Căn cứ vào tình hình các yếu tố của môi trường vĩ mô và các yếu tố môi trường vi mô và các thực trạng trên phản ánh tình hình hoạt động của ngành dầu thực vật trong những năm gần đây để thiết lập ma trận SWOT cho ngành DTV:
Yếu tố bên ngoài
Yếu tố bên trong
CƠ HỘI: O (OPPORTUNITY)
- O1: Kinh tế, chính trị Việt Nam hội nhập và phát triển ổn định.
- O2: Nhu cầu thị trường đang gia tăng.
- O3: Công nghệ sản xuất dầu tinh luyện và bao bì tiên tiến.
- O4: Được nhà nước khuyến khích sản xuất bằng nhiều chính sách ưu đãi.
- O5: Nhà nước có nhiều chính sách bảo hộ sản phẩm trong nước. ĐE DỌA: T (THREATEN) - T1: Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. - T2: Nguồn cung ứng nguyên vật liệu còn hạn chế và giá cả luôn biến động. - T3: Công nghệ sản xuất dầu thô còn lạc hậu.
- T4: Có nhiều đối thủ nước ngoài gia nhập ngành trong quá trình hội nhập.
- T5: Lãi suất vay vốn không ổn định. ĐIỂM MẠNH: S (STRONG) - S1: Đã có nhiều sản phẩm có uy tín trên thị trường. - S2: Có sẵn hệ thống kênh phân phối và số lượng khách hàng lớn. - S3: Nhà máy đặt ở những vùng thuận lợi cho việc sản xuất và phân phối sản phẩm.
- S4: Giá cả tương đối ổn định, phù hợp với thu nhập của người tiêu dùng hiện nay.
CHIẾN LƯỢC KẾT HỢP S-O : Phát huy
điểm mạnh để tận dụng cơ hội
* Kết hợp S1, S2 với O1, O2, O3, O4, O5 Æ Chiến lược giữ ổn định thị trường trong nước, mở rộng thị trường nước ngoài, gia tăng doanh thu lợi nhuận. * Kết hợp S3, S4 với O3, O4, O5 Æ Chiến lược tận dụng ưu đãi để phát triển sản xuất. CHIẾN LƯỢC KẾT HỢP S-T : Phát huy điểm mạnh để né tránh nguy cơ * Kết hợp S1, S2, S3, S4 với T1, T4 Æ Chiến lược cạnh tranh. * Kết hợp S1, S2, S3, S4 với T2, T3, T4 Æ Chiến lược phát triển vùng nguyên liệu và công nghệ chế biến dầu thô.
ĐIỂM YẾU: W (WEAK)
- W1: Yêu cầu của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm ngày càng cao.
- W2: Nguyên liệu đầu vào còn hạn chế, phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu.
- W3: Nguồn lực tài chính còn eo hẹp trong khi nhu cầu vốn tăng cao.
- W4: Công tác quản lý còn yếu, chính sách tuyển dụng và đào tạo chưa thu hút được lao động có trình độ cao. CHIẾN LƯỢC KẾT HỢP W-O: Khắc phục điểm yếu để tận dụng cơ hội * Kết hợp W1, W2, W3 với O2, O3, O4, O5 Æ Chiến lược mở sản xuất. * Kết hợp W4 với O1, O2, O3 Æ Chiến lược phát triển nguồn nhân lực.
CHIẾN LƯỢC KẾT HỢP W-T: Khắc phục điểm yếu để né tránh nguy cơ * Kết hợp W1, W2, W3 với T1, T4 Æ Chiến lược cạnh tranh. * Kết hợp W2 với T2, T3 Æ Chiến lược phát triển vùng nguyên liệu.
* Kết hợp W3, W4 với T4 Æ Chiến lược tài chính.
3.4.2. Chiến lược nâng cao sức cạnh tranh Dầu thực vật.
3.4.2.1 Chiến lược mở rộng thị trường.
Chiến lược này bao gồm củng cố thị phần tại thị trường hiện có đồng thời kết hợp mở rộng ra các thị trường tiềm năng khác đặc biệt là thị trường nước ngoài. Hiện tại các sản phẩm dầu của các doanh nghiệp sản xuất chỉ đủ cung cấp thị phần trong nước, nhưng trong tương lai, đây vẫn là một thị trường đầy tiềm năng do dân số nước ta ngày càng đông và nhu cầu về bảo vệ sức khỏe – thay thế mỡ động vật bằng Dầu thực vật ngày càng gia tăng . Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong ngành cần phải xây dựng hoàn thiện chiến lược bảo vệ thị trường trong nước để không bị
các đối thủ nước ngoài chiếm lĩnh. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong ngành cũng cần mở rộng quan hệ, tích cực tìm kiếm thị trường tiềm năng khác, như các nước trong khu vực châu Á, châu Phi, …
Bên cạnh đó, để thực hiện được chiến lược chung của toàn ngành dầu cần phải thực hiện nhiều chiến lược Marketing Mix là các chiến lược quan trọng nhất. Căn cứ vào thực trạng kinh doanh của ngành dầu và kết quả phân tích chúng ta xây dựng chiến lược Marketing Mix như sau:
* Chiến lược sản phẩm (Product)
- Loại sản phẩm: có 4 nhóm sản phẩm chính (nhóm dầu chiên xào, nhóm dầu Salad Oil, nhóm dầu đặc, nhóm dầu dinh dưỡng) cần đa dạng hóa nhiều sản phẩm hơn
- Chất lượng sản phẩm: nâng cao chất lượng sản nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
- Giá thành sản phẩm: Mặc dù giá thành ổn định, song trong tương lai, các doanh nghiệp sản xuất dầu thực vật cần hạ giá thành sản phẩm để nâng cao tính cạnh tranh.
- Thời gian sản xuất : rút ngắn thời gian sản xuất sản phẩm và các thủ tục nhập khẩu nguyên liệu nhằm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, tuy nhiên vẫn phải
đảm bảo chất lượng không thay đổi. * Chiến lược về giá (Price)
- Chiến lược định giá: cần hạ giá thành để tăng tính cạnh tranh trong công tác bán sỷ và bán lẻ, đồng thời tập trung xây dựng cơ chế giá linh hoạt áp dụng cho
nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, từng điều kiện cụ thể, đặc biệt là thị trường mới.
- Phương thức thanh toán: cần tạo điều kiện để khách hàng lựa chọn nhiều phương thức thanh toán khác nhau, tuy nhiên cần đảm bảo phải tuân theo các quy
định của pháp luật về quy trình thanh toán. * Chiến lược phân phối (Place)
Quan tâm phát triển hệ thông kênh phân phối là bán sỷ và bán lẻ tại thị
trường nội địa, đồng thời cũng thúc đẩy công tác xuất khẩu các sản phẩm dầu thực vật ra nước ngoài.
- Bán hàng qua các đại lý: do thị trường rộng lớn nên hình thức này rất cần thiết để tiếp cận thị trường
- Bán hàng qua các siêu thị: đây là kênh phân phối phổ biến nhất hiện nay
đem lại những tiện ích và uy tín đảm bảo chất lượng đến người tiêu dùng là tốt nhất.
- Bán hàng trực tiếp: do nhân viên kinh doanh trực tiếp liên hệ khách hàng, hoặc tiếp nhận các đơn hàng và làm thủ tục mua bán.
- Bán hàng qua mạng: hiện nay mạng internet đang ngày càng trở nên phổ
biến nên việc bán hàng qua mạng phát triển rộng khắp và được ứng dụng nhiều. Cần chú trọng hơn trong việc cập nhật thường xuyên các thông tin về sản phẩm, giá cả và chức năng của sản phẩm trên website của công ty nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm hiểu về sản phẩm cho người tiêu dùng khi có nhu cầu.
* Chiến lược chiêu thị (Promotion)
Đây là một trong những vấn đề quan trọng làm cho khách hàng chú ý đến sản phẩm dầu thực vật sản xuất trong nước.
- Chú trọng đến việc xây dựng và bảo vệ các thương hiệu của các sản phẩm dầu sản xuất trong nước.
Thực hiện chu đáo các hợp đồng với các khách hàng, đảm bảo chất lượng và tiến
độ giao hàng.
Làm tốt các công tác dịch vụ bán hàng và sau bán hàng, như nhanh chóng, tiện lợi, an toàn.
Thiết kế và chuẩn bị sẵn những tài liệu mà khách hàng hay yêu cầu cung cấp về
sản phẩm dầu ăn như: Catalogue, bảng chỉ tiêu chất lượng sản phẩm, bảng giá sản phẩm.
Tư vấn khách hàng chọn lựa sản phẩm tốt cho sức khỏe gia đình và các phương thức mua bán, các chương trình khuyến mãi, các sản phẩm mới có chất lượng tốt …
-Thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng.
Mối quan hệ cũng là một trong những yếu tố quan trọng trong kinh doanh, bao gồm quan hệ tốt với khách hàng, quan hệ tốt với nhà cung cấp nguyên liệu, quan hệ tốt với các cơ quan có liên quan … các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ngành dầu thực vật cần phải chú trọng đến quan hệ thật tốt với khách hàng để luôn
-Tham gia hội chợ giới thiệu sản phẩm ở nước ngoài nhằm giới thiệu sản phẩm, quảng bá thương hiệu đến người tiêu dùng các nước.
3.4.2.2. Chiến lược phát triển sản xuất.
Chiến lược sản xuất nhằm giúp các doanh nghiệp sản xuất dầu thực vật đạt
được mục tiêu nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh ngày càng hiệu quả.
Chiến lược phát triển sản xuất bao gồm nâng cao năng lực sản xuất, từng bước hiện đại hóa công nghệ sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Cụ thể là nâng cao chất lượng máy móc thiết bị, công nghệ, năng suất sản xuất, nhân lực, và hệ thống quản lý sản xuất.
3.4.2.3. Chiến lược phát triển vùng nguyên liệu và công nghệ.
Tập trung phát triển vùng nguyên liệu cây có dầu quy mô lớn phục vụ cho công nghiệp sản xuất dầu thô thay thế nhập khẩu, trên cơ sở áp dụng rộng rãi các loại giống mới có năng suất và chất lượng cao, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong gieo trồng và bảo quản, chế biến. Cần chọn ra cây có dầu chủ lực có hiệu quả kinh tế cao, có khả năng cạnh tranh với các loại cây khác để phát triển ổn định lâu dài.
Phát triển các cơ sở ép, trích ly dầu thô (trước mắt là dầu đậu nành và dầu cám) với quy mô lớn thay thế dần nguyên liệu nhập khẩu.
Nhà nước hỗ trợ kinh phí phát triển thâm canh cây có dầu với quy mô lớn cho bà con nông dân, đặc biệt đối với các xã vùng sâu, vùng xa và vùng đồng bào dân tộc ít người nhằm chủđộng nguồn nguyên liệu.
3.4.2.4. Chiến lược tài chính.
Mục tiêu của chiến lược tài chính nhằm giúp công ty quản lý chi phí hiệu quả hơn, từđó nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh đó, chiến lược tài chính cũng đề ra các biện pháp tăng vốn hoạt động cho doanh nghiệp sản xuất dầu thực vật trong tương lai nhằm đảm bảo cho công ty có đủ sức mạnh để tồn tại và cạnh tranh trong quá trình hội nhập.
3.4.2.5. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực.
Chiến lược này phải đảm bảo nguồn nhân lực của các doanh nghiệp sản xuất dầu thực vật phục vụ cho định hướng phát triển lâu dài. Nội dung của chiến lược chủ yếu tập trung vào việc duy trì đội ngũ nhân sự có năng lực hiện tại, đảm bảo nguồn nhân lực kế thừa, đồng thời phải nâng cao hiệu quả trong việc tuyển chọn nhân lực mới. Cùng với chiến lược này là công tác xây dựng chính sách lương bổng, đãi ngộ hợp lý.
3.4.2.6. Chiến lược tận dụng các ưu đãi chính sách của nhà nước.
Chiến lược này cần đến sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, các bộ ngành có liên quan. Đưa ra những chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp trong nước để
cạnh tranh với các nước trong khu vực, như (chính sách thuế, chính sách giá cả, chính sách ưu đãi phát triển vùng nguyên liệu …)
3.4.2.7. Chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh.
Chiến lược này dựa trên cơ sở thương hiệu là một nhân tố rất quan trọng trong nền kinh tế hiện nay. Chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh phải tập trung vào xây dựng thương hiệu cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sản phẩm
dầu thực vật thành nhiều thương hiệu mạnh, uy tín trong ngành. Cần phải xác định các nhân tố của một thương hiệu mạnh bao gồm: chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh.
3.4.3. Các giải pháp nhằm thực hiện chiến lược phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dầu thực vật. lực cạnh tranh của sản phẩm dầu thực vật.
3.4.3.1 Giải pháp mở rộng thị trường.
- Hoàn thiện và mở rông hệ thống phân phối sản phẩm:
Muốn mở rộng thị trường thì cần phải có một hệ thống phân phối mạnh, có thểđáp
ứng nhiều phân khúc thị trường khác nhau, do đó rất cần phải hoàn thiện hệ thống kênh phân phối hiện tại, đồng thời mở rộng kênh phân phối thị trường mới.
Cần đảm bảo sản phẩm đến tay người tiêu dùng có chất lượng tốt , theo tiêu chuẩn, theo sở thích của người tiêu dùng. Thực hiện nhanh chóng trong khâu hậu mãi, chú trọng công tác thiết lập các đại lý và cộng tác viên ở nhiều nơi trong các vùng có nhu cầu lớn về sử dụng dầu thực vật.
- Bán hàng hàng qua mạng internet:
* Để thực hiện được việc bán hàng qua mạng các doanh nghiệp cần phải hoàn thiện trang web riêng của doanh nghiệp, trên đó phải thể hiện đầy đủ thông tin giới thiệu về doang nghiệp, giá cả sản phẩm, cách thức mua hàng, chất lượng sản phẩm, phương thức thanh toán. Hàng ngày phải thường xuyên kiểm tra đơn hàng mà khách hàng yêu cầu qua mạng, liên hệ và làm thủ tục mua bán. Có hệ thống giao hàng tận nơi cho khách hàng tiện lợi và nhanh chóng. Chắc chắn hình thức này sẽ
thu hút đông đảo khách hàng.
- Đẩy mạnh công tác chiêu thị:
* Thực hiện xây dựng thương hiệu: trước hết đó là vấn đề giữ chữ tín trong kinh doanh, giao hàng đảm bảo chất lượng, số lượng và kịp tiến độ, tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng trong quá trình mua các sản phẩm dầu thực vật, làm tốt việc tư vấn để khách hàng yên tâm và nâng cao được tính chuyên nghiệp trong kinh doanh. Bên cạnh đó công tác hậu mãi cũng cần phải nhanh chóng, kịp thời khi có yêu cầu. Để làm điều đó các doanh nghiệp trong ngành dầu cần phải xây dựng đội ngũ cán bộ nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp, am hiểu sâu về các sản phẩm dầu.
* Thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng: tăng cường các hoạt động tiếp thị
các chương trình khuyến mãi, thiết lập mối quan hệ với các khách hàng mới. Cần lên kế hoạch ưu đãi cho các đại lý, siêu thị có thể trích chiết khấu khi bán với doanh số cao để thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm.
- Nghiên cứu và phát triển thị trường: Thiết lập hệ thống thu thập thông tin và nghiên cứu thị trường nhằm giúp Công ty nắm bắt nhu cầu, thị hiếu, sức mua của người tiêu dùng, nắm bắt được sản phẩm, giá cả trên thị trường. Trên cơ sở đó, các Công ty của ngành Dầu sẽ xác định được thị trường mục tiêu trong từng giai
đoạn cụ thể và xây dựng một chiến lược Marketing phù hợp.
3.4.3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm.
Để nâng cao chất lượng sản phẩm, thực hiện sản xuất đồng bộ, doanh nghiệp cần thực hiện các giải pháp như sau :
Do yêu cầu về chất lượng sản phẩm của người tiêu dùng ngày càng khắt khe, nên các doanh nghiệp sản xuất dầu thực vật cần lên kế hoạch cải tiến dây chuyền sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm (mặc dù dây chuyền công nghệ sản xuất dầu tinh luyện hiện nay tiên tiến nhưng nó sẽ nhanh chóng lạc hậu trong thời gian sắp tới) đểđáp ứng ngày càng tốt hơn các yêu cầu của khách hàng.
- Cải tiến công tác quản lý để nâng cao chất lượng sản phẩm :
Công tác quản lý có một vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất lao động. Vì vậy, các công ty sản xuất dầu thực vật cần phải nâng cao công tác quản lý. Cụ thể như sau :
- Xây dựng một hệ thống nội quy phù hợp, phân công trách nhiệm một cách khoa học, rõ ràng… Đánh giá hiệu quả, năng suất công việc của từng cá nhân, bộ
phận thông qua việc kiểm tra kết quả thực hiện.
- Xây dựng quy chế lương, thưởng công bằng; Có chế độ thưởng phạt rạch ròi đối với từng trường hợp vào thời điểm cuối quý, 6 tháng hoặc cuối năm : Trường hợp cá nhân nào lao động suất sắc sẽ được khen, thưởng tùy theo mức độ