Bảo tồn, phát huy hệ giá trị truyền thống cho phát triển

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa học khái luận về văn hóa (Trang 102 - 103)

- Riêng với quan niệm xem văn hoá như là một tiểu hệ thống đặc biệt của toàn bộ hệ thống xã hội thì nhóm này cho rằng văn hoá chỉ là mặt biểu hiện của đời sống tinh thần Cho nên tiểu hệ thống xã hội đặc biệt này cũng

4. Bảo tồn, phát huy hệ giá trị truyền thống cho phát triển

Như đã nêu ở trên, hệ giá trị văn hoá là sản phẩm của con người, của sự phát triển xã hội và văn hoá mỗi thời đại, tuy nhiên, khi hệ giá trị một khi đã hình thành và định hình thì nó định hướng mục tiêu, phương thức và hành động của con người, nó tham gia điều tiết sự phát triển xã hội. Do vậy, khi chúng ta bàn đến việc nhận diện hệ giá trị, sự chuyển đổi hệ giá trị hiện nay, cũng như đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy hệ giá trị trong đổi mới và hội nhập thì cũng đều nhằm đến một mục tiêu phát huy vai trò của hệ giá trị văn hoá cho sự phát triển xã hội Việt nam hiện nay. Xung quanh vấn đề này có một số khía cạnh cần phải đề cập tới :

- Lâu nay, trên bình diện nhận thức cũng như thực tiễn, vấn đề giữa bảo tồnphát triển thường nảy sinh một số “xung đột”, như bảo tồn thì dẫn đến hạn chế phát triển và ngược lại, phát triển thì khó bảo tồn. Có thực về bản chất hai phạm trù này là hoàn toàn trái ngược với nhau hay không ?. Theo chúng tôi, vấn đề đặt ra chỉ là ở chỗ, chúng ta quan niệm bảo tồn như thế nào, phát triển như thế nào để hai phạm trù trên đi cùng hướng, bổ trợ cho nhau thúc đẩy sự phát triển xã hội.

- Chúng ta bảo tồn văn hoá truyền thống hay các giá trị văn hoá truyền thống phải trên nguyên tắc phát triển, vì mục tiêu phát triển. Nói cách khác, cái gì trong kho vốn giá trị truyền thống đóng vai trò động lực thức đẩy phát triển thì chúng ta bảo tồn, phát huy, còn cái nào cản trở, kìm hãm sự phát triển thì cần hạn chế và dần loại trừ. Do vậy, nguyên tắc phát triển phải là nguyên tắc mang ý nghĩa chỉ đạo cho việc bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống.

- Hội nhập, toàn cầu hoá đa tuyến [14], một mặt, nó sẽ “cào bằng” tính đa dạng, đặc thù văn hoá tộc người, địa phương, làm mất đi một số giá trị văn hoá truyền thống, tuy nhiên, cũng không phủ nhận

được rằng, trên cái nền mới của toàn cầu hoá, quốc tế hoá, nhiều giá trị mới, tính đa dạng mới sẽ hình thành và định hình. Bởi vì, suy cho cùng, dù trong toàn cầu hoá hay quốc tế hoá mạnh mẽ tới đâu thì về phương diện văn hoá, thế giới không bao giờ chỉ là “phẳng”. Nếu như quốc tế hoá, toàn cầu hoá làm cho “thế giới phẳng” thì một xu hướng song trùng, đối trọng là “dân tộc hoá quốc tế” sẽ làm cho thế giới lúc nào cũng “gồ ghề” và đa dạng.

[1] Xem thêm : Ngô Đức Thịnh. Tiếp cận nghiên cứu nông thôn Việt nam từ mạng lưới xã hội và vốn xã hội- “Dân tộc học”, số 4, 2008

[2] Xem bài của Trần Ngọc Thêm.

[3] Trần Văn Giầu. Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam. Nxb. KHXH. H., 1980

[4] Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành TW (Khoá VIII). Nxb. CCQG, H., 1998

[5] Hồ Sĩ Quý. Về giá trị và giá trị Châu Á. Nxb. CTQG, H., 2006

[6] Ngô Đức Thịnh. Một cách tiếp cận bản sắc văn hoá. Tạp chí Cộng sản, số ...

[7] Trần Văn Giầu Sdd.

[8] Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 ban Chấp hành trung ương (Khoá VIII). Nxb. CCQG, H., 1998.

[9] Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, khoá X, kỳ họp thứ 9. Luật di sản văn hoá. 2001

[10] Hoàng Vinh. Những vấn đề văn hoá trong đời sống xã hội Việt nam hiện nay. Nxb. Văn hoá thông tin, H., 2006

[11]Từ điển biểu tượng...

[12] Ngô Đức Thịnh. Những dạng thức của văn hoá Việt nam.. Trong “Việt Nam, đất nước và con người”, Nxb. CTQG, H., 2006

[13] Xem bài Hoàng Ngọc Hiến. Chủ nghĩa cá nhân “văn hoá” là một giá trị lớn của văn hoá Việt Nam. Bài tham gia hội thảo, 6/2008

[14] Xem thêm: Ngô Đức Thịnh. Một số vấn đề phương pháp luận nghiên cứu văn hoá cho phát triển. Trong “Văn hoá, văn hoá tộc người, văn hoá Việt nam”. Nxb. KHXH. H., 2006

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa học khái luận về văn hóa (Trang 102 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)