Từ năm 2000 đến nay, ngành dầu thực vật đã được đầu tư nhiều dự án quy mô lớn. Công ty VOCARIMEX và các công ty con, công ty liên doanh liên kết từ
năm 2003 đến nay đã thực hiện đầu tư xây dựng các nhà máy mới tinh luyện dầu có quy mô lớn, nhà máy sản xuất bao bì, đầu tư dây chuyền ép dầu để tăng năng lực sản xuất, mở rộng sản phẩm với tổng vốn đầu tư gần 800 tỷ đồng. Các dự án
được đầu tư như sau:
- Đầu tư mới nhà máy Dầu Phú Mỹ, công suất thiết kế 600 tấn dầu tinh luyện/ngày
- Di dời Nhà máy Dầu Tường An đến khu công nghiệp Phú Mỹ I, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Đầu tư mới dây chuyền tách đoạn dầu cọ có công suất 400 tấn/ngày tại Nhà máy Dầu Phú Mỹ của Công ty CP Dầu thực vật Tường An.
- Đầu tư hệ thống thiết bị tinh luyện dầu thực vật, công suất 100 tấn/ngày tại Nhà máy ở Cảng Dầu thực vật Nhà Bè.
- Góp vốn liên doanh đầu tư mới Nhà máy Dầu Hiệp Phước, công suất 600 tấn dầu tinh luyện/ngày tại Huyện Nhà Bè – Thành phố Hồ Chí Minh của Công Ty TNHH Dầu thực vật Cái Lân.
- Góp vốn đầu tư thiết bị tinh luyện, công suất 300 tấn/ngày tại Công ty Dầu
ăn Golden – Hope Nhà Bè.
- Góp vốn đầu tư Nhà máy sản xuất bao bì dầu thực vật của Công ty CP Bao bì DTV tại Khu công nghiệp Tân Thới Hiệp – Thành phố Hồ Chí Minh.
- Đầu tư hệ thống dây chuyền đóng chai tự động tại Công ty CP Dầu thực vật Tường An, Công ty CP Dầu thực vật Tân Bình và Công ty mẹ VOCARIMEX. - Đầu tư mở rộng nâng cấp cảng DTV có công suất chuyển tải 500.000 tấn/năm
- Thành lập hai công ty con mới là Công ty CP trích ly Dầu thực vật và Công ty CP thương mại Dầu thực vật.
Hiện nay công tác đầu tư chủ yếu vào công nghệ và thiết bị tinh luyện dầu, chưa chú trọng đến đầu tư thiết bị sản xuất dầu thô và nguồn nguyên liệu sản xuất trong nước. Đầu tư với quy mô lớn nhưng chưa hoạt động hết công suất, còn đầu tưđại trà chưa tập trung.
3.3.1.7. Nguồn nhân lực, công tác đào tạo, nghiên cứu sản phẩm trong doanh nghiệp.
Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Thống Kê, năm 2010 ngành Dầu thực vật thu hút trên 5.000 lao động.
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài thu hút khoảng 47,3% tổng số lao động trong ngành, trong khi khu vực Nhà nước thu hút 38,7% và khu vực ngoài nhà nước thu hút 14%.
Bảng 3.15. Tỉ lệ lao động ngành phân theo khu vực (người)
2008 2010 *
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 1.558 46,4% 2.365 47,3%
Khu vực Nhà nước 1.279 38,1% 1.935 38,7%
Khu vực ngoài Nhà nước 520 15,5% 700 14%
Tổng số lao động 3.357 100% 5.000 100%
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Thống kê (*): Số liệu sơ bộ
Theo số liệu điều tra của doanh nghiệp và Tổng cục Thống kê sơ bộ năm 2010, trình độ lao động trong ngành sản suất dầu thực vật như sau.
Bảng 3.16. Trình độ lao động của ngành (ĐVT: người)
2008 2010*
Trên đại học 5 0,13% 60 1,2%
Đại học và cao đẳng 523 15,58% 839 16,79%
Trung cấp 300 8,95% 502 10,03%
Công nhân đã qua đào tạo ngắn và dài
hạn 641 19,1% 1017 20,34%
Công nhân chưa qua đào tạo 1.888 56,32% 2.582 51,64%
Tổng số 3.357 100% 5.000 100%
Trình độ lao động ngày một nâng cao đặc biệt là trình độ trên đại học, vì một số công ty cần đội ngũ nhân lực có trình độ cao để tiếp thu các công nghệ hiện đại về thiết bị, công nghệ, cũng như trong việc quản lý.
Hiện nay vẫn còn thấp so với các ngành khác cần phải đầu tư hơn về phát triển trình độ đội ngũ khoa học của các doanh nghiệp, Tổng công ty và các viện khoa học.