B. PHẦN NỘI DUNG
1.2.2.4. Giải quyết việc làm, nâng cao trình độ cho người lao động
Bên cạnh, góp phần tăng trưởng, ổn định kinh tế, mở rộng hợp tác kinh tế thì hoạt động xuất khẩu dệt may còn góp phần giải quyết các mục tiêu xã hội của đất nước cũng như của mỗi địa phương:
Thứ nhất, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo, góp phần rút ngăn khoảng cách phát triển giữa các khu vực với nhau, giữa thành thị với nông thôn. Minh chứng là, mỗi năm ngành dệt may đang thu hút được khoảng 1,6 triệu lao động, chiếm 25% lực lượng lao động công nghiệp, với con số này, mỗi năm đã giúp Nhà nước giải quyết một khối lượng lớn lao động thất nghiệp, tạo thu nhập cho người không có công ăn việc làm, nâng cao mức sống người dân, đưa quốc gia thoát khỏi sự đói nghèo và lạc hậu. Đồng thời, hoạt động xuất khẩu dệt may với việc ngày càng mở rộng thị trường, mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, khi đó ngành dệt may sẽ thu hút được nhiều hơn nữa lao động và giúp họ có được một mức thu nhập cao và ổn định.
Thứ hai, phát triển xuất khẩu dệt may cũng có tác dụng tích cực trong việc nâng cao trình độ tay nghề của lao động. Với những đòi hỏi ngày càng cao của các nước nhập khẩu hàng dệt may đã tạo áp lực buộc người lao động không ngừng nâng cao trình độ tay nghề, rèn luyện kỹ luật lao động để đáp ứng yêu cầu. Do đó, tay nghề của người lao động sẽ được nâng cao, họ sẽ được đào tạo một cách bài bản và có kế hoạch cụ thể, đồng thời có cơ hội tiếp cận với những công nghệ sản xuất dệt may hiện đại.