Hiện trạng thu gom và xử lý CTR tại Hội An ······································

Một phần của tài liệu Đề tài tối ưu hóa mô hình quản lý và xử lý chất thải rắn cho đô thị du lịch ở việt nam – nghiên cứu điển hình cho thành phố hội an (Trang 47 - 50)

Hệ thống thu gom CTR ở Hội An hoạt động với cách thức và phương tiện phong phú, thu hồi được 95% CTR phát sinh. Đối với khu vực đô thị du lịch, đặc trưng lòng đường hẹp cộng với yêu cầu cấm xe cơ giới lưu thông vào giờ hành chính, nên việc thu gom CTR sinh hoạt đa phần do xe đẩy tay (với dung tích 500L) thực hiện. Bên cạnh đó, xe điện với dung tích 1m3 cũng được lưu thông nhằm cơ động trong công tác thu gom CTR tại các hẻm kiệt của khu trung tâm thành phố, giúp giảm tải cho xe cuốn ép. Sau khi thu gom đầy thùng, xe đẩy tay và cuốn ép sẽ tập kết tại 1 vị trí cố định để chuyển sang xe tải, mang về bãi tập kết. Việc thực hiện thu gom CTR tại khu vực vùng ven trung tâm và vùng nông thôn được thực hiện bởi xe cuốn ép có tải trọng khác nhau, tùy vào từng khu vực.

32

Nếu như hệ thống thu gom CTR đô thị ở vùng ven và nông thôn không gặp nhiều thách thức thì việc thu gom CTR trong nội thành của đô thị du lịch đang đối mặt với nhiều khó khăn. Một công bố của nhóm nghiên cứu (2019) chỉ ra một số lỗ hổng trong hệ thống thu gom CTR khu du lịch. Cụ thể như sau (Song Toan et al., 2019):

- Việc tập kết CTR không đúng quy định của người dân và các hộ kinh doanh.Trước hết cần đề cập đến chức năng của từng phương tiện thu gom CTR là khác nhau ở trong khu du lịch. Cụ thể, xe cuốn ép thì thu gom CTR từ cộng đồng dân cư và các hoạt động kinh doanh từ 6:00 sáng đến 8:00 sáng với 2 vòng thu gom. Xe đẩy tay hoạt động 3 ca/ngày với các thời gian sáng (8:00 – 10:00), chiều (14:00 – 16:00) và khuya (22:00 – 24:00) với nhiệm vụ thu gom CTR từ các sọt rác đặt dọc trên các tuyến phố du lịch. Việc CTR từ cộng đồng và các hộ kinh doanh tập kết tại các sọt rác trên tuyến đường (dành cho khách du lịch) làm cho thùng rác (V = 45L) nhanh đầy, thậm chí bỏ ra ngoài thùng gây ô nhiễm môi trường khu du lịch. Thêm vào đó, các hộ dân và hộ kinh doanhcòn bỏ CTR trực tiếp vào xe đẩy tay khi xe đi qua tuyến phố, làm cho thể tích thùng chứa (V=500L) của xe đầy sớm hơn lộ trình. Chính vì thế, ở nửa cuối lộ trình, xe đẩy tay khôn còn dung tích để thu nhặt CTR tại các sọt trên đường. Điều này gây ra sự ứ đọng CTR tại khu phố cổ.

- Hệ thống thu gom không đồng bộ với việc thực hiện phân loại CTR tại nguồn. Cụ thể, tại mỗi điểm tập kết CTR trên đường, luôn có 2 thùng rác đặt gần nhau và ghi chú cụ thể người phát thải tách ra 2 loại, CTR dễ phân hủy và khó phân hủy. Tuy nhiên, khi thu gom, xe đẩy tay (có thùng chứa 1 ngăn) lại đổ tất cả CTR từ 2 thùng trên vào cùng 1 ngăn chứa. Cách thu gom này đã làm CTR được phân ra từ đầu trộn lẫn vào nhau. Với các xe cuốn ép, việc thu gom CTR hữu cơ và vô cơ theo lịch trình riêng biệt vốn nghĩ sẽ giúp cho dòng CTR phân ra hiệu quả cho công đoạn xử lý tiếp theo. Nhưng sau khi thu gom, xe vận chuyển và đổ về 1 điểm tập kết tại nhà máy rác Cẩm Hà. Việc chưa đầu tư đồng bộ cơ sở vật chất của hệ

33

thống thu gom và vận chuyển là một trong những nguyên nhân chính làm cho quá trình phân loại CTR tại nguồn vỗn đã có hiệu quả thấp lại càng không thể cải thiện cho xử lý phía sau. Bên cạnh đó, cách thức thu gom trên đã làm mất lòng tin nơi cộng đồng trong việc yêu cầu, khuyến khích thực hiện phân loại CTR tại nguồn.

- Hệ thống thu gom không đáp ứng được nhu cầu thực tế của các nguồn thải. Trước hết cần đề cập đến lộ trình thu gom CTR tại khu trung tâm thành phố, mỗi ngày chỉ có 1 chuyến xe cuốn ép hoạt động từ 6:00 đến 8:00 sáng. Lịch trình làm việc này dường như không phù hợp với thời gian hoạt động của cộng đồng trong khu du lịch. Các hộ gia đình và kinh doanh chỉ mở cửa hoạt động từ 8:00 đến 22:00 hằng ngày. Bên cạnh đó, việc tập kết CTR ra sớm hơn là không được phép. Nên lượng CTR thu gom bằng xe cuốn ép buổi sáng sớm là không đáng kể. Vì thế, đây có thể là nguyên nhân cho việc tập kết CTR không theo quy định của các hộ kinh doanh và cộng đồng sinh sống trong khu phố cổ. Bằng cách này, cách kia, các chủ thải này kết nối “ngầm” với nhân viên thu gom CTR bằng xe đẩy tay để thực hiện thu gom CTR tại cơ sở của mình. Sự giao dịch ngầm này là minh chứng rõ ràng cho sự không phù hợp trong hệ thống thu gom, sự yếu kém trong chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu của chủ xả thải. Việc điều chỉnh giờ hay tăng cường chuyến xe có thể được nghiên cứu và xem xét.

- Việc mất cân bằng Cung - Cầu trong dịch vụ thu gom CTR đã dẫn tới các hoạt động thu gom trái phép. Lượng CTR từ các đơn vị kinh doanh ăn uống thải ra từ khâu chuẩn bị nguyên liệu cho chế biến cho đến vệ sinh. Vì thế, lượng CTR hữu cơ thải ra cả ngày, việc lưu giữ CTR hữu cơ trong đơn vị với không gian nhỏ hẹp gây ra mùi hôi ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Vì thế, các đơn vị sẵn sẵn bỏ thêm chi phí cho việc đẩy toàn bộ CTR ra khỏi đơn vị trong ngày, thậm chí là một ngày thu gom nhiều lần. Nắm bắt được nhu cầu ấy, các nhân viên thu gom xe đẩy tay đã đạt “thỏa thuận ngầm” với các cơ sở kinh doanh để thu gom CTR trái tuyến,

34

trái giờ. Số tiền từ thỏa thuận đó là nguồn thu nhập thứ cấp cho cá nhân. Nghiên cứu của nhóm cũng chỉ ra rằng, hoạt động thu gom trái quy định này đã làm thất thoát khoảng $17.000 mỗi năm. Hoạt động này cho thấy sự bế tắt trong việc cung ứng dịch vụ thu gom CTR cho các nguồn thải và gián tiếp tạo ra sự không hiệu quả trong hoạt động phân loại CTR tại nguồn.

Sau khi thu gom, CTR được tập kết về nhà chứa rác để chuẩn bị cho bước xử lý tiếp theo. Ủ và đốt là hai phương pháp mà thành phố Hội An đang sử dụng để xử lý tiếp theo. Nhà máy ủ được đưa vào vận hành hơn chục năm nay, tuy nhiên sau quá trình tiền xử lý cơhọc ban đầu, CTR hầu như được chất đống chờ phân hủy. Việc thành phần CTR hỗn tạp là khó khăn lớn nhất của quá trình ủ. Đống ủ vẫn còn nhiều thành phần khó phân hủy, nên sản phẩm sau khi ủ vẫn là rác, không thể sử dụng cho nông nghiệp. Bên cạnh đó, nhà máy đốt CTR mới được đầu tư để vận hành trong 2018, tuy nhiên, qua 1 năm xây dựng và 2 năm vận hành thử nghiệm, nhà máy chỉ vận hành được tối đa 30% công suất thiết kế. Quá trình đốt hở (cửa lò mở, thao tác đảo trộn bằng tay) cũng tạo ra nhiều nhược điểm và quá trình vận hành cũng cho thấy nhiều điểm chưa hoàn thiện của hệ thống như: sàn gi lò đốt bị gãy sau 30 ngày đốt; hệ thống xử lý khí không hoạt động hiệu quả; cánh quạt gió và ống khói bị ăn mòn nhanh; nhiệt độ buồng đốt không đạt được giá trị thiết kế; quá trình cháy không hoàn toàn; tro nhiều và vón thành cục to. Khi hai nhà máy xử lý chính của Hội An đang phải loay hoay để vận hành ổn định thì CTR ngày càng tập kết về nhiều, gây quá tải cho bãi đổ. Lúc này, giải pháp mang CTR đi đến bãi chôn lấy Tam Xuân, Núi Thành là giải pháp tạm thời. Giải pháp này vừa tốn chi phí cao, vừa không hiệu quả về môi trường, đô thị, giao thông, vừa gây nên những hệ lụy cho cộng đồng và địa phương nơi tập kết CTR đến. Thiết nghĩ, chính quyền Hội An cần nghiên cứu nâng cấp hệ thống xử lý CTR tại chỗ để giải quyết triệt để lượng CTR phát sinh tại Hội An.

Một phần của tài liệu Đề tài tối ưu hóa mô hình quản lý và xử lý chất thải rắn cho đô thị du lịch ở việt nam – nghiên cứu điển hình cho thành phố hội an (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)