Đánh giá hiệu quả môi trường trong các phương án quy hoạch hệ thống

Một phần của tài liệu Đề tài tối ưu hóa mô hình quản lý và xử lý chất thải rắn cho đô thị du lịch ở việt nam – nghiên cứu điển hình cho thành phố hội an (Trang 63)

được lý giải bởi giải pháp chôn lấp chất thải rắn hiện tại thô sơ với giá vận hành rẻ (2 USD/tấn) trong khi đơn giá thu gom chất thải rắn không hề giảm. Tuy nhiên việc tồn đọng và tích lũy rác tại đô thị là vấn đềlớn trong tương lai, khi Hội An không còn quỹ đất cho bãi chôn lấp. Trong khi đó, PA1 và PA2 được quy hoạch với nguồn xã hội hóa công tác xử lý. Theo đó, các doanh nghiệp trong và ngoài nước được khuyến khích và tạo điều kiện để đầu tư nhà máy và vận hànhtại địa phương. Nhà nước sẽ chi trả theo đơn giá 20 USD/tấn chất thải rắn cho giải pháp xử lý trong ngày (bằng phương pháp đốt). Composting là giải pháp kết hợp, lồng ghép trong khu xử lý phức hợp, chỉ chiếm phần không đáng kể. Thực trạng cơ sở vật chất cho hoạt động thu gom đã đảm bảo cho PA1 và PA2, một số thiết bị nhỏ như sọt rác để phân loại tại nơi công cộng và xe đẩy tay được trang bị. Bên cạnh đó, nguồn lực để vận hành PA1 và PA2 cũng yêu cầu ít hơn PA1. Vì thế, có thể thấy mô hình quản lý CTR theo PA1 và PA2 mang lại lợi ích ròng hiệu quả hơn mô hình hiện tại. Sau 10 năm đầu dự án, lợi ích ròng tích lũy lên đến khoảng 2 triệu USD. Dĩ nhiên sự tính toán lãi ròng một cách tương đối dựa vào các khoảng thu chi chính của hệ thống quản lý CTR đô thị. Một số chi phí bảo hành, bảo dưỡng thiết bị, và an sinh xã hội cho nhân công chưa được xem xét. Cũng như những sự cố cần giải quyết, những biến động xã hội do tình hình chung, thiên tai và bệnh dịch chưa được dự báo. Tóm lại, chỉ số này cam kết ở giá trị dương trong quá trình triển khai dự án và hiệu quả hơn mô hình thực tế. Dưới góc độ kinh tế, sự chuyển đổi mô hình có thể được nghiên cứu triển khai và dự án có tính khả thi cao.

3.6.4. Đánh giá hiệu quả môi trường trong các phương án quy hoạch hệ thống quản lý CTR thống quản lý CTR

Việc quy hoạch các mô hình theo PA1 và PA2 là giải pháp nhằm giảm các vấn đề môi trường đô thị đang tồn tại lâu nay ở Hội An. Không còn hiện tượng tồn động CTR tại khu dân cư và nơi công cộng, giảm sự rối loạn và quá tải trong mô

48

hình thu gom, nâng cao dịch vụ thu gom, đáp ứng nhu cầu của chủ nguồn thải. Những vấn đề môi trường trong đô thị đã được giải quyết thì vấn đề ô nhiễm tại các khu xử lý cũng cần được cân nhắc và xem xét giữa các phương án quy hoạch chiến lược. Đồ thị hình 4.17a cung cấp thông tin về lượng CO2có thể phát thải từ các phương pháp xử lý 1 tấn rác thải khác nhau. Theo đó, chôn lấp là giải pháp phát thải lượng CO2lớn nhất (808 kg CO2/tấn rác), trong khi đốt và ủ composting thì phát thải ít hơn (438 và 172 kg CO2/tấn rác).

(a) (b)

Hình 3.17. Sự phát thải khí CO2 từcác phương pháp xửlý CTR đô thịở Hội An

Sự kết hợp các phương pháp xử lý có thể là giải pháp tốt đểđạt hiệu quả cao nhất trong xử lý chất thải, đồng thời có thể giảm sự phát thải khí nhà kính từ các công trình xử lý. Theo đó, đồ thị 3.17b chỉ ra rằng PA1 cho thấy việc sử dụng công nghệ đốt sản sinh hàm lượng CO2 lớn nhất (trung bình khoảng 550 kg CO2/tấn rác). Với phương án này, tất cả chất thải hỗn hợp chỉ đốt thì mới xử lý hết lượng phát thải hằng ngày. Rác hỗn tạp không hiệu quảcho các phương pháp ủcomposting, đồng thời, chôn lấp không phải là giải pháp được khuyến khích ở Hội An. Trong khi đó, PA2 được quy hoạch bao gồm khu phức hợp xử lý CTR đô thị với công nghệ đốt (CTR vô cơ), composting (CTR hữu cơ còn lại), và chôn lấp tro sau đốt. Việc triển khai ủ compost tại nhà cũng được tính toán là nguồn phát thải vào môi trường. Theo đó, mô hình S3 và S4 trong PA2 phát thải ít khí CO2 hơn PA1 và mô hình hiện nay.

49

Hình 3.18. Ước tính lượng CO2 phát thải trong tương lai từ PA1 và PA2

Dựbáo cho tương lai xa hơn với thời gian ước tính sự phát thải khí nhà kính CO2 100 năm từ các công nghệ xử lý. PA2 cho thấy sự vượt trội về hiệu quả giảm thiểu khí nhà kính đáng kể trong tương lai khi các giải pháp xửlý hướng tới các quá trình sinh học hiếu khí và đốt khép kín thu năng lượng. Đồng thời, lượng CTR phát sinh cũng được xử lý tại chỗ hiệu quả.

Vậy, không thể phủ nhận công nghệ đóng vai trò quan trọng trong hiệu quả xử lý và chất lượng phát thải vào môi trường. Đồng thời, phải khẳng định rằng cách thức vận hành mô hình quản lý CTR từ nguồn phát thải đến điểm tập kết đóng vai trò then chốt trong việc định hình và lựa chọn công nghệ xử lý phù hợp. Quản lý CTR đô thị càng chi tiết, tiềm năng tái chếcàng cao, năng lượng thu hồi càng lớn, giảm thiểu phát thải môi trường càng tích cực và tính kinh tế càng tối ưu.

3.5000 4.5000 5.5000 6.5000 7.5000 8.5000 9.5000 2019 2029 2039 2049 2059 2069 2079 2089 2099 2109 2119 Gg Year

Dự báo phát thải CO2 từ quá trình xử lý CTR trong các mô hình

S0 OP1 OP2

50

Kết luận và kiến nghị

Kết luận

Với mục tiêu đánh giá hiện trạng và phân tích các vấn đề trong hệ thống quản lý CTR đô thị Hội An, từđó xây dựng chiến lược quy hoạch để cải thiện hệ thống quản lý CTR đô thị. Một số kết quảđược ghi nhận từ nghiên cứu này:

(1) Lượng phát thi: Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng CTR từ ngành công nghiệp du lịch chiếm phần lớn (64.6%) lượng CTR đô thị, trong đó, các hoạt động lưu trú và dịch vụ ăn uống là 2 nguồn phát thải chính. Trung bình khoảng 2.28 kg CTR được phát thải trên 1 khách lưu trú, và khoảng 30 kg CTR được phát thải từ một nhà hàng. Đồng thời, lượng CTR phát thải chi tiết trên từng khách lưu trú ở từng loại hình cơ sở lưu trú và các đơn vị kinh doanh khác cũng được xác định. Đối với dân cư, trung bình 1 người dân phát thải 0.223 kg/ngày. Khu dân cư nội thành phát thải nhiều hơn khu vực vùng ven.

(2)Thành phn CTR: CTR du lịch được xác định có 66% là hữu cơ, 22% là CTR tái chế và còn lại và các loại CTR khác. Từng loại hình kinh doanh dịch vụ khác nhau, thì tính chất CTR khác nhau. Tuy nhiên tỷ lệ CTR hữu cơ dao động ở mức trung bình 50 %. Chính vì thế, tính chất CTR du lịch ở Hội An có độẩm lớn (trung bình 48 %) và nhiệt trị thấp (trung bình 17 MJ). Tính chất CTR này gây nhiều trở ngại cho các quá trình xử lý phía sau.

(3)Thc trng qun lý CTR ti ngun: Mặc dù đã thực hiện phân loại CTR tại nguồn từnăm 2012, nhưng đến nay tỷ lệ thực hiện phân loại CTR tại nguồn vẫn chưa cao, cụ thể: 85% dân cư, 76% cơ sởlưu trú và 67% cơ sở kinh doanh ăn uống. Bên cạnh đó, hiệu quả thực hiện phân loại CTR tại các đơn vị trên cũng chưa tốt. Ủ compost tại nguồn chưa thực sự được quan tâm và triển khai ởcác đơn vị do nhiều rào cản về kỹ thuật và cơ chế chính sách. Trong khi đó, hoạt động tái chế thì hoạt động nhỏ lẻ bởi các

51

các đơn vị phi chính thống, chưa mang lại hiệu quả cao và tạo ra nguồn lực đáng kể cho xã hội.

(4)H thng thu gom CTR: Hệ thống thu gom CTR ở Hội An hoạt động với cách thức và phương tiện phong phú, thu hồi được 95% CTR phát sinh hằng ngày. Tuy nhiên tại một sốđiểm du lịch, hệ thống thu gom cho thấy sự rối loạn và dịch vụ kém, chưa đáp ứng được nhu cầu của chủ nguồn thải. Sựchưa đồng bộtrong công tác thu gom và năng lực thu gom chưa đủđáp ứng nhu cầu của đô thịđã góp phần tạo ra các trở ngại lớn ởbước xử lý tiếp theo.

(5)H thng x lý CTR: Khu vực tập kết và xửlý CTR đô thịtheo phương án ủcomposting và đốt chưa giải quyết được lượng CTR phát sinh hằng ngày. Hỗn hợp CTR chưa được phân loại tốt là trở ngoại lớn cho cả hai hệ thống xửlý trên. Đồng thời, sự lạc hậu về công nghệcũng làm cho hệ thống hoạt động không ổn định, hiệu quảđốt không cao và chất lượng sản phẩm sau đốt không hoàn chỉnh, gây ra ô nhiễm môi trường. Chính vì sự giới hạn trong vận hành đã dẫn đến sự không kinh tế trong vận hành. Vì thế, lượng CTR hằng ngày được vận chuyển đến nơi khác để chôn lấp với chi phí khoảng 20 US$/tấn.

(6)Chiến lược tối ưu cho tiến trình ci thin h thng quản lý CTR đô thị

Hội An trong 10 năm tới: Nghiên cứu này chỉ ra rằng, chiến lược cải tiến hệ thống quản lý CTR đô thị cho thấy nhiều ưu điểm và tính khảthi hơn chiến lược tối giản. Cụ thể:

- Hiệu quả giảm lượng CTR phát sinh tốt hơn

- Tỷ lệ tái chếcao hơn, vật liệu tái chế thu hồi hiệu quảhơn (hơn 2.5 lần)

- CTR thu gom cho xửlý có độẩm thấp, nhiệt trị cao, phù hợp cho phương pháp đốt.

- Sự phân loại làm CTR hữu cơ tinh khiết, có độẩm từ55 đến 60%, phù hợp cho ủ composting.

52

- Hiệu quả kinh tếởgóc độvi mô (đơn vị xả thải) và vĩ mô (hệ thống quản lý CTR đô thị) đều có những điểm tích cực hơn mô hình tối giản.

- Lợi ích ròng trong quá trình triển khai dự án 10 năm không cao bằng mô hình tối giản, nhưng đạt được những giá trị tích cực và cao hơn 2.5 lần so với mô hình thực tế

- Hiệu quả môi trường: mô hình cải tiến chứng minh hiệu quả môi trường tích cực hơn nhiều so với mô hình tối giản. Lượng CO2 phát thải từ mô hình cải tiến thấp hơn mô hình thực tế và mô hình tối giản. Mô hình này cho thấy sự hiệu quả với môi trường và sự tuần hoàn của vật chất.

Tuy nhiên, mô hình cải tiến cho thấy những khó khăn và rào cản lớn trong triển khai:

- Sựđầu tư cơ sở vật chất: Việc đầu tư cơ sở vật để vận hành hệ thống phân loại và thu gom CTR đô thị là không đáng kể. Thách thức ở sự kêu gọi vốn đầu tư cho các công trình xử lý cuối cùng. Công tác xã hội hóa trong xửlý CTR đô thịở Hội An luôn kèm theo nhiều ưu đãi, chính sách khuyến khích chủ dựán đầu tư vào các hạng mục xử lý, tuy nhiên, đến nay, vẫn còn là vấn đề bỏ ngỏ. Một trong những rào cản lớn nhất là công suất hằng ngày (khoảng 100 tấn/ngày) không đủ lớn để nhà máy hoạt động có lợi nhuận trong thời gian ít nhất 10 năm. Vì thế một số nhà thầu đã từ chối. Cũng có nhiều đơn vị sẵn sàng đầu tư vào, nhưng hiệu quả và chất lượng công trình không cao.

- Sựđồng thuận từ cộng đồng: mặc dù việc phân loại CTR tại nguồn đã và đang được triển khai tương đối tốt, tuy nhiên, việc tăngcường hiệu quả phân loại luôn đi đôi với kiểm tra, giám sát, chếtài và động viên, khích lệ. Đặc biệt là các cơ sở kinh doanh. Việc thu gom toàn bộ CTR trong ngày (2 loại) phải đảm bảo để hạn chế sựđối phó với công tác phân loại. Quá trình 10 năm không ngắn, nhưng cần có chiến lược tập huấn, truyền thông thật tốt thì hiệu quả phân loại sẽ tốt hơn.

53

- Sựđồng bộ trong công tác thu gom riêng và nâng cao dịch vụ thu gom, đáp ứng nhu cầu chủ nguồn thải: Phương án cải tiến yêu cầu phải có sự thu gom tách rời CTR đã được phân loại. Hoạt động này phải được thực hiện nghiêm chỉnh để tạo niềm tin trong cộng đồng, doanh nghiệp. Khó khăn ở đây là sự tối ưu hệ thống thu gom về số lượng chuyến lẫn chu trình chuyến thu gom. Đặc biệt đối với khu vực du lịch, việc giới hạn phương tiện giao thông trong giờ hành chính là thách thức không nhỏtrong công tác thu gom. Trong khi đó, khu vực này là nơi có nhu cầu thu gom cao nhất. Phương án thu gom bằng các phương tiện kết hợp cần được xem xét và thiết kế tuyến thu gom hợp lý.

Kiến nghị

Việc nâng cấp hệ thống quản lý CTR đô thịở Hội An là cần thiết và cấp bách để bảo vệ khu vực nhạy cảm có giá trịvăn hóa, lịch sử và sinh thái. Nghiên cứu này là cơ sở để chính quyền địa phương tham khảo và lên phương án quy hoạch chi tiết cải thiện hệ thống quản lý CTR đô thị. Sự kết hợp đồng bộ nhiều giải pháp trong quá trình triển khai dự án là cần thiết đểđạt được hiệu quả tối đa về sựđồng thuận của cộng đồng và doanh nghiệp. Các cơ chế khuyến khích, ưu đãi cho doanh nghiệp cần được xem xét và công khai đểđạt hiệu quả trong kêu gọi vốn đầu tư.

54

Tài liu tham kho

[1] Ezeah, C., Fazakerley, J., Byrne, T., 2015. Tourism Waste Management in the European Union: Lessons Learned from Four Popular EU Tourist Destinations. Am. J. Clim. Change 04, 431–445. https://doi.org/10.4236/ajcc.2015.45035

[2] Kaseva, M.E., Moirana, J.L., 2010. Problems of solid waste management on Mount Kilimanjaro: A challenge to tourism. Waste Manag. Res. 28, 695– 704. https://doi.org/10.1177/0734242X09337655

[3] Malik, D.S., Kumar, D.S., 2012. Management of hotel waste: a case study of small hotels of haryana state 13.

[4] Mateu-Sbert, J., Ricci-Cabello, I., Villalonga-Olives, E., Cabeza-Irigoyen, E., 2013. The impact of tourism on municipal solid waste generation: The case of Menorca Island (Spain). Waste Manag. 33, 2589–2593. https://doi.org/10.1016/j.wasman.2013.08.007

[5] Mitchell, J., 2007. Final Report on P articipatory Tourism Value Chain Analysis in Da Nang, Central Vietnam. Novem Ber 72.

[6] Omidiani, A., HashemiHezaveh, S., 2016. Waste Management in Hotel Industry in India: A Review 6, 11.

[7] Pham Phu, S.T., Fujiwara, T., Hoang Minh, G., Pham Van, D., 2019. Solid waste management practice in a tourism destination – The status and challenges: A case study in Hoi An City, Vietnam. Waste Manag. Res. 37, 1077–1088. https://doi.org/10.1177/0734242X19862042

[8] Ranieri, E., Antognoni, S., Istrate, I.A., n.d. Municipal solid waste management in italian and romanian tourist areas 12.

[9] Shamshiry, E., Nadi, B., Bin Mokhtar, M., Komoo, I., Saadiah Hashim, H., Yahaya, N., 2011. Integrated Models for Solid Waste Management in Tourism Regions: Langkawi Island, Malaysia. J. Environ. Public Health 2011, 1–5. https://doi.org/10.1155/2011/709549

55

[10] Song Toan, P.P., Minh Giang, H., Takeshi, F., 2018. Analyzing solid waste management practices for the hotel industry. Glob. J. Environ. Sci. Manag. 4, 19–30. https://doi.org/10.22034/gjesm.2018.04.01.003

[11] Thanh, N.P., Matsui, Y., Fujiwara, T., 2012. An assessment on household attitudes and behavior towards household solid waste discard and recycling in the mekong delta region - southern vietnam. Environ. Eng. Manag. J. 11, 1445–1454. https://doi.org/10.30638/eemj.2012.180

Phụ lục hình ảnh

A. Lấy mẫu

A.1-2. Lấy mẫu bằng xe cuốn ép đối với các nguồn phát thải nhiều

A.3-4. Lấy mẫu từ các nguồn phát thải ít

B. Phân tích thành phần

B.1-2. Phương pháp Corning and quatering

B.3-4. Phân loại CTR

C. Phân tích

C.3-4. Cân đo phân tích độ ẩm và lưu giữ mẫu

E. Phân tích dòng CTR

https://doi.org/10.1177/0734242X19862042

Waste Management & Research

2019, Vol. 37(11) 1077 –1088 © The Author(s) 2019 Article reuse guidelines: sagepub.com/journals-permissions DOI: 10.1177/0734242X19862042 journals.sagepub.com/home/wmr

Introduction

Recently, the tourism industry (a smokeless industry) has gradu-

Một phần của tài liệu Đề tài tối ưu hóa mô hình quản lý và xử lý chất thải rắn cho đô thị du lịch ở việt nam – nghiên cứu điển hình cho thành phố hội an (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)