Tối ưu hóa dòng rác thải tương ứng với hệ thống xử lý phù hợp ······

Một phần của tài liệu Đề tài tối ưu hóa mô hình quản lý và xử lý chất thải rắn cho đô thị du lịch ở việt nam – nghiên cứu điển hình cho thành phố hội an (Trang 50 - 57)

Trước những vấn đề và thách thức mà hệ thống quản lý CTR đô thị của Hội An đang gặp phải, việc quy hoạch chiến lược, tìm giải pháp phù hợp trong quản

35

lý và xử lý CTR đô thị du lịch là cần thiết và cấp bách. Nghiên cứu này đã xây dựng chiến lược hành động theo hai hướng dựa trên những cơ sở của địa phương, những nhu cầu chính đáng của cộng đồng và yêu cầu cơ bản của một hệ thống quản lý CTR đô thị. Cụ thể là “Tối giản hệ thống quản lý CTR” (Phương án 1- PA1) và “Từng bước nâng cấp hệ thống quản lý CTR đô thị” (Phương án 2 - PA2). Mô hình dòng CTR đô thị du lịch được xây dựng theo 2 phương án trên như sau:

36

37

38

39

40

(1)Trong PA1, sự tối giản của hệ thống quản lý CTR đô thị du lịch được thể hiện ở các khâu xuyên suốt từ nguồn phát thải cho đến khi tập kết về nhà máy xử lý. Sự tối giản được thực hiện qua việc không cần thiết phải phân loại CTR, trong khi tách CTR tái chế là bắt buộc. Việc này nhận được sự đồng thuận của cộng đồng và doanh nghiệp bởi họ cho rằng việc tối giản hóa phù hợp với hiện trạng và năng lực hiện tại của hệ thống quản lý CTR địa phương. Bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng, đốt là phương án thành phố cân nhắc để giải quyết triệt để lượng phát thải phát sinh thì việc không phân loại là hoàn toàn phù hợp. Mục tiêu lớn nhất của hệ thống quản lý CTR ở các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng là thu hồi tối đa và xử lý triệt để lượng CTR phát sinh. Xét trên hiện trạng đang có; tiềm lực kinh tế của địa phương và tiềm lực tài chính cho hoạt động quản lý CTR; cũng như nhận thức của cộng đồn và xã hội về CTR; mục tiêu của hệ thống quản lý CTR đô thị thì PA1 thể hiện sự phù hợp, kịp thời, có tính khả thi rất cao và ý nghĩa lớn trong việc giải quyết các vấn đề cấp bách hiện nay. Với PA1, có 2 việc địa phương cần tập trung: - Đẩy mạnh phân loại và thu hồi CTR tái chế, để góp phần giảm lượng CTR

phát sinh, tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp tái chế và bắt đầu xây dựng kinh tế tuần hoàn cho CTR đô thị.

- Nâng cấp hoặc đầu tư mới nhà máy đốt CTR với công nghệ hiện đại đảm bảo đốt hiệu quả CTR có độ ẩm cao, thu hồi năng lượng xử lý tốt các chất thải ra môi trường.

(2)PA2 tập trung vào việc tiếp tục từng bước cải thiện và nâng cấp ở toàn bộ các mắc xích trong hệ thống quản lý CTR đô thị. Nếu PA1 hướng đến sự tối giản trong chuỗi thực hiện quản lý và xử lý CTR đô thị nhằm giải quyết nhanh chóng vấn đề tồn đọng CTR hiện nay, thì PA2 là giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để từng bước nâng cấp, cải thiện các mắc xích còn yếu của hệ thống quản lý CTR đô thị. Cụ thể là:

- Việc phân loại CTR tại nguồn vẫn tiếp tục được duy trì và phải có biện phải cải thiện hiệu quả thực hiện. Theo đó, 3 loại CTR cần được phân tách

41

tại nguồn: CTR tái chế (nhựa, kim loại, giấy, thủy tinh), CTR hữu cơ (CTR từ bếp, thức ăn thừa, CTR từ sân vườn và giấy ăn), và CTR đốt được (còn lại, ngoại trừ CTR nguy hại).

- Theo đó, từng bước đầu tư và nâng cấp hệ thống thu gom CTR tương ứng với từng loại CTR đã đượcphân loại.

- Hệ thống tái chế cần được đầu tư và phát triển từ khâu thu gom, xử lý sơ bộ cho đến hệ thống sản xuất sản phẩm tái chế.

- Khu xử lý đã có với công năng phù hợp (nhà máy composting và nhà máy đốt rác) cần được cải tạo, nâng cấp để đưa vào hoạt động hiệu quả. Đồng thời, vị trí tập kết CTR tại nhà máy cũng riêng biệt để tối ưu tính chất CTR cho từng quá trình xử lý.

- Bãi đổ rác cần được nâng cấp thành bãi chôn lấp hợp vệ sinh để xử lý tro sau quá trình đốt, hoặc nghiên cứu giải pháp tái chế tro thành vật liệu hữu ích cho cuộc sống.

Một phần của tài liệu Đề tài tối ưu hóa mô hình quản lý và xử lý chất thải rắn cho đô thị du lịch ở việt nam – nghiên cứu điển hình cho thành phố hội an (Trang 50 - 57)