* Phương pháp so màu
Tác giả [94], [95] định lượng ure trong nước biển bằng phản ứng với chất tạo phức Diacetyl – monoxim và đo trên máy quang phổ UV - VIS (DAM). Mẫu được chiết bằng nước cất, ure sẽ phản ứng với hợp chất Diacetyl – monoxim (còn gọi là 2,3- Butadion - Monoxim) trên cơ sở phản ứng oxi hóa khử. Trong môi trường axit và đun nóng với sự có mặt của Fe3+. Ure phản ứng với hợp chất Diacetyl – monoxim(DAM) tạo ra phức chất mầu hồng, mầu của phức chất càng đậm (đỏ tím) nồng độ ure càng cao. Hợp chất Thiosemicarbazid (TSC) có tác dụng đệm và giữ cho phức chất được bền và nhờ liên kết C=S. Urê trong dung dịch mẫu phản ứng với chất tạo phức được đo ở bước sóng 540nm. Giới hạn phát hiện rất thấp (0,14 μg và 1,2nmol), độ tái lập cao (độ lệch chuẩn tương đối là 0,29 - 1,09%),
* Phương pháp enzym
Phương pháp áp dụng cho các loại mẫu có hàm lượng ure lớn hơn hoặc bằng 0,070g/l, dùng để xác định ure trong nước tiểu, thức ăn gia súc, rượu.
Hàm lượng ure có trong mẫu được thủy phân bằng enzym ureaza tạo thành amoniac và cacbon dioxyd, lượng amoniac thu được sau khi chưng cất mẫu được chuẩn độ bằng dung dịch axit sulfuric. Từ chênh lệch về hàm lượng NH3 có trong mẫu trước và sau khi thuỷ phân bằng enzym ureaza tính được hàm lượng ure có trong mẫu.
Phương pháp nhanh và đơn giản nhưng còn nhiều hạn chế do quá trình sử dụng và bảo quản enzym còn khó khăn, phương pháp không nhạy nên giới hạn phát hiện cao, sai số lớn.
Chu và cộng sự [96] phát triển một bộ cảm biến sinh học điện hóa dựa trên uricaza cố định polypyrrol để phát hiện UA. Tác giả [97] sử dụng phương pháp enzym trực tiếp cho máy phân tích ly tâm (E, 4I.4MsAEc) để đo ure trong huyết tương.
Phương pháp HPLC để xác định ure kết hợp với xanthydrol (9H-xanthen-9- ol). Khác với phản ứng xanthydrol cổ điển để xác định ure, liên quan đến sự kết tủa của dixanthylurea (N, N'-di-9H-xanthen-9-ylurea), quy trình khử màu được sử dụng trong phương pháp này tạo ra N-9H-xanthen-9- ylurea, dư trong dung dịch và có thể được định lượng bằng phát hiện huỳnh quang (lambda (ex) = 213 nm; lambda (em) = 308 nm) sau khi tách sắc ký khỏi nhiễu. Giới hạn phát hiện của ure là 5.10 -8M (0,003 mg L-1). [98].
Zuo [99] phát triển phương pháp HPLC sử dụng pha đảo thân thiện với môi trường để xác định đồng thời creatinin và UA trong các mẫu nước tiểu của người, được xử lý trước bằng cách pha loãng, kết tủa protein, ly tâm và lọc, sau đó tách HPLC bằng cột C18 pha đảo đệm phosphat. Phương pháp đơn giản, nhanh chóng cho các mẫu trong 10 phút với detector UV ở bước sóng 205nm. Giới hạn phát hiện cho creatinin và UA là 0,045 và 0,062 mg mL -1. Phương pháp này được áp dụng để xác định creatinin và UA trong nước tiểu người.
Tsutomu [100] xác định urê trong kem urê bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao sử dụng gel trao đổi cation có tính axit mạnh. Quá trình rửa giải được thực hiện với đệm phosphat 0,05 M (pH 3,4) ở 40 độ C, kết quả được xác định bằng máy đo phổ
UV ở bước sóng 200 nm.
* Phương pháp điện hóa
Tác giả [101] xác định ure bằng điện cực biến tính nanocompozit PPY (oxit polypyrrol-graphen biến tính), phạm vi nồng độ ure trong khoảng 0,5 µM đến 3,0 µM, giới hạn phát hiện 0,27 µM. Tác giả [102] chế tạo cảm biến điện hóa xác định ure bằng cách biến tính điện cực GCE bằng Ag-N-SWCNTs và một lớp Nafion (Nf) có giới hạn phát hiện thấp hơn (4,7 nM), giới hạn phát hiện ure trong khoảng từ 66 nM đến 20,6 mM (R2 = 0,966). Tác giả [103] sử dụng màng tế bào oxit 170 perchlorat (O17) - ethyl cellulose (EC) trong việc chế tạo màng cảm ứng ure. Màng cảm ứng ure là một lớp kép bao gồm màng O17-EC và một lớp enzym ureaza được gắn vào EC. Màng cảm biến ure bằng phương pháp đo tỷ lệ được sử dụng để đo nồng độ ure trong khoảng 0,01M đến 0,1 M với giới hạn phát hiện 0,027 mM và 0,1 - 1.0 M với LOD là 0,224 mM. Điện cực cho thấy thời gian đáp
ứng nhanh, độ ổn định lâu dài trong phạm vi nồng độ này. Tỷ lệ thu hồi nồng độ urê của màng cảm ứng ure đối với hai loại dung dịch nước tiểu sinh học (BU1, BU2) khoảng 85 - 118%.