Điều kiện tự nhiên của tỉnh Lạng Sơn

Một phần của tài liệu Phân tích việc thực hiện kết quả đấu thầu thuốc tập trung tại sở y tế lạng sơn năm 2019 (Trang 29 - 30)

Lạng Sơn là tỉnh miền núi, biên giới, có trên 231 km đường biên giới tiếp giáp Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc, với 02 cửa khẩu quốc tế, 01 cửa khẩu song phương, 09 cửa khẩu phụ; có hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt thuận tiện kết nối các tỉnh trong khu vực và là tuyến đường ngắn nhất từ cửa khẩu biên giới giáp Trung Quốc đến thủ đô Hà Nội, Lạng Sơn trở thành cửa ngõ giao lưu thương mại, du lịch của cả nước với Trung Quốc và quốc tế. Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 831.009 ha, trong đó đất có khả năng sản xuất nông lâm nghiệp khoảng 738.974 ha, chiếm 88,9%. Đất đai Lạng Sơn được chia thành 7 vùng với 16 tiểu vùng địa lý thổ nhưỡng gồm 43 loại đất khác nhau phù hợp với nhiều loại cây trồng. Độ cao trung bình là 252m so với mực nước biển; nơi cao nhất là đỉnh Phia Mè (thuộc khối núi Mẫu Sơn) cao 1.541m so với mặt biển. Khí hậu Lạng Sơn mang tính điển hình của khí hậu miền Bắc Việt Nam là khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình từ 17 - 22oC.

Giám đốc Sở Y tế

Khối Y tế dự phòng Các chi cục, Trung

tâm chuyên khoa Khối cơ sở KCB trực thuộc SYT Các phòng ban chuyên môn Các Phó Giám đốc

Toàn tỉnh có 10 huyện, 01 thành phố loại II; có 03 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP; có 200 xã, phường, thị trấn (31 xã, phường, thị trấn khu vực I; 57 xã khu vực II; 112 xã khu vực III), có 1.850 thôn, bản, tổ dân phố; trong đó có 107 xã đặc biệt khó khăn, 04 xã an toàn khu, 03 xã biên giới, 83 thôn đặc biệt khó khăn của 24 xã khu vực II thuộc diện đầu tư Chương trình 135. Tổng dân số toàn tỉnh là 782.666 người, trong đó dân tộc thiểu số chiếm gần 84%.

Một phần của tài liệu Phân tích việc thực hiện kết quả đấu thầu thuốc tập trung tại sở y tế lạng sơn năm 2019 (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)