Què và phương pháp chẩn đoán què

Một phần của tài liệu Bài giảng Bệnh nội ngoại sản khoa gia súc (Trang 35 - 36)

I. ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH NGOẠI KHOA GIA SÚC

4. Què và phương pháp chẩn đoán què

4.1. Khái niệm

Què lài hội chứng xuất hiện khi gia súc mắc bệnh ngoại khoa ở bốn chân. Ngoài ra gia súc bị rối loại các khí quan khác như tắc mạch máu, rối loạn trao đổi chất (mềm xương, thiếu khoáng chất). Một số bệnh truyền nhiễm như sảy thai truyền nhiễm, phó thương hàn, bệnh ký sinh trùng cũng gây què.

Gia súc bị què thường xuất hiện ở trạng thái tĩnh (què khi đứng) và trạng thái động (đi lại)

Què ở trạng thái tĩnh, nếu bệnh ở một chân thì chân bị què không trụ được khi con vật đứng. Bệnh ở hai chân nặng, con vật không thể đứng được nằm bẹp xuống đất.

Què ở trạng thái động khi con vật đi không ở tư thế bình thường, hoặc hoàn toàn không thể đi được.

Chẩn đoán què cho chính xác rất khó khăn, đòi hỏi người thầy thuốc ngoại khoa thú y ngoài sự hiểu biết và kinh nghiệm còn cần phải có tác phong tỉ mỉ, cẩn thận và khách quan khi chẩn đoán. Có chẩn đoán chính xác mới có phương pháp xử lý một cách có hiệu quả.

4.2 Nội dung phương pháp chẩn đoán què

4.2.1. Tìm hiểu quá tình phát sinh bệnh

Muốn biết chính xác con vật bị bệnh gì dẫn đến què ta phải tìm hiểu chủ gia súc các vấn đề sau :

- Tình hình chăm sóc, quản lý, sử dụng của chủ gia súc đối với con bệnh như thế nào, có điều gì bất hợp lý để con vạt mắc bệnh ?

- Con vật mắc bệnh trong hoàn cảnh nào ? (thời gian, không gian, khi làm việc hay sau khi nghỉ ngơi, chăn thả...)

- Quá trình phát sinh bệnh như thế nào ? (Bệnh phát sinh đột ngột, hay từ từ, triệu chứng ban đầu của bệnh ra sao, bệnh năng lên hay giảm dần...)

- Trước khi con vật bị què có mắc bệnh gì không ? Bệnh thể hiện như thế nào? Thời gian mắc bệnh bao lâu ?

- Từ khi con vật mắc bệnh đến lúc chẩn đoán đã được ai điều trị chưa ? Phương pháp điều trị như thế nào ? Tình hình bệnh của gia súc sau khi được điều trị ?

4.2.2. Kiểm tra gia súc ở trạng thái tĩnh

Phương pháp kiểm tra giúp ta quan sát tư thế của bệnh súc ở trạng thái tự nhiên khi con vật đang đứng nghỉ. Qua đó ta có thể sơ bộ biết được con vật bị bệnh ở chân nào, và bộ phận nào của chân mắc bệnh. Muốn vậy phải buộc gia súc đứng gần gốc cây, trong chuồng, sân chơi, người chẩn đoán đứng cách xa con vật từ 10 – 20m để quan sát, xem tư thế đứng của con vật có gì khác thường không ? Ngoài ra ta còn phải chú ý xem tình trạng của bệnh súc (con vật có tỉnh táo hay mệt mỏi, ủ rũ)

4.2.3. Kiểm tra gia súc ở trạng thái vận động

Phương pháp này chẩn đoán mức độ què và vị trí nào ở trên chân con vật mắc bệnh. Khi kiểm tra, lúc đầu ta dắt gia súc đi trên đoạn đất bình thường (đất mềm không có gạch đá) con vật không có biểu hiện gì đặc biệt, ta dắt con vật đi trên đường rải đá răm lởm chởm, nếu con vật có biểu hiện què nặng có thể con vật bị mắc bệnh ở vùng móng. Nếu con vật biểu hiện què không rõ, dắt con vật đi trên đường rải lớp cát dày 10 – 20cm, nếu con vật đi lại khó khăn chứng tỏ con vật bị bệnh ở cơ, dây chằng hoặc khớp.

Dắt con vật đi trên đường vòng tròn có đường kính 20m rồi đột ngột bắt con vật quay lại, nếu quay sang bên phải mà con vật bị què nặng thì chứng tỏ một trong hai chân

bên phải bị bệnh vì khi con vật quay sang bên nào thì hai chân bênh ấy phải trụ để chịu sức nặng của cơ thể dồn lên.

Ngoài ra, cho con vật leo lên dốc hoặc xuống dốc để xác định bệnh súc bị què ở chân sau hay chân trước. Khi con vật xuống dốc hiện tượng què tăng lên là bị bệnh ở chân trước. Ngược lại, gia súc bị què nặng khi lên dốc là chân sau bị bệnh.

4.2.4. Xúc chẩn

Dùng tay để sờ nắn chân con vật để có khái niệm về sự mẫn cảm, nhiệt độ cục bộ, độ cứng, độ mềm của tổ chức vùng kiểm tra.

Khi kiểm tra thường bắt đầu từ thân con vật (từ vai ở chân trước, từ mông ở chân sau) lần lượt đến móng chân. Trong khi kiểm tra nếu phát hiện thấy vị trí nào của chân con vật có biểu hiện khác thường (con vật giãy giụa, phản ứng mạnh, nhiệt độ cục bộ tăng hơn chỗ khác) ta phải dừng lại kiểm tra thật kỹ. Dùng phương pháp sờ nắn còn có thể phát hiện tổ chức cục bộ bị viêm khối u, áp xe, vỡ mạch máu, vỡ mạch lâm ba, thủy thũng, gãy xương, trật khớp...

Một phần của tài liệu Bài giảng Bệnh nội ngoại sản khoa gia súc (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)