Về những khởi nguyên của văn hóa

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa học khái luận về văn hóa (Trang 45 - 47)

- Riêng với quan niệm xem văn hoá như là một tiểu hệ thống đặc biệt của toàn bộ hệ thống xã hội thì nhóm này cho rằng văn hoá chỉ là mặt biểu hiện của đời sống tinh thần Cho nên tiểu hệ thống xã hội đặc biệt này cũng

4. Về những khởi nguyên của văn hóa

Có không ít nhà khoa học đã viện dẫn nguồn gốc của từ văn hóa xuất phát từ từ cổ thờ cúng (culte). Họ cho rằng, văn hóa đi song hành với tính chất tinh thần, trong đó có tôn giáo. Đương nhiên, ở

các dân tộc khác nhau có những quan niệm khác nhau về các vị thần, cho nên cũng có những hình thức thờ cúng khác nhau, tuy vậy trong đó có nhiều điểm chung. Một số nhà văn hóa học xem hình thái tôn giáo đầu tiên là bái vật giáo - thờ cúng những vật thể vô tri như đá, cây... dường như ở các vật thể này có mang các thuộc tính siêu nhiên. Theo ý kiến của các nhà khoa học, thì bái vật giáo (vật tổ) có ở khắp các dân tộc nguyên thủy. Một số biểu hiện tàn dư của nó còn được bảo trì trong các tôn giáo hiện đại như: sự thờ cúng tảng đá đen tại thánh địa Islam ở Mecca, thờ cúng cây thập tự và các sức mạnh trong Thiên chúa giáo,...

Bên cạnh sự thờ cúng các vật thể vô tri, chúng khó được thừa nhận là sở thuộc thần linh, vì rằng các ấn tượng thực tế về khúc gỗ hoặc tảng đá xù xì không gợi ra hình ảnh vị thần linh trong ý thức con người; sự thần linh hóa các vì sao, mặt trời, mặt trăng, biển, sông, các lực lượng tự phát trong tự nhiên (bão, dông, động đất...) đã tồn tại thực sự trong đời sống khiến cho sự thờ cúng ngày càng sâu đậm thêm. Các bậc cha mẹ đã trở thành đối tượng của sự thờ cúng người sống, tuy vậy trong thời mẫu hệ thì đối tượng thờ cúng là phụ nữ, còn trong thời phụ hệ - thì đối tượng là đàn ông. Theo dẫn chứng của nhà triết học Nga V.X. Soloviev thì dân tộc Trung Hoa đương thời (nửa sau thế kỷ XIX) là dân tộc có tôn giáo thờ cúng tổ tiên. Hơn nữa, khi tình cảm tôn giáo hướng về các vị tổ tiên đã khuất, thì những yếu tố đạo đức trong tình yêu của lớp con cháu sẽ gắn liền với việc thờ cúng ông bà, tổ tiên.

Lịch sử loài người đã biết đến nhiều dạng thờ cúng khác khau. Phần trên chúng tôi đã nói về những thờ cúng của người nguyên thủy. Trong thời cổ đại các tục thờ cúng này ngày càng trở nên phức tạp hơn, vì thế nhà nước, thượng đế, con người, đền miếu... đã trở thành đối tượng của sự thờ cúng trong tôn giáo. Các hành động cúng lễ cũng phức tạp hơn, như: Rước, múa nhảy, cầu khấn. Đã xuất hiện các hình thức cúng bái bí mật (huyền bí) như nhập đồng, thôi miên.

Nhìn chung, trong văn hóa cổ đại (Hy La) và cổ đại phương Đông, có thể tìm thấy rất nhiều hình thức thờ cúng cụ thể: thờ các vì sao cụ thể, thờ những con người cụ thể như: người anh hùng, người có quyền lực... Nhưng điều quan trọng là ở chỗ, tất cả các hình thức thờ cúng, tín ngưỡng trong thời kỳ này đều được tiến hành ở nhiều nước khác nhau, dẫn đến việc thành lập các tôn giáo thế giới, còn tồn tại đến tận ngày nay. Cùng với sự ra đời của các tôn giáo ấy là sự xuất hiện những công trình kiến trúc nhà thờ tuyệt vời, hội họa dưới dạng tranh thánh (Iconographie) âm nhạc có dàn đồng ca (cầu khấn, hát thánh ca, đơn ca và múa...). V.X. Soloviev đã nhận rằng: “nếu cái đẹp của sự thờ chúa kiểu Hy Lạp trong nhà thờ Xôphia không tạo ra ấn tượng mạnh mẽ, tác động đến ngôn từ của công tước Vladimir ở Kiev, thì có lẽ ngày nay sẽ không có nước Nga theo đạo chính thống. Và, chính cái đẹp này đã hiện lên sáng chói, thể hiện toàn vẹn nội dung tinh thần của tôn giáo”.

Theo ý kiến của nhà triết học nước Nga khác là N.A. Berdiaev, thì tính chất gần gũi giữa văn hóa và tôn giáo đã chứng tỏ tính chất biểu tượng của văn hóa, theo ông thì văn hóa đã tiếp thu tính chất này từ biểu tượng thờ cúng trong tôn giáo. Toàn bộ những thành tựu của văn hóa, thực chất đều mang tính biểu tượng.

Vậy là, giữa văn hóa và tôn giáo có mối liên hệ vô cùng sâu sắc. Vấn đề đặt ra ở đây hoàn toàn không phải chỉ là nói về họ hàng của từ văn hóa (culture) và thờ cúng (culte), mà chính là trong từ nguyên (nguồn gốc của từ) của chúng. Đó là nói về nguồn gốc của văn hóa, về tính chất phụ thuộc mang tính lịch sử của văn hóa với sự thờ cúng như một hiện tượng đặc biệt.

Tuy vậy, văn hóa không tồn tại bất biến. Khi gạt bỏ các ngọn nguồn thờ cúng, tôn giáo khởi đầu của mình, văn hóa dần dần chuyển sang văn minh. Về mặt nguyên lý trong văn hóa học có tồn tại hai quan điểm nói về mối tương quan giữa văn hóa và văn minh. Vì thế, N.A. Berdiaev về phương diện này đã đồng tình với quan điểm của O.Spengler, nghiêng về phía cần phân biệt văn hóa / văn minh (như hai thực thể), bên cạnh đó nhà thần học G.Mariten lại phản đối sự phân biệt này.

Tuy vậy, cho đến nay vấn đề trên đây vẫn là một trong những vấn đề gay cấn nhất của văn hóa học.

(Từ: Chương 4 trong Văn hóa học, Matxcova, 2000)

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa học khái luận về văn hóa (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)