Vấn đề sử dụng thuốc nhó mA theo phân loại VEN

Một phần của tài liệu Phân tích việc thực hiện kết quả đấu thầu thuốc tập trung tại sở y tế lạng sơn năm 2019 (Trang 67 - 71)

Nghiên cứu thực hiện phân tích VEN của 156 danh mục thuốc hạng A:

Bảng 3.23. Cơ cấu sử dụng nhóm A theo phân loại VEN

Phân hạng A/VEN Số khoản

mục Tỷ lệ (%) Gía trị (VNĐ) Tỷ lệ (%) Hạng A V 29 18,6 20.670.963.800,0 26,9 E 93 59,6 44.411.252.453,0 57,8 N 34 21,8 11.713.592.982,0 15,3 Tổng số 156 100,0 76.795.809.235,0 100,0 Nhận xét:

Trong tổng số 156 thuốc hạng A có đến 34 thuốc nhóm N (chiếm 21,8% khoản mục và chiếm 15,3% về giá trị. Danh mục 34 thuốc AN tại phụ lục 1 kèm theo.

Chương 4. BÀN LUẬN

Sở Y tế Lạng Sơn tổ chức đấu thầu cung ứng thuốc năm 2019 cho các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh được thực hiện theo hình thức đấu thầu tập trung theo Thông tư 11/2016/TT-BYT của Bộ Y tế quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập. Đây là đợt tổ chức đấu thầu lần đầu tiên Sở Y tế Lạng Sơn thực hiện theo Thông tư 11/2016/TT-BYT, đồng thời kết quả đấu thầu được áp dụng trong 12 tháng. Kết quả phân tích việc sử dụng thuốc trúng thầu năm 2019 của tỉnh Lạng Sơn sẽ là một trong những cơ sở để Sở Y tế Lạng Sơn đúc rút được kinh nghiệm cho quá trình tổ chức đấu thầu trong những năm tới, hoàn thiện hơn công tác đấu thầu thuốc và đảm bảo cung ứng đủ thuốc cho các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

4.1. Phân tích việc sử dụng thuốc theo kết quả trúng thầu năm 2019 tại các đơn vị khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. tại các đơn vị khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

4.1.1. Thuốc trúng thầu và thực hiện theo khoản mục, giá trị

Theo quy định của Thông tư 11/2016/TT-BYT quy định đấu thầu thuốc tại cơ sở y tế công lập do Bộ Y tế ban hành, cơ sở y tế phải sử dụng tối thiểu 80 % số lượng thuốc đã ký hợp đồng tính trên từng mặt hàng thuốc.

Theo kết quả của toàn tỉnh thì tổng giá trị sử dụng thuốc so với tổng giá trị thuốc trúng thầu đã phê duyệt đạt tỷ lệ 55,5 %, như vậy kết quả sử dụng vẫn còn thấp chưa đạt theo mức yêu cầu của quy định tại Thông tư 11/2016/TT-BYT. Đây là một tỷ lệ tương đối thấp, điều đó thể hiện các đơn vị chưa nghiêm túc thực hiện việc dự trù danh mục đấu thầu gửi Sở Y tế. So sánh với tỉnh Nghệ An năm 2017-2018 tỷ lệ giá trị sử dụng so với giá trị trúng thầu chỉ đạt 40,3% [8], Hà Nội năm 2016 đạt 72,4% [7].

4.1.2. Cơ cấu thuốc trúng thầu và sử dụng phân chia theo nhóm tiêu chuẩn kỹ thuật chuẩn kỹ thuật

Theo quy định của Thông tư 21/2013/TT-BYT ngày 08/08/2013 của Bộ Y tế Quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thuốc và điều trị [4] khi xây dựng danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện cần ưu tiên lựa chọn thuốc sản xuất trong nước. Tuy nhiên các thuốc sản xuất trong nước là Thuốc Generic nhóm 3 lại có tỷ lệ giá trị sử dụng thấp nhất trong cơ cấu sử dụng thuốc theo nhóm tiêu chí kỹ thuật, chỉ đạt 42,4%. Trong khi nhóm 1, nhóm 2 chủ yếu là thuốc nhập khẩu lại có tỷ lệ giá trị sử dụng cao tương ứng là 58,6% và 67,3%. So sánh với Sở Y tế Hà Nội năm 2016 tỷ lệ giá trị sử dụng nhóm 3 đạt 62,4%, Sở Y tế Nghệ An năm 2017-2018 là 45,3%. Như vậy giá trị sử dụng Nhóm 3 của Sở Y tế Lạng Sơn có phần thấp hơn. Nguyên nhân của việc này do Nhóm 3 là nhóm sản xuất trong nước có lượng mặt hàng phong phú, giá rẻ, khả năng cung ứng sẵn nên khi dự trù các đơn vị thường dự trù nhiều về cả số lượng và số khoản mục. Khi trúng thầu lại ưu tiên sử dụng các thuốc nhóm 1, nhóm 2 có ít lựa chọn hơn.

Hiện tại với phương thức giao dự toán chi BHYT, hầu hết các bệnh viện đều lo lắng vì khả năng vượt dự toán chi được giao, điều này tác động rất lớn đến hoạt động của các bệnh viện. Do đó, giải pháp giảm chi tiêu sử dụng thuốc đang được các bệnh viện áp dụng, ưu tiên sử dụng thuốc giá rẻ và hạn chế sử dụng thuốc giá cao. Tăng cường sử dụng thuốc Generic, ưu tiên sử dụng thuốc Generic nhóm 3, hạn chế sử dụng thuốc Biệt dược hoặc tương đương điều trị là giải pháp nên được các cơ sở y tế áp dụng để giảm chi tiêu y tế dành cho thuốc và vẫn đáp ứng được nhu cầu điều trị.

4.1.3. Cơ cấu thuốc trúng thầu và sử dụng theo nguồn gốc

Tỷ lệ giá trị sử dụng thuốc sản xuất trong nước đạt thấp dưới 80% rất nhiều (chỉ đạt 50,1%) trong khi tỷ lệ sử dụng thuốc nhập khẩu lại cao hơn tỷ

lệ sử dụng trung bình toàn tỉnh lớn là 63,1%. Điều này chứng tỏ cơ cấu sử dụng thuốc đang nghiêng về sử dụng các thuốc nhập khẩu. So sánh với 1 số tỉnh thì thấy tại Nghệ An năm 2017-2018 tỷ lệ sử dụng của thuốc sản xuất trong nước là 42%, Bắc Giang năm 2017 là 53%. Như vậy tỷ lệ sử dụng thuốc sản xuất trong nước của tỉnh Lạng Sơn năm 2019 khá cao so với 1 số tỉnh.

Việc sử dụng thuốc sản xuất trong nước giúp giảm chi phí điều trị, phù hợp với khả năng chi trả của nhiều bệnh nhân hơn, đồng thời khuyến khích sản xuất dược phẩm trong nước phát triển. Do đó, các đơn vị nên cân nhắc dự trù thay thế thuốc nhập khẩu bằng thuốc sản xuất trong nước có tác dụng tương đương mà chi phí thấp hơn để tiết kiệm ngân sách phù hợp với nguồn quỹ BHYT được sử dụng đồng thời đảm bảo cung ứng thuốc đầy đủ kịp thời.

4.1.4. Cơ cấu thuốc trúng thầu và sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý

Nhóm thuốc lợi tiểu là nhóm thuốc có tỷ lệ giá trị sử dụng so với trúng thầu cao nhất với 74,7% nhưng vẫn không đạt tỷ lệ sử dụng 80% so với quy định của Thông tư 11/2016/TT-BYT.

Các nhóm thuốc chống co giật, chống động kinh, nhóm thuốc điều trị ung thư và điều hòa miễn dịch và nhóm thuốc điều trị bệnh da liễu là các nhóm có tỷ lệ giá trị thực hiện thấp nhất, trong đó nhóm thuốc điều trị bệnh da liễu chỉ đạt 24% giá trị sử dụng so với trúng thầu.

Nhóm thuốc Khoáng chất và vitamin nằm trong nhóm các chế phẩm bổ sung được sử dụng nhằm duy trì sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tật. Tuy vậy các nghiên cứu chưa cho thấy lợi ích rõ rệt trong việc phòng ngừa tiên phát và thứ phát các bệnh mạn tính không liên quan đến thiếu hụt dinh dưỡng nên việc sử dụng Khoáng chất và vitamin không nên được ưu tiên đặt lên hàng đầu như các thuốc nhóm điều trị khác. Tuy nhiên tỷ lệ giá trị sử dụng các thuốc nhóm này tại các cơ sở y tế tỉnh Lạng Sơn còn cao đạt 50,2%, trong khi tỷ lệ sử

dụng các thuốc nhóm này tại Bắc Giang năm 2017 chỉ là 29,1% [8]; tại Nghệ An năm 2017-2018 là 32% [9].

4.1.5. Cơ cấu thuốc trúng thầu, thực hiện theo xuất xứ

Các nước có tỷ lệ giá trị sử dụng so với trúng thầu cao nhất đó là Hungary, Argentina, Đài Loan, Ai len, Ấn Độ là nước có tỷ lệ giá trị thực hiện thuốc cao nhất với 01 mặt hàng sử dụng/01 mặt hàng trúng thầu và được sử dụng đạt tỷ lệ trên 80% giá trị trúng thầu. Trong đó có Hungary là đạt tỷ lệ sử dụng cao nhất đạt 91,1% so với giá trị trúng thầu, chủ yếu là các mặt hàng thuốc thuộc nhóm 1 Điều đó thể hiện các đơn vị có sự lựa chọn trong việc sử dụng các thuốc đến từ các nước phát triển. Argentina, Đài Loan, Ai len có tỷ lệ thực hiện cao do có số khoản mục nhỏ từ 1-3 thuốc. Ấn Độ có tỷ lệ sử dụng cao đạt 80,5% giá trị trúng thầu, 83% về khoản mục, các thuốc của Ấn độ đều thuộc nhóm 2, là nhóm có tiêu chí kỹ thuật cao chỉ sau nhóm 1 và có giá thành thấp hơn so với nhóm 1.

Slovenia, Bulgaria là 2 nước có giá trị thực hiện trên trúng thầu thấp nhất, đều khoảng 30% giá trị trúng thầu.

Tại Sở Y tế Lạng Sơn, Việt Nam là quốc gia có số khoản mục và giá trị trúng thầu lớn nhất, tỷ lệ số khoản mục thực hiện so với trúng thầu là 89%, tuy nhiên tỷ lệ về giá trị sử dụng so với trúng thầu chỉ đạt 50,1%, với tỷ lệ này Việt Nam là quốc gia đứng thứ 17 về thực hiện giá trị trúng thầu.

Một phần của tài liệu Phân tích việc thực hiện kết quả đấu thầu thuốc tập trung tại sở y tế lạng sơn năm 2019 (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)