Hiệu quả giảm lượng chất thải rắn phát sinh tại nguồn ··················

Một phần của tài liệu Đề tài tối ưu hóa mô hình quản lý và xử lý chất thải rắn cho đô thị du lịch ở việt nam – nghiên cứu điển hình cho thành phố hội an (Trang 57 - 59)

Sự khác biệt trong chiến lược thực thi quản lý rác thải tại nguồn, sự thay đổi hành vi trong quản lý rác thải đã mang lại hiệu quả tích cực rõ rệt trong việc giảm lượng CTR phát sinh. Cụ thể, đồ thị 4.13 cho thấy rằng ở PA1 với 2 mô hình dự báo S1 và S2, lượng CTRphát sinh hầu như giảm không đáng kể. Điều đáng nói là tất cả CTR được thu gom cùng 1 mẻ, với cùng phương tiện và tập kết tại một

42

chỗ ở khu xử lý. Có lẽ hệ thống thu gom sẽ đơn giản hơn nhưng áp lực sẽ dồn ở giai đoạn xử lý phía sau.

Hình 3.13. Lượng CTR phát sinh ở các mô hình

Trong khi đó, PA2 với 2 mô hình S3 và S4 tương ứng với mức độ thay đổi hành vi như S1 và S2, thì ta thấy sự khác biệt rõ ràng ở lượng và thành phần CTR đầu ra khỏi nguồn. Cụ thể, CTR tạp đã được phân loại ra thành 3 loại khá rõ ràng là CTR hữu cơ, CTR vô cơ và CTR tái chế. Một vài điểm sáng cho thấy PA2 tạo ra các giá trị khác biệt PA1:

- Ở PA2, lượng CTR hữu cơ được tái chế bằng phương pháp composting tại nguồn đã tăng lên đáng kể. Có thể nói, hiệu quả phân loại càng tốt, hiệu quả composting càng cao. Thêm vào đó, chính quyền có thể xem xét đến các giải pháp chính sách nhằm khuyến khích chủ thể thực hiện composting tại nguồn.

- Lượng CTR tái chế có giá trị kinh tế theo đó cũng tăng lên và tăng tỷ lệ thuận với hiệu quả phân loại. Tái chế là yếu tố rất quan trọng trong hệ thống quản lý rác thải đô thị. Lượng CTR tái chế được thu hồi nhiều càng tạo ra lợi ích cho doanh nghiệp và xã hội, đồng thời mang đến những cơ hội để phát triển công nghiệp tái chế.

- Lượng CTR phát sinh tại nguồn phải thu gom giảm đáng kể qua hoạt động tái chế và composting. Tuy nhiên, việc thu hồi riêng 2 loại CTR hưu cơ

46.23 45.36 44.34 - - 21.89 17.18 18.65 16.91 - 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 S0 S1 S2 S3 S4 to n /d ay

Mixed waste Bio-waste

43

và vô cơ là một thách thức không nhỏ cho hệ thống thu gom. Đồng thời, vị trí tập kết và giải pháp xử lý tương ứng cũng là một bài toán lớn mà thành phốcần có lời giải.

Bảng 3.2. Lượng CTR tái chế được thu hồi trong 2 phương án quy hoạch.

Lượng CTR tái chế được thu hồi từ các mô hình (kg)

Bio-waste Papers Cardboards Plastics PET Metals Glass Total

S0 - 261.1 285.6 333 60.1 200.6 - 1,140.4

S1 - 446.9 470.5 551.0 88.6 272.3 393.9 2,223.2

S2 - 700.8 629.3 729.4 133.2 504.0 541.2 3,237.9

S3 3,708.14 640.6 877.0 669.9 99.6 481.4 562.9 7,039.5 S4 8,838.74 1,081.8 1,110.7 913.2 182.7 664.0 700.5 13,491.6

Một phần của tài liệu Đề tài tối ưu hóa mô hình quản lý và xử lý chất thải rắn cho đô thị du lịch ở việt nam – nghiên cứu điển hình cho thành phố hội an (Trang 57 - 59)