Lý thuyết công cụ lao động

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa học khái luận về văn hóa (Trang 44)

- Riêng với quan niệm xem văn hoá như là một tiểu hệ thống đặc biệt của toàn bộ hệ thống xã hội thì nhóm này cho rằng văn hoá chỉ là mặt biểu hiện của đời sống tinh thần Cho nên tiểu hệ thống xã hội đặc biệt này cũng

1. Lý thuyết công cụ lao động

Thông thường tiếp cận hoạt động đối với văn hóa được giải thích theo truyền thống mácxít, trong khuôn khổ của quan niệm này, cho rằng: sự khác biệt giữa con người và động vật trước hết là ở khả năng lao động như một hoạt động hướng đích hợp lý.

Có thể giả định rằng, nguồn gốc của xã hội và văn hóa gắn liền với sự hình thành lao động của con người, quá trình lao động đó đã làm cho vượn biến thành người, bầy đàn trở thành xã hội, và tự nhiên thì trở thành môi trường văn hóa. Con người, đó là kẻ sáng tạo văn hóa, là một thực thể có lý trí, khôn ngoan và có tính xã hội.

Dựa theo khái niệm công cụ lao động để giải thích nguồn gốc văn hóa, thì con người trong hoạt động lao động đã tách mình ra khỏi thế giới động vật. Lý thuyết về nguồn gốc con người do F.Engels (1820-1895) nêu ra trong bài báo Vai trò của lao động trong quá trình chuyển biến từ vượn thành người công bố vào những năm 1873-1876. Bài báo này là một chương trong tác phẩm Phép biện chứng tự nhiên. Phân tích các dữ kiện của nhiều nhà khoa học trước ông nói về nguồn gốc loài người, F.Engels đã đi đến kết luận: “lao động đã sáng tạo ra con người”. Ông hiểu thuật ngữ lao động là hoạt động hợp lý có mục đích, bắt đầu từ việc chế tác ra những công cụ bằng đá, xương và gỗ. Theo ý kiến K.Marx và F.Engels thì trong quá trình lao động, ý thức ở con người xuất hiện, và cùng với ý thức là xuất hiện nhu cầu muốn nói điều gì đó với nhau. Thế là, tiếng nói ra đời như là phương tiện giao tiếp trong quá trình cùng nhau hoạt động. Hệ quả của những tiên đề trên đây là rất lớn - quá trình lao động và tiếng nói ra đời. Vấn đề không phải chỉ là ở chỗ, con vượn đã biến thành con người. Hoạt động của con người đã sản sinh ra văn hóa.

Cơ chế xã hội của sự tái sản xuất hoạt động người sẽ mở rộng đáng kể không gian văn hóa. ở đây, con người, ngay từ đầu đã xuất hiện như một thực thể xã hội, tức một sinh thể, những khuôn mẫu hành vi của nó không chứa đựng trong bản thân (tức là không di truyền), mà ở ngoài bản thân nó, biểu hiện trong hình thái xã hội của sự giao tiếp.

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa học khái luận về văn hóa (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)