Sự thay đổi cả cách thực hiện quản lý tại nguồn và hành vi của các bên liên quan tác động rõ ràng đến lượng và thành phần CTR phát sinh. Sự tối giản trong hệ thống thu gom (thu gom trộn lẫn) trong PA1 có thể là lợi thế trong điều kiện giới hạn của xã hội. Tuy nhiên, PA2 mới cho thấy tiềm năng để xây dựng một hệ thống quản lý CTR mẫu mực với các dòng CTR thuần hơn, hiệu quả hơn trong các hoạt động giảm tải ngay tại nguồn phát sinh. Hơn thế nữa, tính chất của CTR được thu hồi về khu vực xử lý của PA2 cũng chothấy sự tối ưu hơn PA1.
Hình 3.14. Tính chất của CTR trong các mô hình
12.9 12.8 13.2 13.1 13.2 13.0 44.3 39.7 50.1 52.0 58.7 57.8 0.0 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0 - 2.0 4.0 6.0 8.0 10.0 12.0 14.0 S0 S1 S2 S3 S4 S3 S4 S3 S4
Non bio-waste Bio-waste Home-
composting
Độ ẩm (%) HHV (MJ/kg)
44
Cụ thể, đồ thị 3.14 chỉ ra rằng nhiệt trị (HHV) và độ ẩm của CTR tại vị trí tập kết cho xử lý không có sự khác biệt đáng kể giữa hiện trạng (S0) và các mô hình quy hoạch theo PA1 (S1 và S2). Theo đó, độ ẩm của CTR hỗn hợp dao động ở 50% với nhiệt trị khoảng 13 MJ/kg. Đây là đặc tính chung của CTR đô thị thu gom hỗn hợp tại các nước đang phát triển. Độ ẩm cao từ CTR hữu cơ (CTR vườn, thức ăn thừa, rác bếp) là rào cản lớn trong quá trình đốt, làm cho hiệu quả đốt không hoàn toàn, chất lượng tro kém và tốn nhiên liệu.
Có lẽ những rào cản trên đã được giải quyết trong PA2 với cách tiếp cận của mô hình phân dòng CTR ngay từ khi phát thải. Cụ thể, CTR hữu cơ cho thấy sự phù hợp cho home-composting và các quá trình xử lý sinh học tập trung với độ ẩm dao từ 52 đến 58.7%. Bên cạnh đó, CTR còn lại có độ ẩm giảm xuống còn 39.7%, phù hợp cho quá trình đốt. Đồng thời, sự giảm lượng CTR hữu cơ cho nhà máy đốt giúp tăng hiệu quả đốt, chất lượng tro cũng tốt hơn và quá trình cháy hoàn toàn, không bị vón cục. Sự phân dòng CTR trong quá trình thu gom cho thấy sự cần thiết và tính hiệu quả cho những giai đoạn xử lý tiếp theo. Hiệu quả phân tách dòng CTR càng tốt, CTR càng tinh khiết, quá trình xử lý càng thuận lợi.
3.6.3. Đánh giá tính kinh tế trong các phương án quy hoạch hệ thống QL
CTR
Tính khả thi của dự án quy hoạch phụ thuộc lớn vào tính kinh tế của mô hình. Nghiên cứu này chỉ bóc tách một phần kinh tế trong vận hành hệ thống để so sánh sự khác nhau giữa 2 phương án quy hoạch hệ thống quản lý CTR, tối giản (PA1) và cải thiện (PA2).
Đầu tiên, phân tích dưới góc độ của chủ thể nguồn thải. Đồ thị 4.15a cho thấy rằng chi phí phải trả cho dịch vụ thu gom CTR hỗn hợp trong mô hình S1 và S2 (PA1) cao hơn so với thực tế (S0) trong khi đó thu nhập từ giao dịch CTR tái chế chỉ thực sự có hiệu quả khi chủ thể thực hiện với hiệu quả tốt (S2). Điều đó đồng nghĩa với chủ thể nguồn thải chấp nhận trả phí cao hơn so để mang lại sự tối giản trong thực hiện quản lý CTR. Trong khi đó, PA2 cho thấy tính kinh tế được thể hiện rõ ở chi phí vận hành mô hình S3 và S4. Cụ thể, chi phí phải trả cho thu
45
gom CTR định kỳ giảm đi đáng kể nếu chủ thể nguồn thải thực hiện tốt quản lý CTR tại nguồn. Đồng thời, hoạt động đó cũng mang lại nguồn thu không nhỏ từ việc bán CTR có thể tái chế. Bên cạnh đó, sản phẩm compost làm ra từ home- composting cũng có thể được sử dụng cho sân vườn tại chính nơi xả thải. Nghiên cứu cũng đã ghi nhận ý phản hồi từ các chủ thể nguồn thải. Theo họ, chi phí trả cho thu gom CTR và chi phí bán CTR tái chế không đáng kể so với thu nhập của họ và công sức mà họ phải bỏ ra để thực hiện quản lý CTR tại cơ sở. Bên cạnh đó cũng có những chủ thể cho rằng, tiền đôi khi không quan trọng vì chi phí trả cho hoạt động thu gom CTR là không đáng kể so với các hoạt động khác, nhưng hoạt động quản lý CTR tại nguồn là cần thiết, không chỉ có ý nghĩa bảo vệ môi trường, mà còn có ý nghĩa giáo dục, triết lý quản lý và kinh doanh. Một số khác thì hướng tới sự tinh túy trong kinh doanh, giá trị và chất lượng dịch vụ và các chỉ tiêu xanh, sinh thái trong kinh doanh. Vì thế họ tình nguyện tham gia và nhiệt tình lan tỏa. Điều này cho thấy, chúng ta đang thiếu đi 1 cơ chế để động viên, khuyến khích các chủ thể tham gia thực hiện quản lý CTR tại nguồn, thiếu đi khung pháp chế và “sàn” sản phẩm dịch vụ để bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp hướng đến giá trị sinh thái.
(a) (b) Đồ thị 3.15. Phân tích chi phí vận hành từ mô hình quản lý CTR
Ở góc phân tích vĩ mô, đồ thị 4.15b cũng cho thấy chi phí vận hành hệ thống quản lý CTR đô thị trong các mô hình đều có những đặc trưng riêng. So với thực
-0.70 -0.50 -0.30 -0.10 0.10 S0 S1 S2 S3 S4 Million USD
Phân tích chi phí cho doanh nghiệp trong vận hành hệ thống QL CTR (0.40) (0.20) - 0.20 0.40 0.60 S0 S1 S2 S3 S4 Million USD
Phân tích chi phí cho đô thị trong vận hành hệ thống QL CTR
46
trạng, PA1 cho thấy nguồn thu từ chi phí thu gom CTR nhiều hơn, đồng thời chi phí vận hành hệ thống thu gom tối giản cũng ít hơn. Tuy nhiên, chi phí cho xử lý lại tăng. Trái lại, PA2 cho thấy nguồn thu từ các chủ nguồn thải cho hoạt động thu gom CTR giảm nhưng, nguồn thu từ giao dịch CTR tái chế lại tăng. Bên cạnh đó, chi phí để vận hành hệ thống thu gom và xử lý đều giảm đáng kể do lượng CTR phát sinh đã giảm nhiều tại nguồn thải. Tóm lại, PA1 và PA2 đều cho thấy hiệu quả kinh tế trong quá trình vận hành hệ thống quản lý CTR đô thị hơn thực tế, đồng thời, hiệu quả kinh tế giữa PA1 và PA2 không có sự khác biệt đáng kể.
Vậy, xét một cách tổng thể tính kinh tế cho phương án quy hoạch và kế hoạch triển khai trong giai đoạn 10 năm, thì mô hình nào cho thấy sự tối ưu, khả thi trong đầu tư và thu hồi vốn?
Hình 3.16. Phân tích tính kinh tế trong vận hành dự án
Dựa vào đánh giá hiện trạng của hệ thống quản lý CTR đô thị, các mức độ đầu tư cũng được tính toán để giả định cho phương án đầu tư triển khai mô hình quản lý CTR theo các chiến lược quy hoạch khác nhau. Giai đoạn 10 năm đầu triển khai dự án được xác định là điểm cần phải hoàn vốn. Tiến độ triển khai dự án trong 2 phương án lần lượt là:
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 0 1st 2nd 3rd 4th 5th 6th 7th 8th 9th 10th M il li o n USD Year
Phân tích tính kinh tế trong triển khai dự án
S0 OP1 OP2
PA1: S0 S1 S2 PA1: S0 S3 S4 5 năm 5 năm
47
Đồ thị 3.16 phân tích lợi ích ròng trong việc triển khai dự án theo các mô hình xây dựng bởi các chiến lược khác nhau. Theo đó, mô hình thực tế cứ tiếp tục triển khai, thì trong 10 năm tới, lợi ích ròng của dự án vẫn mang về cho hệ thống quản lý CTR đô thị một giá trị dương với 0.8 triệu USD. Điều này có thể được lý giải bởi giải pháp chôn lấp chất thải rắn hiện tại thô sơ với giá vận hành rẻ (2 USD/tấn) trong khi đơn giá thu gom chất thải rắn không hề giảm. Tuy nhiên việc tồn đọng và tích lũy rác tại đô thị là vấn đềlớn trong tương lai, khi Hội An không còn quỹ đất cho bãi chôn lấp. Trong khi đó, PA1 và PA2 được quy hoạch với nguồn xã hội hóa công tác xử lý. Theo đó, các doanh nghiệp trong và ngoài nước được khuyến khích và tạo điều kiện để đầu tư nhà máy và vận hànhtại địa phương. Nhà nước sẽ chi trả theo đơn giá 20 USD/tấn chất thải rắn cho giải pháp xử lý trong ngày (bằng phương pháp đốt). Composting là giải pháp kết hợp, lồng ghép trong khu xử lý phức hợp, chỉ chiếm phần không đáng kể. Thực trạng cơ sở vật chất cho hoạt động thu gom đã đảm bảo cho PA1 và PA2, một số thiết bị nhỏ như sọt rác để phân loại tại nơi công cộng và xe đẩy tay được trang bị. Bên cạnh đó, nguồn lực để vận hành PA1 và PA2 cũng yêu cầu ít hơn PA1. Vì thế, có thể thấy mô hình quản lý CTR theo PA1 và PA2 mang lại lợi ích ròng hiệu quả hơn mô hình hiện tại. Sau 10 năm đầu dự án, lợi ích ròng tích lũy lên đến khoảng 2 triệu USD. Dĩ nhiên sự tính toán lãi ròng một cách tương đối dựa vào các khoảng thu chi chính của hệ thống quản lý CTR đô thị. Một số chi phí bảo hành, bảo dưỡng thiết bị, và an sinh xã hội cho nhân công chưa được xem xét. Cũng như những sự cố cần giải quyết, những biến động xã hội do tình hình chung, thiên tai và bệnh dịch chưa được dự báo. Tóm lại, chỉ số này cam kết ở giá trị dương trong quá trình triển khai dự án và hiệu quả hơn mô hình thực tế. Dưới góc độ kinh tế, sự chuyển đổi mô hình có thể được nghiên cứu triển khai và dự án có tính khả thi cao.
3.6.4. Đánh giá hiệu quả môi trường trong các phương án quy hoạch hệ thống quản lý CTR thống quản lý CTR
Việc quy hoạch các mô hình theo PA1 và PA2 là giải pháp nhằm giảm các vấn đề môi trường đô thị đang tồn tại lâu nay ở Hội An. Không còn hiện tượng tồn động CTR tại khu dân cư và nơi công cộng, giảm sự rối loạn và quá tải trong mô
48
hình thu gom, nâng cao dịch vụ thu gom, đáp ứng nhu cầu của chủ nguồn thải. Những vấn đề môi trường trong đô thị đã được giải quyết thì vấn đề ô nhiễm tại các khu xử lý cũng cần được cân nhắc và xem xét giữa các phương án quy hoạch chiến lược. Đồ thị hình 4.17a cung cấp thông tin về lượng CO2có thể phát thải từ các phương pháp xử lý 1 tấn rác thải khác nhau. Theo đó, chôn lấp là giải pháp phát thải lượng CO2lớn nhất (808 kg CO2/tấn rác), trong khi đốt và ủ composting thì phát thải ít hơn (438 và 172 kg CO2/tấn rác).
(a) (b)
Hình 3.17. Sự phát thải khí CO2 từcác phương pháp xửlý CTR đô thịở Hội An
Sự kết hợp các phương pháp xử lý có thể là giải pháp tốt đểđạt hiệu quả cao nhất trong xử lý chất thải, đồng thời có thể giảm sự phát thải khí nhà kính từ các công trình xử lý. Theo đó, đồ thị 3.17b chỉ ra rằng PA1 cho thấy việc sử dụng công nghệ đốt sản sinh hàm lượng CO2 lớn nhất (trung bình khoảng 550 kg CO2/tấn rác). Với phương án này, tất cả chất thải hỗn hợp chỉ đốt thì mới xử lý hết lượng phát thải hằng ngày. Rác hỗn tạp không hiệu quảcho các phương pháp ủcomposting, đồng thời, chôn lấp không phải là giải pháp được khuyến khích ở Hội An. Trong khi đó, PA2 được quy hoạch bao gồm khu phức hợp xử lý CTR đô thị với công nghệ đốt (CTR vô cơ), composting (CTR hữu cơ còn lại), và chôn lấp tro sau đốt. Việc triển khai ủ compost tại nhà cũng được tính toán là nguồn phát thải vào môi trường. Theo đó, mô hình S3 và S4 trong PA2 phát thải ít khí CO2 hơn PA1 và mô hình hiện nay.
49
Hình 3.18. Ước tính lượng CO2 phát thải trong tương lai từ PA1 và PA2
Dựbáo cho tương lai xa hơn với thời gian ước tính sự phát thải khí nhà kính CO2 100 năm từ các công nghệ xử lý. PA2 cho thấy sự vượt trội về hiệu quả giảm thiểu khí nhà kính đáng kể trong tương lai khi các giải pháp xửlý hướng tới các quá trình sinh học hiếu khí và đốt khép kín thu năng lượng. Đồng thời, lượng CTR phát sinh cũng được xử lý tại chỗ hiệu quả.
Vậy, không thể phủ nhận công nghệ đóng vai trò quan trọng trong hiệu quả xử lý và chất lượng phát thải vào môi trường. Đồng thời, phải khẳng định rằng cách thức vận hành mô hình quản lý CTR từ nguồn phát thải đến điểm tập kết đóng vai trò then chốt trong việc định hình và lựa chọn công nghệ xử lý phù hợp. Quản lý CTR đô thị càng chi tiết, tiềm năng tái chếcàng cao, năng lượng thu hồi càng lớn, giảm thiểu phát thải môi trường càng tích cực và tính kinh tế càng tối ưu.
3.5000 4.5000 5.5000 6.5000 7.5000 8.5000 9.5000 2019 2029 2039 2049 2059 2069 2079 2089 2099 2109 2119 Gg Year
Dự báo phát thải CO2 từ quá trình xử lý CTR trong các mô hình
S0 OP1 OP2
50
Kết luận và kiến nghị
Kết luận
Với mục tiêu đánh giá hiện trạng và phân tích các vấn đề trong hệ thống quản lý CTR đô thị Hội An, từđó xây dựng chiến lược quy hoạch để cải thiện hệ thống quản lý CTR đô thị. Một số kết quảđược ghi nhận từ nghiên cứu này:
(1) Lượng phát thải: Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng CTR từ ngành công nghiệp du lịch chiếm phần lớn (64.6%) lượng CTR đô thị, trong đó, các hoạt động lưu trú và dịch vụ ăn uống là 2 nguồn phát thải chính. Trung bình khoảng 2.28 kg CTR được phát thải trên 1 khách lưu trú, và khoảng 30 kg CTR được phát thải từ một nhà hàng. Đồng thời, lượng CTR phát thải chi tiết trên từng khách lưu trú ở từng loại hình cơ sở lưu trú và các đơn vị kinh doanh khác cũng được xác định. Đối với dân cư, trung bình 1 người dân phát thải 0.223 kg/ngày. Khu dân cư nội thành phát thải nhiều hơn khu vực vùng ven.
(2)Thành phần CTR: CTR du lịch được xác định có 66% là hữu cơ, 22% là CTR tái chế và còn lại và các loại CTR khác. Từng loại hình kinh doanh dịch vụ khác nhau, thì tính chất CTR khác nhau. Tuy nhiên tỷ lệ CTR hữu cơ dao động ở mức trung bình 50 %. Chính vì thế, tính chất CTR du lịch ở Hội An có độẩm lớn (trung bình 48 %) và nhiệt trị thấp (trung bình 17 MJ). Tính chất CTR này gây nhiều trở ngại cho các quá trình xử lý phía sau.
(3)Thực trạng quản lý CTR tại nguồn: Mặc dù đã thực hiện phân loại CTR tại nguồn từnăm 2012, nhưng đến nay tỷ lệ thực hiện phân loại CTR tại nguồn vẫn chưa cao, cụ thể: 85% dân cư, 76% cơ sởlưu trú và 67% cơ sở kinh doanh ăn uống. Bên cạnh đó, hiệu quả thực hiện phân loại CTR tại các đơn vị trên cũng chưa tốt. Ủ compost tại nguồn chưa thực sự được quan tâm và triển khai ởcác đơn vị do nhiều rào cản về kỹ thuật và cơ chế chính sách. Trong khi đó, hoạt động tái chế thì hoạt động nhỏ lẻ bởi các
51
các đơn vị phi chính thống, chưa mang lại hiệu quả cao và tạo ra nguồn lực đáng kể cho xã hội.
(4)Hệ thống thu gom CTR: Hệ thống thu gom CTR ở Hội An hoạt động với cách thức và phương tiện phong phú, thu hồi được 95% CTR phát sinh hằng ngày. Tuy nhiên tại một sốđiểm du lịch, hệ thống thu gom cho thấy sự rối loạn và dịch vụ kém, chưa đáp ứng được nhu cầu của chủ nguồn thải. Sựchưa đồng bộtrong công tác thu gom và năng lực thu gom chưa đủđáp ứng nhu cầu của đô thịđã góp phần tạo ra các trở ngại lớn ởbước xử lý tiếp theo.
(5)Hệ thống xử lý CTR: Khu vực tập kết và xửlý CTR đô thịtheo phương án ủcomposting và đốt chưa giải quyết được lượng CTR phát sinh hằng