Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo điện cực biến tính trên cơ sở graphen ứng dụng trong phân tích ure và axít uric (Trang 46)

Nội dung nghiên cứu của luận án là chế tạo cảm biến điện hóa trên cơ sở lựa chọn tối ưu các loại vật liệu nhạy và chọn lọc với ure và UA. Trong hướng nghiên cứu này, vấn đề đặt ra là phải có căn cứ khoa học biến tính điện cực GCE thông thường để xác định chọn lọc ure, UA và các thành phần phổ biến trong môi trường mẫu huyết thanh. Thông qua tổng quan nghiên cứu tài liệu, luận án trình bày các kết quả thực tế đã đạt được với từng bước phát triển thống nhất đi đến giải quyết trọn vẹn vấn đề được đặt ra và được giải quyết như sau:

1. Nghiên cứu chế tạo điện cực đo UA

- Chế tạo điện cực GCE/Gr/PDA-Cu(II)/CuNPs và điện cực GCE/rGO/PDA- Cu/CuNPs

- Nghiên cứu ảnh hưởng của Gr, rGO trên điện cực GCE. - Nghiên cứu các điều kiện tổng hợp tối ưu PDA-Cu(II)

- Nghiên cứu tổng hợp CuNPs lên điện cực GCE/Gr/PDA-Cu(II).

- Đánh giá đặc trưng của điện cực GCE/Gr/PDA-Cu(II)/CuNPs, GCE/rGO/PDA-Cu/CuNPs và khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến điện cực.

2. Nghiên cứu chế tạo điện cực đo ure

* Nghiên cứu chế tạo điện cực Pt/Gr/PANi/Ureaza - Nghiên cứu đặc tính của graphen tổng hợp

- Nghiên cứu chế tạo và khảo sát các đặc trưng của điện cực Pt/Gr/PANi/Ureaza 3. Các điện cực đã biến tính thành công được ứng dụng phân tích mẫu thực tế. Kết quả phân tích mẫu được so sánh với kết quả của đơn vị thử nghiệm chuyên nghiệp. Kết quả phân tích mẫu nước tiểu được thêm bổ sung chất chuẩn UA, ure được đánh giá độ thu hồi và so sánh với kết quả của bệnh viện…..

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo điện cực biến tính trên cơ sở graphen ứng dụng trong phân tích ure và axít uric (Trang 46)