Phân tích thành phần rác thải đô thị ·····················································

Một phần của tài liệu Đề tài tối ưu hóa mô hình quản lý và xử lý chất thải rắn cho đô thị du lịch ở việt nam – nghiên cứu điển hình cho thành phố hội an (Trang 42 - 45)

Thành phần CTR từ các nguồn phát thải nói trên đều được phân tích thành 17 loại. Đồ thị (a) trong hình 3.4 miêu tả thành phần CTR sinh hoạt, trong đó CTR hữu cơ chiếm trên 50% bao gồm CTR từ bếp và thức ăn thừa (42%) và CTR từ sân vườn. Hàm lượng CTR tái chế từ các hộ gia đình chiếm khoảng 25%. So sánh thành phần CTR sinh hoạt giữa 3 khu vực dân cư, CTR hữu cơ là điểm khác biệt đáng kể nhất. Cụ thể, tỷ lệ CTR từ bếp của khu dân cư trung tâm cao hơn và tỷ lệ CTR sân vườn cũng ít hơn những nơi khác. Điều này có thể được lý giải bởi đặc trưng đô thị và chất lượng cuộc sống của khu dân cư.

1.39 1.20 1.15 0.28 0.26 1.00 1.19 1.27

27

(a) (b)

Hình 3.4. Thành phần CTR sinh hoạt chung (a) và 3 khu vực khác nhau (b)

Đối với ngành công nghiệp du lịch, đồ thị hình 3.5 cho thấy CTR hữu cơ chiếm tỷ lệ cao hơn CTR sinh hoạt, với 66.2%. Tỷ lệ CTR tái chế có tỷ lệ trung bình 21.5%. Đặc trưng này của CTR du lịch có thể được giải thích bởi các hoạt động dịch vụ ăn uống, lưu trú là nguồn phát thải chủ yếu của CTR du lịch.

Hình 3.5. Thành phần CTR của ngành Công nghiệp du lịch tại Hội An

Với từng nguồn phát thải, bảng 3.1 trình bày chi tiết thành phần CTR (17 loại) của 13 nguồn phát thải từ 5 hoạt động thương mại du lịch chính. Điều thú vị là tỷ lệ CTR bếp và thức ăn thừa từ dịch vụ lưu trú dao động từ 24.73% đến

28

50.68% ít hơn đáng kể so với ngành ẩm thực (trên 50%). Trong khi đó CTR tái chế thì chiếm phần nhiều hơn.

Đối với các quầy hàng thì thức ăn thừa chiếm phần lớn (56.81%). Lượng CTR này đến từ hoạt động của nhân viên trong ngày. Đặc trưng nổi bậc của CTR tại các cơ sở sản xuất là tỷ lệ CTR có thể đốt cao, cụ thể, da (81%) trong hoạt động gia công đồ da và vải (27.6%) trong hoạt động may mặc. Ngoài ra, đặc điểm đáng chú ý là tỷ lệ phát thải túi nylon từ tất cả các hoạt động trên là đáng kể (dao động từ 5.28% đến 16.68%). Chính quyền cần có những chính sách để hạn chế sử dụng các sản phẩm từ nhựa và nhựa sử dụng 1 lần trong ngành công nghiệp du lịch, đồng thời, cần có chiến lược phân loại và thu hồi CTR có thể tái chế để giảm thiểu lượng CTR phát sinh và xây dựng kinh tế tuần hoàn chất thải.

Bảng 3.1. Bảng thông số vật lý và hóa học của CTR từ các nguồn phát thải

Thông số

AI RI MAR

Shop

HPF

HSH MSH LSH VIL HOM Urban urbanSub- Coastal marketHA marketOther Garment Leather

D (kg/m3) 240 234 174 217 193 255 252 204 215 239 117 92 132

Độ ẩm (%) 47.4 46.9 42.5 43.6 40.6 59.9 64.5 57.7 58.6 61.3 48.8 32.3 22.2

HHV (MJ/kg) 16,3 16,8 18,3 17,7 17,9 16,1 15,7 16,0 16,8 16,8 17,6 19,3 20,3

Bên cạnh đấy, tính chất vật lý và hóa học của CTR từ các nguồn phát thải cũng được phân tích. Theo đó, khối lượng riêng của CTR dao động rộng từ 92 kg/m3 đến 255 kg/m3. Tỷ lệ chất hữu cơ càng nhiều thì tỷ trọng CTR càng cao, điển hình là CTR từ chợ, nhà hàng hay các cơ sở lưu trú có trọng lượng riêng lớn hơn hẳn so với CTR từ các nguồn khác. Đây cũng là yếu tố làm cho độ ẩm của CTR cao và nhiệt trị thấp. Bảng 3.1 cũng đã cho thấy rằng, CTR từ các hoạt động thương mại dịch vụ du lịch có độ ẩm trung bình khoảng 45% đến 50% và nhiệt trị trung từ 16MJ đến 20MJ. Đây là thông tin rất quan trọng để xây dựng đưa ra giải pháp xử lý và quản lý CTR phù hợp cho địa phương.

29

Một phần của tài liệu Đề tài tối ưu hóa mô hình quản lý và xử lý chất thải rắn cho đô thị du lịch ở việt nam – nghiên cứu điển hình cho thành phố hội an (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)