- Riêng với quan niệm xem văn hoá như là một tiểu hệ thống đặc biệt của toàn bộ hệ thống xã hội thì nhóm này cho rằng văn hoá chỉ là mặt biểu hiện của đời sống tinh thần Cho nên tiểu hệ thống xã hội đặc biệt này cũng
3. Giá trị và sựchuyển đổi hệ giá trị
Để hình thành nên giá trị, bảng giá trị của một cộng đồng thì phải trải qua quá trình lịch sử lâu dài, nên giá trị thường mang tính ổn định và khá bền vững. Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa là giá trị là cái gì trường tồn, “nhất thành bất biến”, mà giá trị với tư cách là sự đánh giá của con người về cái hay, cái tốt, cái đẹp đối với tự nhiên, xã hội và tư duy, nó phản ánh nhu cầu của con người trong một môi trường xã hội nhất định. Do vậy, giá trị với tư cách là thước đo cũng mang tính biến động cùng với sự biến động xã hội. Nghiên cứu hệ giá trị luôn đi liền với nghiên cứu sự chuyển đổi của hệ giá trị.
- Chuyển đổi hệ giá trị bao giờ cũng phải đặt trong môi trường biến đổi xã hội. Biến đổi xã hội và chuyển đổi xã hội gắn với sự vận động của một xã hội, nhưng sự biến đổi xã hội thường mang tính tiến hoá, sự tích luỹ về lượng, còn chuyển đổi xã hội là muốn nhấn mạnh đến sự biến đổi đột biến, cách mạng, là sự thay đổi về chất.
Xã hội Việt Nam trong thế kỷ XX đã diễn ra những chuyển đổi xã hội sâu sắc. Đầu tiên, vào các thập niên đầu thế kỷ XX, khi mà chế độ phong kiến Việt Nam đi vào giai đoạn khủng khoảng, sự xuất hiện của xã hội công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong khung cảnh Việt Nam trở thành thuộc địa và chịu sự thống trị của thực dân Pháp. Giai đoạn thứ hai là thời kỳ đổi mới từ 1986 đến nay, khi mà CNXH kế hoạch hoá, quan liêu bao cấp chuyển biến thành CNXH hiện thực và nhân văn hơn.
Sự khủng hoảng xã hội trên mang tính toàn diện, từ hạ tầng cơ sở đến thượng tầng kiến trúc, trong đó có sự khủng hoảng về hệ giá trị và chuẩn mực, đòi hỏi phải có sự chuyển đổi từ hệ giá trị truyền thống sang các giá trị mới.
Như có lần chúng tôi đã đề cập, sự chuyển đổi hệ giá trị văn hoá Việt Nam từ đầu thế kỷ XX tới nay là sựchuyển đổi “kép”, đó là sự chuyển đổi những giá trị từ xã hội truyền thống nông nghiệp tiểu nông phong kiến sang xã hội công nghiệp hoá và hiện đại hoá, nhưng lại mang nặng tính thuộc địa (trước 1945); rồi lại là sự chuyển đổi từ xã hội trong tình trạng chiến tranh (9 năm chống Pháp và 30 chống Mỹ) sang xã hội hoà bình và cuối cùng là sự chuyển đổi từ xã hội XHCN quan liêu bao cấp, một xã hội toàn trị dần sang xã hội công nghiệp hoá, hiện đại hoá, từ xã hội thần dân sang xã hội công dân.
Như vậy là trong vòng 100 năm, xã hội Việt nay diễn ra biết bao những biến động, những cuộc khủng khoảng, biết bao những chuyển đổi giá trị chồng lấn lên nhau, cái này chưa hình thành thì cái kia đã ào tới phủ định. Thí dụ, vấn đề sở hữư ruộng đất là nền tảng xã hội cơ bản, đặc biệt là với xã hội nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Với việc lập lại hoà bình năm 1954, miền Bắc tiến hành cải cách ruộng đất, đưa ruộng đất về tay nông dân, một cuộc cách mạng vĩ đại. Nhưng ngay sau đó đầu năm 1960, với chính sách “tập thể hoá nông nghiệp” thì lập tức ruộng đất ấy lại bị “đoạt” lại đưa vào “hợp tác xã”. Rồi tới năm 1986, để thoát ra khỏi cuộc khủng khoảng, với chính sách đổi mói nông nghiệp, ruộng đất lại đưa về giao khoán cho nông dân, một thứ xác định “sở hữu nửa vời”, tuy nhiên chỉ ngần ấy thôi cũng đủ làm nên cuộc cách mạng lương thực trong nông nghiệp và hệ quả của nó còn làm hổi phục nền văn hoá truyền thống nữa. Trong xu hướng CNH, đô thị hoá đang được đẩy mạnh như hiện nay, thì nông
dân đang đứng truớc nguy bị “đòi” lại đất đai và trở thành người nông dân có một ít tiền “đền bù”, nhưng không còn đất sinh nhai !
Cũng có thể đưa ra một thí dụ khác. Thời đầu thế kỷ XX, cùng với xu hướng tiếp xúc văn hoá Việt Nam và Pháp được đẩy mạnh, thì trong xã hội Việt Nam thuộc địa dần hình thành đội ngũ trí thức dân tộc. Cùng với sự xuất hiện tầng lớp này, thì một thứ “chủ nghĩa cá nhân văn hoá” đã phôi thai. Tuy nhiên, khoảng những năm 50 – 60 trở đi, trong khung cảnh xã hội quan liêu bao cấp, cùng với việc phê phán “chủ nghĩa cá nhân đạo đức học” thì “chủ nghĩa cá nhân văn hoá” cũng bị đả phá luôn [13].
Sự chuyển đổi xã hội từ năm 1986 đến nay diễn ra một cách mạnh mẽ và triệt để hơn bao giờ hết. Đó là Việt Nam từ đầu thế kỷ tới nay vẫn tiếp tục chuyển biến từ xã nông nghiệp tiểu nông sang xã hội CNH, HĐH, nhưng hiện nay quá trình CNH, HĐH diễn ra mạnh mẽ và quyết liệt để đạt mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam trở thành quốc gia CNH. Hơn thế nữa, quá trình chuyển biến này lại đang diễn ra trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hoá mạnh mẽ. Đây là thách thức ghê gớm và cũng là cơ hội để Việt Nam chuyển mình và vươn lên trong xu hướng chung của thế giới hiện đại.
- Trong bối cảnh xã hội chuyển đổi nêu trên, hệ giá trị văn hoá Việt Nam tất nhiên cũng chịu tác động mạnh mẽ và đòi hỏi phải chuyển đổi. Quá trình chuyển đổi hệ giá trị văn hoá đã và đang diễn ra dưới các hình thức, sắc thái, mức độ sau :
+ Sự chuyển đổi từ hệ giá trị truyền thống sang hệ giá trị hiện đại thông qua nhiều hình thức và mức độ khác nhau : Như thay đổi cấu trúc, thay dổi nội dung, thay đổi hình thức. Thí dụ khái niệm “trung”, “hiếu” tuy hình thức cũ, nhưng nội dung mới, từ “trung với vua” đến “trung với nước”, từ “hiếu với cha mẹ” nay còn “hiếu với dân”... Ngay các giá trị “cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư” tuy hình thức cũ nhưng cũng đã mang nội dung mới.
+ Sự mất dần các hệ giá trị truyền thống lỗi thời và hình thành các hệ giá trị văn hoá mới. Thí dụ như chủ nghĩa tập thể trên cơ sở khẳng định cá nhân thay dần cho chủ nghĩa tập thể phi cá nhân (chủ nghĩa tập thể nguyên thuỷ), từ “lão nông tri điền” phải chăng đang chuyển thành “lão nông bất tri điền” ?
+ Xuật hiện các giá trị mới của thời đại, tuy nay mới chỉ manh nha, nhưng sẽ trở thành các giá trị chủ đạo, như dân chủ, nhân quyền, công dân, cá nhân, bình đẳng giới, hội nhập, khoan dung, thị trường, cạnh tranh...