Chuyển động ngắm của PPK37mm-2N cải tiến trong quá trình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ổn định chuyển động tầm và hướng của pháo phòng không 37mm 2n cải tiến (Trang 27 - 29)

Pháo PK 37mm-2N sử dụng đạn không điều khiển. Để đảm bảo các nhiệm vụ bắn trúng, trong quá trình bắn các chuyển động tầm và chuyển động

hướng pháo phải đưa trục nòng pháo có các góc tầm () và góc hướng () theo các vị trí đã được tính toán trên cơ sở lý thuyết xạ kích và dựa vào các tham số vận động của mục tiêu (bài toán tính toán phần tử bắn).

Hình 1.13. Sơ đồ nguyên lý hệ thống tính toán vị trí góc pháo

Về lý thuyết, các nghiên cứu [30] và [64] đã khảo sát đầy đủ động học của mục tiêu với rất nhiều thủ đoạn, một số quỹ đạo bay điển hình đã được xây dựng. Trong thực tế, vị trí của mục tiêu sẽ được đài điều khiển xác định và mô tả trong hệ tọa độ cầu theo các thông số góc tầm (), góc hướng () và cự ly (D) [4], [34], [49], [58].

Hình 1.14. Hệ tọa độ cầu xác định vị trí mục tiêu

Để giải quyết nhiệm vụ bắn trúng cần phải xác định góc hướng bắn đón (Y), góc tầm bắn đón (Y) và thời gian đạn bay (TY). Ba trị số này sẽ xác định một điểm xạ kích.

Như vậy, bài toán tính toán phần tử bắn thực chất là bài toán tìm thời gian TY và lượng đón  và  để đảm bảo đạn gặp mục tiêu. Bài toán được quy về việc giải tam giác bắn đón OAbAy và tam giác đường đạn OAyC [3], [4], [49].

Hình 1.15. Tam giác bắn đón và tam giác đường đạn

Hình 1.16. Thuật toán nhích dần tính toán phần tử bắn đón

Bằng phương pháp giải tích, có thể đưa về các hệ phương trình với các ẩn số là các đại lượng Y, Y và TY. Tuy nhiên, việc giải hệ phương trình này tương đối phức tạp với nhiều hệ số thực nghiệm. Hiện nay, thuật toán hiệu quả để giải bài toán này là dùng phương pháp tính gần đúng sử dụng thuật toán nhích dần kết hợp với tra bảng bắn để tính phần tử bắn đón Y và Y.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ổn định chuyển động tầm và hướng của pháo phòng không 37mm 2n cải tiến (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)