và mau; (4) Mạng lưới xuất khẩu, (5) Marketing và phân phối sản phẩm. Có thể thấy, việc tạo ra sản phẩm may mặc cuối cùng phải qua rất nhiều công đoạn và thường được tiến hành ở nhiều nước khác nhau.

Hình 3.1. Chuỗi giá trị dệt may toàn cầu.

Tại Việt Nam, ngành dệt may chiếm khoảng 4 – 5% thị phần toàn cầu (FPT, 2017). Những lợi thế như sự ổn định về chính trị, năng suất, chi phí nhân công thấp, đáp ứng được sự đa dạng về các chủng loại hàng may mặc, đã góp phần đưa ngành dệt may Việt Nam đang ngày càng khẳng định được uy tín trên thị trường thế giới và đứng trong top các nước có kim ngạch xuất khẩu cao. Phân tích các mắt xích trong chuỗi giá trị dệt may Việt Nam cho thấy, mặc dù nước ta liên tục kim ngạch xuất khẩu cao, chỗ đứng của Việt Nam hiện nay trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu lại dậm chân chủ yếu ở khâu cắt may (Hà Văn Hội, 2012). Các phương thức may và xuất khẩu của Việt Nam lần lượt là CMT (85%), FOB (13%), ODM và OBM (2%) (Nguyễn Văn Niên, 2016). Điều này có nghĩa là mô hình xuất khẩu chủ đạo của ngành dệt may Việt Nam cho đến nay vẫn chủ yếu tập trung vào sản xuất gia công và FOB từng phần. Xuất khẩu tuy có tạo ra giá trị gia tăng cao nhưng chỉ cao khi tự thiết kế, sản xuất và bán ra.

Đa phần các công đoạn thiết kế cho các sản phẩm may ở của nước ta được thực hiện tại những nước có ngành công nghiệp thời trang phát triển như Mỹ, Pháp, Anh và Hồng Kông (Đặng Thị Tuyết Nhung & Đinh Công Khải, 2011). Sau đó, các mẫu thiết kế được chuyển về Việt Nam, các công ty may của nước ta chỉ gia công theo đúng mẫu mã đơn đặt hàng. Hiện tại, chỉ có một số ít các doanh nghiệp đang cố gắng xây dựng và đưa thương hiệu của mình vào thị trường, trong đó có công ty Scavi Việt Nam. Tuy nhiên, số lượng này lại chiếm thị phần không đáng kể và khó tiếp cận thị trường thế giới vì mạng lưới xuất khẩu và tiếp thị của nước ta cũng đang rất hạn chế. Thực tế là rất khó để các doanh nghiệp nội địa tiếp cận các nhà bán lẻ nước ngoài vốn đã vận hành theo một chuỗi cung ứng rất lâu đời bởi chúng ta vẫn phải qua các nhà cung cấp khu vực để có được hợp đồng gia công, rất ít doanh nghiệp có được hợp đồng từ các nhà bán lẻ để cung cấp sản phẩm của mình. Nói cách khác, doanh nghiệp dệt may trong nước vẫn thiếu liên kết với người tiêu dùng sản phẩm cuối cùng, do đó thường không nắm bắt được nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng, điều này dẫn đến việc sản phẩm dệt may ít được đón nhận.

Về khâu sản xuất nguyên phụ liệu, phần lớn các nguyên liệu chính lẫn phụ liệu phải nhập khẩu từ nước ngoài, trong đó Trung Quốc là thị trường lớn nhất cung ứng nguyên liệu đầu vào cho các doanh nghiệp may và đầu ra cho các doanh nghiệp sợi (Đặng Thị Tuyết Nhung & Đinh Công Khải, 2011). Chính vì phải sản xuất theo phương thức gia công, phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cung của Trung Quốc, nên tiến độ xuất khẩu hàng may mặc luôn bị động và giá trị thặng dư mang lại từ hoạt động xuất khẩu của ngành may không cao. Do đó, để nâng cao giá trị hàng may mặc, định hướng phát triển ngành dệt may đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của Bộ Công Thương đã xác định rõ mục tiêu giảm dần sản xuất gia công, đẩy mạnh sản xuất FOB từng phần, từng bước sản xuất FOB trọn gói và tiến tới sản xuất ODM và OBM (FPT, 2017).

2. Hoạt động quản trị chất lượng chuỗi cung ứng tại công ty Scavi Huế

2.1. Giới thiệu tình huống

Công ty cổ phần Scavi là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam do tập đoàn Corelé International Pháp đầu tư trực tiếp từ năm 1988. Scavi đặt trụ sở chính tại Biên Hoà và sở hữu sáu nhà máy khác nhau, trong đó Scavi Huế là trung tâm công nghiệp trọng yếu của Scavi tại khu vực miền Trung. Scavi Huế chiếm tỉ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Thừa Thiên Huế trong nhiều năm liền và giải quyết việc làm cho hơn bảy ngàn lao động địa phương. Thành công trong chặng đường hoạt đô ̣ng hơn ba mươi năm qua của Scavi không chỉ dừng lại ở vị thế của một doanh nghiệp dệt may đầu ngành trong nước, Scavi đã khẳng định thương hiệu quốc tế với chất lượng hàng đầu về dịch vụ outsourcing thời trang nội y – quần áo tắm – quần

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY SCAVI HUẾ (Trang 29)