Phân tích mẫu nước tiểu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo điện cực biến tính trên cơ sở graphen ứng dụng trong phân tích ure và axít uric (Trang 59 - 62)

Để đánh giá hiệu quả của các điện cực biến tính chế tạo cũng như hiểu hơn về vai trò của các thành phần, các điện cực GCE/rGO/PDA–Cu/CuNPs, GCE/Gr/PDA–Cu(II)/CuNPs, Pt/Gr/PANi/Ureaza đã được sử dụng để phân tích mẫu sinh học, trong nhiều điều kiện khác nhau để so sánh 1 cách toàn diện. Độ chính xác của các phép phân tích được đánh giá bằng sai khác so với kết quả của đơn vị dịch vụ độc lập.

Cách lấy mẫu và bảo quản nước tiểu 24 giờ: Cho sẵn vào bình chứa mẫu10 mL HCl 10% khi thu lượm mẫu nước tiểu. Bệnh nhân đi tiểu ra ngoài cho kiệt, bắt đầu tính giờ để từ đó bắt đầu đi tiểu vào bình. Khi đủ 24 giờ, bệnh nhân đi tiểu lần cuối vào bình, thể tích thu được là nước tiểu 24 giờ. Thể tích nước tiểu cần được đo một cách chính xác và được ghi lại. Trường hợp cần bảo quản lâu hơn cần điều chỉnh nước tiểu về pH 4 và bảo quản trong ngăn đá cho đến khi phân tích [145, 146].

Trước khi phân tích, mẫu nước tiểu được rung siêu âm 15 phút, sau đó đem pha loãng với đệm PBS pH =7 theo tỷ lệ nước tiểu: đệm PBS là 3:500, tiến hành phân tích mẫu theo phương pháp thêm chuẩn. Phương pháp thêm chuẩn được sử dụng nhằm hạn chế ảnh hưởng của nền mẫu. Lấy 0,3 mL mẫu vào 6 bình định mức riêng biệt có cùng thể tích 50 mL đã có sẵn khoảng 20 mL dung dịch đệm PBS nồng độ 0,1M, pH 7. Thêm vào mỗi bình các thể tích dung dịch tiêu chuẩn UA, Ure nồng độ 10-3M theo thể tích như bảng sau:

STT 1 2 3 4 5 6 V mẫu (mL) 0,3 0,3 0,3 0,3 0,3 0,3 V thêm (mL) 0 0,5 0,75 1,0 1,25 1,5 Vđịnh mức (mL) 50 50 50 50 50 50 C chuẩn (mol/L) 1×10-3 1×10-3 1×10-3 1×10-3 1×10-3 1×10-3 ∆C (M) 0 ∆C1 ∆C2 ∆C3 ∆C4 ∆C5 Ix I1 I2 I3 I4 I5 I6

Tiến hành đo DPV với điều kiện đo tối ưu của điện cực GCE/Gr/PDA- Cu(II)/CuNPs và điện cực GCE/rGO/PDA-Cu/CuNPs; đo CV với điều kiện đo tối ưu của điện cực Pt/Gr/PANi/ureaza. Qui trình tiến hành phân tích có thể tóm tắt theo sơ đồ sau:

Theo phương pháp đường chuẩn:

Tiến hành đo tín hiệu von ampe xung vi phân để xác định cường độ tín hiệu dòng điện của mẫu (Ix) và các bình thêm chuẩn (I1 đến In). Vẽ đồ thị quan hệ giữa cường độ tín hiệu và biến thiên nồng độ I - ∆C, xác định phương trình hồi quy tuyến tính I = a×∆C + b

Kết quả hàm lượng UA trong mẫu nước tiểu được tính bằng mol/L theo phương pháp thêm chuẩn được tính theo công thức:

CUA =𝐼𝑥 − 𝑏

𝑎 × 𝑘 (3.2)

Trong đó: Ix: Cường độ tín hiệu dòng điện đo được khi đo mẫu thực. CUA: Nồng độ UA trong mẫu đo, tính bằng mol/L.

a và b: Các hệ số của phương trình hồi quy. K : là hệ số pha loãng.

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo điện cực biến tính trên cơ sở graphen ứng dụng trong phân tích ure và axít uric (Trang 59 - 62)