Các giải pháp nhằm thực hiện chiến lược phát triển và nâng cao

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đề xuất giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm dầu thực vật sản xuất trong nước (Trang 58 - 93)

lực cạnh tranh của sản phẩm dầu thực vật.

3.4.3.1 Gii pháp m rng th trường.

- Hoàn thiện và mở rông hệ thống phân phối sản phẩm:

Muốn mở rộng thị trường thì cần phải có một hệ thống phân phối mạnh, có thểđáp

ứng nhiều phân khúc thị trường khác nhau, do đó rất cần phải hoàn thiện hệ thống kênh phân phối hiện tại, đồng thời mở rộng kênh phân phối thị trường mới.

Cần đảm bảo sản phẩm đến tay người tiêu dùng có chất lượng tốt , theo tiêu chuẩn, theo sở thích của người tiêu dùng. Thực hiện nhanh chóng trong khâu hậu mãi, chú trọng công tác thiết lập các đại lý và cộng tác viên ở nhiều nơi trong các vùng có nhu cầu lớn về sử dụng dầu thực vật.

- Bán hàng hàng qua mạng internet:

* Để thực hiện được việc bán hàng qua mạng các doanh nghiệp cần phải hoàn thiện trang web riêng của doanh nghiệp, trên đó phải thể hiện đầy đủ thông tin giới thiệu về doang nghiệp, giá cả sản phẩm, cách thức mua hàng, chất lượng sản phẩm, phương thức thanh toán. Hàng ngày phải thường xuyên kiểm tra đơn hàng mà khách hàng yêu cầu qua mạng, liên hệ và làm thủ tục mua bán. Có hệ thống giao hàng tận nơi cho khách hàng tiện lợi và nhanh chóng. Chắc chắn hình thức này sẽ

thu hút đông đảo khách hàng.

- Đẩy mạnh công tác chiêu thị:

* Thực hiện xây dựng thương hiệu: trước hết đó là vấn đề giữ chữ tín trong kinh doanh, giao hàng đảm bảo chất lượng, số lượng và kịp tiến độ, tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng trong quá trình mua các sản phẩm dầu thực vật, làm tốt việc tư vấn để khách hàng yên tâm và nâng cao được tính chuyên nghiệp trong kinh doanh. Bên cạnh đó công tác hậu mãi cũng cần phải nhanh chóng, kịp thời khi có yêu cầu. Để làm điều đó các doanh nghiệp trong ngành dầu cần phải xây dựng đội ngũ cán bộ nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp, am hiểu sâu về các sản phẩm dầu.

* Thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng: tăng cường các hoạt động tiếp thị

các chương trình khuyến mãi, thiết lập mối quan hệ với các khách hàng mới. Cần lên kế hoạch ưu đãi cho các đại lý, siêu thị có thể trích chiết khấu khi bán với doanh số cao để thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm.

- Nghiên cứu và phát triển thị trường: Thiết lập hệ thống thu thập thông tin và nghiên cứu thị trường nhằm giúp Công ty nắm bắt nhu cầu, thị hiếu, sức mua của người tiêu dùng, nắm bắt được sản phẩm, giá cả trên thị trường. Trên cơ sở đó, các Công ty của ngành Dầu sẽ xác định được thị trường mục tiêu trong từng giai

đoạn cụ thể và xây dựng một chiến lược Marketing phù hợp.

3.4.3.2. Gii pháp nâng cao cht lượng sn phm.

Để nâng cao chất lượng sản phẩm, thực hiện sản xuất đồng bộ, doanh nghiệp cần thực hiện các giải pháp như sau :

Do yêu cầu về chất lượng sản phẩm của người tiêu dùng ngày càng khắt khe, nên các doanh nghiệp sản xuất dầu thực vật cần lên kế hoạch cải tiến dây chuyền sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm (mặc dù dây chuyền công nghệ sản xuất dầu tinh luyện hiện nay tiên tiến nhưng nó sẽ nhanh chóng lạc hậu trong thời gian sắp tới) đểđáp ứng ngày càng tốt hơn các yêu cầu của khách hàng.

- Cải tiến công tác quản lý để nâng cao chất lượng sản phẩm :

Công tác quản lý có một vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất lao động. Vì vậy, các công ty sản xuất dầu thực vật cần phải nâng cao công tác quản lý. Cụ thể như sau :

- Xây dựng một hệ thống nội quy phù hợp, phân công trách nhiệm một cách khoa học, rõ ràng… Đánh giá hiệu quả, năng suất công việc của từng cá nhân, bộ

phận thông qua việc kiểm tra kết quả thực hiện.

- Xây dựng quy chế lương, thưởng công bằng; Có chế độ thưởng phạt rạch ròi đối với từng trường hợp vào thời điểm cuối quý, 6 tháng hoặc cuối năm : Trường hợp cá nhân nào lao động suất sắc sẽ được khen, thưởng tùy theo mức độ

hiệu quả công việc, cá nhân nào có những biểu hiện tiêu cực gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, hình ảnh của doanh nghiệp sẽ chịu phạt dưới hình thức trừ

lương và bị phê bình. Chính điều này sẽ khuyến khích những lao động giỏi và tạo

động lực phát huy năng lực của từng cá nhân.

3.4.3.3. Gii pháp v ngun nguyên liu và khoa hc công ngh.

Nghiên cứu các loại giống mới có năng suất, chất lượng và hàm lượng dầu cao đưa vào sản xuất.

Cần có các chương trình nghiên cứu trồng các loại cây có dầu phù hợp với các vùng đất, tập trung sản xuất với quy mô lớn nhằm đáp ứng nguồn nguyên liệu sản xuất dầu trong nước.

Cần đưa tiến bộ kỹ thuật vào ngành nông nghiệp trồng các loại cây có dầu

đểđạt năng suất cao, chất lượng tốt và gia tăng hàm lượng dầu.

Cần tận dụng những nguồn nguyên liệu khác ngoài Dầu thực vật, còn có các sản phẩm chế biến từ mỡđộng vật (mỡ cá, mỡ gà …) nhằm làm phong phú và đa dạng hóa sản phẩm.

Cần đổi mới các thiết bị, công nghệ chế biến hiện đại, cần có ban quản lý chất lượng đầu ra của các sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất Dầu thực vật.

Cần có sự phối hợp giữa các doanh nghiệp kinh doanh Dầu thực vật với các Viện nghiện cứu đểđáp ứng nhu cầu chất lượng ngày càng cao của người tiêu dùng.

3.4.3.4. Gii pháp v tài chính.

Để mở rộng sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh thì các doanh nghiệp chế biến dầu sẽ gặp khó khăn về vấn đề nguồn vốn. Nếu nguồn vốn hiện có của doanh nghiệp không đủ đáp ứng cho nhu cầu mở rộng sản xuất thì doanh nghiệp phải gia tăng bằng vốn vay. Do đó, nếu vòng quay vốn càng nhanh thì nhu cầu vay vốn sẽ

càng giảm. Vấn đềđặt ra là các doanh nghiệp sản xuất dầu thực vật cần đẩy mạnh tốc độ quay của vốn trong giai đoạn lãi suất ngân hàng không ổn định, cụ thể :

- Rút ngắn thời gian sản xuất : Đẩy nhanh tiến độ giao hàng và thu hồi vốn giúp tăng vòng quay vốn, nhanh chóng triển khai chế biến sản phẩm khi đã có đầy

đủ nguyên vật liệu.

- Làm tốt khâu bán hàng, giao hàng và thu hồi công nợ : Cần thực hiện nhanh chóng thủ tục nghiệm thu, giao hàng, xuất hóa đơn, làm hồ sơ thanh toán và thu hồi công nợ, tránh trường hợp để khách hàng chiếm dụng quá lâu vốn của doanh nghiệp.

- Giải quyết tốt khâu tồn kho : Có kế hoạch tồn kho hợp lý sao cho đáp ứng nhu cầu sản xuất, không để tồn kho quá lớn làm ứđộng vốn.

- Xác định mức vay vốn hợp lý : Cần xác định nhu cầu vốn để ra quyết định vay vốn ở một mức hợp lý và thực sự mang lại hiệu quả. Thời hạn vay vốn phải bằng hoặc lớn hơn thời gian quay của vốn thì các doanh nghiệp sản xuất dầu thực vật mới chủđộng được việc thanh toán các khoản vay.

Nhìn chung, nếu thực hiện tốt các vấn đề trên thì doanh nghiệp sản xuất dầu thực vật mới có thể vừa mở rộng sản xuất vừa hạn chế chi phí lãi vay, giảm chi phí, hạ giá thành, nâng cao hiệu quả cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sản xuất dầu thực vật cũng cần thực hiện việc tiết kiệm chi phí như : tiết kiệm vật tư sản xuất, tiết kiệm chi phí quản lý, chi phí bán hàng của doanh nghiệp, …; Để thực hiện được điều này, doanh nghiệp cần tuyên truyền ý thức tiết kiệm trong người lao động, thực hiện công tác quản lý vật tư và quản lý chi phí tốt.

3.4.3.5. Gii pháp v ngun nhân lc.

- Tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực: đểđảm bảo có một nguồn nhân lực

ổn định cho phát triển thì các doanh nghiệp sản xuất dầu thực vật luôn chú trọng

đến công tác tuyển dụng, đào tạo. Đào tạo để nâng cao nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp, nâng cao tay nghề cho đội ngũ lao động, nâng cao trình độ quản lý và đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn cao để tiếp nhận các tiến bộ kỹ thuật. - Chính sách động viên người lao động: động viên người lao động là một yếu tố quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ người lao động trong ngành sản xuất và kinh doanh dầu thực vật. Động viên gồm hai yếu tố chính là thu nhập và chế độ khen thưởng kỷ luật. Hiện nay các chính sách động viên của các doanh nghiệp dầu vẫn còn một số hạn chế nhất định, thu nhập người lao động trong ngành dầu còn thấp so với mặt bằng trung bình của toàn ngành công nghiệp.

- Cải thiện thu nhập cho người lao động: tăng thu nhập cho người lao động theo chiều hướng đi lên để bù đắp được tốc độ trượt giá hàng hóa trên thị trường hiện nay để người lao động có thể yên tâm làm việc cho các doanh nghiệp

- Có các chếđộ khen thưởng rõ ràng, có chế độ quan tâm đến sức khỏe, gia

đình … của công nhân để người công nhân yên tâm gắn bó lâu dài với các doanh nghiệp ngành dầu, tạo tiềm lực cho doanh nghiệp.

3.4.3.6. Gii pháp tn dng các ưu đãi chính sách ca Nhà nước.

Các doanh nghiệp kinh doanh và sản xuất dầu thực vật cần phải cập nhập nắm bắt các chính sách ưu đãi, hệ thống các thủ tục hải quan và chính sách thuếđể

Các doanh nghiệp cần phải có những đội ngũ các chuyên gia về lĩnh vực kinh tế, giá thành, thị trường … nhằm dưa ra những chiến lược kinh doanh cho các sản phẩm dầu có những ưu điểm vượt trội so với các sản phẩm dầu thực vật khác.

3.4.3.7. Gii pháp nâng cao năng lc cnh tranh ca ngành Du thc vt.

Khẳng định vị thế của một số thương hiệu mạnh của ngành Dầu thực vật thông qua chiến lược Marketing toàn diện:

- Truyền thông và quảng cáo các thương hiệu nổi tiếng của ngành, những hình ảnh sản phẩm của ngành Dầu thực vật đã phát triển và có uy tín trên thị

trường Đông Nam Á. Để duy trì và phát triển ngành Dầu thực vật cần có mục tiêu, phấn đấu trở thành miền tự hào của Việt Nam là một trong những ngành Công nghiệp đem lại lợi nhuận cao ngành Công nghiệp.

+ Về mặt pháp lý, tại Việt Nam các Công ty ngành Dầu thực vật cần phải

đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa tại Cục Sở hữu Trí tuệ (Bộ khoa học và Công nghệ), tuy nhiên về lâu dài các Công ty cần phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa toàn cầu khi một số sản phẩm Dầu thực vật sản xuất trong nước được xuất khẩu qua các nước khác.

+ Tiếp tục cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm. Một số thương hiệu mạnh luôn gắn liền với chất lượng tốt của sản phẩm. Để có được những thương hiệu uy tín như hiện nay một phần được khẳng định từ chất lượng của một số sản phẩm Dầu thực vật mà khách hàng tin tưởng và sử dụng.

+ Đối với biện pháp bảo vệ thương hiệu, một số Công ty của ngành Dầu thực vật cần thường xuyên sử dụng “Phương pháp trực quan thương hiệu” chống hàng nhái, hàng giả, như một sự cam kết với khách hàng về chất lượng sản phẩm, các sản phẩm của Công ty đều được in mác và logo trên các sản phẩm. Công ty thường phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng như Quản lý Thị trường, Trung tâm Kiểm định III … các tổ chức xã hội như Hội bảo vệ Người tiêu dùng để

cùng thực hiện các biện pháp xử lý kiệp thời khi phát hiện có những sản phẩm không đạt chất lượng mang thương hiệu Công ty xuất hiện trên thị trường.

- Đẩy mạnh các chương trình truyền thông, quảng cáo để duy trì và phát triển thương hiệu.

+ Cần xây dựng chiến lược quản cáo, truyền thông duy trì và phát triển thương hiệu một cách hiệu quả, với chi phí hợp lý, đảm bảo sử dụng đúng phương thức quản bá tại từng thị trường mục tiêu cho từng chiến lược quản bá.

+ Tham dự hội chợ truyển lãm quốc tế về ngành Dầu tại thị trường trong nước và quốc tế.

+ Đẩy mạnh việc quản cáo thương hiệu tại các đại lý, kênh phân phối … + Các Công ty trong ngành Dầu cần cung cấp thông tin, tài liệu cho các Đại sứ quán, tham tán thương mại tại thị trường Đông Nam Á, qua đó để giới thiệu với

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

- Đã điều tra 2 nhóm sản phẩm DTV nhập khẩu vào Việt Nam: Nhóm DTV thô nhập khẩu (cọ, nành, cải và một số loại khác), nhóm DTV tinh luyện nhập khẩu (dầu cọ, nành, oliu và một số loại khác).

- Đã hệ thống các chính sách thuế, có quy trình thủ tục Hải quan, có một số

chính sách liên quan đến ngành dầu (cs miễn giảm thuế nông nghiệp, thủy lợi, hỗ

trợ tín dụng, giá, khuyến kích người VN dùng hàng VN, phát triển vùng nguyên liệu).

- Đánh giá được thực trạng sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh của sản phẩm DTV sản xuất trong nước thông qua (sự phân bố, quy mô năng lực, cơ cấu tổ

chức, máy móc thiết bị, chất lượng sản phẩm, công tác đầu tư, nguồn nhân lực, thị

hiếu người tiêu dùng và giá các loại sản phẩm dầu…).

- Đề xuất được bảy chiến lược và bảy giải pháp đi kèm: Thị trường, chất lượng sản phẩm, nguồn nguyên liệu và KHCN, tài chính, nguồn nhân lực, các chính sách, năng lực cạnh tranh.

2. Kiến nghị

Do thời gian nghiên cứu có hạn nên quá trình điều tra còn một số vấn đề cần

được tiếp tục nghiên cứu thêm để nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm Dầu thực vật sản xuất trong nước.

- Tiếp tục điều tra nghiên cứu, thử nghiệm, nhân giống cây có dầu chủ lực để

phát triển vùng nguyên liệu.

- Tiếp tục điều tra, nghiên cứu nhu cầu thị trường của một số nước trong khu vực và thế giới như (Mỹ,TQ …) để sản phẩm dầu thực vật VN có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

- Tiếp tục điều tra, nghiên cứu thị trường dầu dinh dưỡng cho một số đối tượng đặc biệt như (trẻ em, người già, người bệnh mới phục hồi …) làm đa dạng hóa sản phẩm dầu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng vit

1. Bản tin thương nghiệp thị trường Việt Nam – Trung Tâm Thông Tin Công Nghiệp và Thương Mại ( 28/12/2010 số kỳ báo cáo từ 1-15/12/2010)

2. Báo kinh tế nông thôn (04/02/2011) - Điểm tin báo chí nông nghiệp nông thôn tuần 01 tháng 02 năm 2011.

3. Giới thiệu về “VOCARIMEX, Tổng Công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam – Công ty TNHH một thành viên”.- Nguồn Tổng công ty Công nghiệp DTV Việt Nam

4. Nguyễn Hữu Ninh. Báo cáo “Thị trường dầu thực vật tại Việt Nam” trình

bày tại Hội thảo do Hội Đồng Dầu Cọ của Malaysia (MPOC) tổ chức ngày 20/10/2001 tại Hà Nội

5. Phạm Văn Hạnh, Trương Thị Hương Giang, Phạm Quang Diệu 07/2009. Báo cáo điều tra tiêu dùng “Thị hiếu Tiêu dùng dầu thực vật 2009 và triển vọng”.

6. Phạm Văn Liêm, Nguyễn Thị Bạch Yến, Đỗ Xuân Thảo, PhạmTùng Lâm, Nguyễn Thị Hồ Thư, Nguyễn Duy Tiến, Phạm Ngọc Bích 07/2009. Báo cáo tổng hợp dự án “Quy hoạch phát triển ngành Dầu thực vật Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025”.

7. Tổng kết năm 2010 Tổng Công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam

(VOCARIMEX).- nguồn Tổng Công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam

8. http://www.dds.com.vn/ báo cáo phân tích và đầu tư CTCP dầu thực vật Tường An 09/04/2010

9. http://www.ecvn.com/rootsys/book/anyone/nghiencuuthitruong

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đề xuất giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm dầu thực vật sản xuất trong nước (Trang 58 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)