Thuốc trúng thầu, sử dụng theo đường dùng

Một phần của tài liệu Phân tích việc thực hiện kết quả đấu thầu thuốc tập trung tại sở y tế lạng sơn năm 2019 (Trang 71 - 73)

Năm 2019 nhóm thuốc có đường tiêm và tiêm truyền có tỷ lệ giá trị sử dụng cao hơn so với các thuốc đường uống và đường dùng khác. Trong danh mục thuốc sử dụng tại các đơn vị, thuốc tiêm truyền chỉ chiếm 27,3% tổng số khoản mục nhưng lại chiếm 41,3% tổng giá trị sử dụng, cho thấy giá thành của các thuốc đường tiêm – truyền cao hơn hẳn so với các thuốc đường uống

và đường dùng khác. So sánh với tỉnh Nghệ An năm 2017-2018 thì thuốc đường tiêm truyền chiếm tỷ lệ cao hơn là 49,2% tổng giá trị sử dụng,

Theo thông tư 23/2011/TT-BYT ngày 10/6/2011 về việc hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh chỉ dùng đường tiêm khi người bệnh không uống được thuốc hoặc khi sử dụng thuốc theo đường uống không đáp ứng được yêu cầu điều trị hoặc với thuốc chỉ dùng đường tiêm [4]. Quyết định 772/QĐ-BYT ngày 04/3/2016 về việc ban hành tài liệu “Hướng dẫn thực hiện quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện” có khuyến cáo về việc chuyển kháng sinh từ đường tiêm/truyền sang đường uống trong điều kiện cho phép và là một tiêu chí đánh giá về quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện [24]. Bên cạnh đó dạng bào chế thuốc tiêm – tiêm truyền thường có giá thành cao do những khó khăn trong bào chế, vận chuyển, bảo quản…khi sử dụng còn phải tính thêm chi phí các vật tư tiêu hao đi kèm như bông, băng, cồn, gạc, bơm kim tiêm, dung môi pha tiêm, dịch truyền pha loãng…và đòi hỏi cán bộ y tế phải có kỹ năng thao tác trên bệnh nhân. Ngoài ra dạng thuốc tiêm – tiêm truyền cũng dễ xảy ra tai biến hay sốc phản vệ hơn so với các dạng thuốc khác nên phải hết sức chú ý khi sử dụng. Việc lạm dụng các thuốc tiêm truyền là một trong các nguy cơ gây ra nhiều rủi ro, phơi nhiễm các bệnh HIV, viêm gan B… cho nhân viên y tế và người bệnh, tạo gánh nặng về kinh tế cho ngành y tế và xã hội. Do vậy, cán bộ y tế cần cân nhắc lợi ích/nguy cơ trước khi sử dụng các thuốc tiêm, tiêm truyền.

Do thuốc tiêm và tiêm truyền có giá trị sử dụng cao, đề tài tiến hành phân tích cơ cấu thuốc sử dụng theo nhóm TDDL. Kết quả cho thấy, nhóm thuốc điều trị kí sinh trùng, chống nhiễm khuẩn chiếm tỉ lệ cao nhất là 33,3% so với tổng giá trị sử dụng thuốc đường tiêm truyền, tiếp đến là nhóm thuốc tác dụng với máu chiếm 24,76% giá trị sử dụng các thuốc tiêm truyền. Để đánh giá xem bệnh viện có thực sự lạm dụng các thuốc kháng sinh đường

tiêm truyền hay không, cần phải tiến hành các nghiên cứu phân tích chuyển các kháng sinh đường tiêm sang đường uống trên cơ sở các quy định của Bộ Y tế đã ban hành và hướng dẫn.

Chính vì vậy các đơn vị cần cân nhắc hạn chế sử dụng các thuốc đường tiêm – truyền, chỉ dùng các thuốc đường tiêm – truyền trong những trường hợp bắt buộc, nên ưu tiên sử dụng các thuốc đường uống. Điều đó cũng đồng nghĩa các đơn vị nên hạn chế dự trù các thuốc đường tiêm – truyền, cân đối trong việc lên kế hoạch sử dụng thuốc đường uống trong các năm tiếp theo.

Một phần của tài liệu Phân tích việc thực hiện kết quả đấu thầu thuốc tập trung tại sở y tế lạng sơn năm 2019 (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)