Phát triển nghiên cứu công nghệ nano là hướng đi đúng kết hợp giữa xu hướng nghiên cứu công nghệ nano mới của thế giới để giải quyết các vấn đề của Việt Nam. Công nghệ nano có nhiều ứng dụng trong điện tử học, bán dẫn, năng lượng mới, y dược, y sinh, môi trường, cơ khí, tự động hoá,... Trước đây thường tập trung nhiều vào nghiên cứu cơ bản nên các phương pháp chế tạo thường phức tạp, dùng các máy móc đắt tiền cộng với hậu xử lí nhiệt độ cao để có thể chế tạo vật liệu đúng với cấu trúc mong muốn như phún xạ [107], nguội nhanh [108], gốm [109]…
Hiện nay ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu mới và đạt được những thành tựu đáng kể.
Sử dụng trực tiếp hạt nano không qua xử lí trung gian là ứng dụng đơn giản nhất của vật liệu nano. Hạt nano từ tính ô xít sắt có bề mặt tích điện âm ở pH trung tính có khả năng hấp phụ các ion kim loại nặng như As [110]. Kết hợp hạt nano với phèn chua tạo ra cách để làm sạch nước đơn giản và hiệu quả, có thể triển khai ứng dụng dễ dàng trong thực tế [111]. Hạt nano bạc có khả năng diệt khuẩn cao, có thể sử dụng để tẩm lên than hoạt tính tạo khẩu trang diệt khuẩn phòng chống các bệnh gây qua đương hô hấp [112]. Hạt nano vàng cũng có khả năng diệt khuẩn được pha chế với rượu, tạo ra rượu nano vàng có chức năng phòng độc rất tốt.
Ứng dụng trong sinh học, các hạt nano cần phải được chức năng hóa bề mặt để có thể liên kết được với các đối tượng sinh học như DNA, kháng thể, enzyme. Các nhóm chức thường gặp là nhóm amino, biotin, steptavidin, carbonxyl, thiol, silica hoặc các bề mặt có điện tích âm hoặc dương. Nhờ sự hợp tác với đại học Kent (Anh) nhóm nghiên cứu của Trung tâm Khoa học Vật liệu trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đã thành công trong việc chức năng hóa nhóm amino các hạt nano từ tính để đánh dấu và phân tách tế bào bạch cầu CD4+ T giúp việc điều trị bệnh nhân nhiễm HIV dễ dàng hơn [113]…
Nghiên cứu xác định ure trong mẫu sinh học bằng cảm biến sinh học là một hướng đi mới trong nghiên cứu y sinh ở Việt Nam. Đây là một hướng nghiên cứu
đúng đắn cho tầm quan trọng của y sinh học Việt Nam. Tuy nhiên có rất ít thông tin về nghiên cứu xác định ure trong mẫu huyết thanh.