Năng lực của doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu Dệt may

Một phần của tài liệu Đề tài tác động của các hiệp định thương mại tự do (FTAs) đối với ngành dệt may của việt nam – qua thực tiễn tại tỉnh thừa thiên huế (Trang 35 - 37)

B. PHẦN NỘI DUNG

1.3.2. Năng lực của doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu Dệt may

Đây là nhân tố thuộc về doanh nghiệp mà doanh nghiệp tự tạo ra và điều chỉnh để phục vụ cho hoạt động xuất khẩu của mình. Những nhân tố có thể kể đến như:

Thứ nhất, năng lực lãnh đạo và quản trị kinh doanh của ban quản lý, điều hành doanh nghiệp. Đây là nhân tố hết sức quan trọng, quyết định đến sự thành công trong kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vì trình độ và năng lực quản trị kinh doanh của ban quản trị doanh nghiệp giúp doanh nghiệp vạch ra được những đường lối, chiến lược kinh doanh đúng đắn, khai thác hiệu quả thị trường sản xuất trong nước cũng như thị trường xuất khẩu nước ngoài. Đặc biệt, với ngành sản xuất dệt may, việc có những chiến lược phù hợp để tận dụng nguồn nhân công, khai thác hiệu quả nguồn nguyên liệu, xuất khẩu sang những thị trường tiềm năng… sẽ là yếu tố quyết định đến thành bại của doanh nghiệp xuất khẩu dệt may.

Thứ hai, khả năng tài chính của doanh nghiệp. Biểu hiện ở quy mô vốn hiện có và khả năng huy động vốn của doanh nghiệp. Năng lực tài chính có thể làm hạn chế hoặc mở rộng các khả năng khác của doanh nghiệp, vì vốn là tiền đề cho mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi lẽ, hoạt động sản xuất nói chung và đặc biệt là hoạt động xuất khẩu, đòi hỏi doanh nghiệp phải có nội lực về tài chính để trang trãi cho các chi phí từ khâu tạo ra nguyên vật liêu, cho tới sản xuất ra sản phẩm đến việc tiếp cận thị trường nhập khẩu và chi phí cho hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài nước, chưa kể đến các chi phí cho các

rủi ro xuất hiện trong quá trình xuất khẩu. Do đó, doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu dệt may cần phải có các phương án tăng vốn điều lệ, cũng như vốn kinh doanh để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Để thực hiện điều này, ngay từ ngày mới thành lập, doanh nghiệp cần phải huy động được nguồn vốn góp đủ lớn, thành lập các doanh nghiệp có khả năng huy động vốn lớn như công ty cổ phần hoặc công ty TNHH 2 thành viên, điều này giúp doanh nghiệp chủ động trong việc điều chỉnh nguồn vốn góp vào để kinh doanh. Ngoài ra, doanh nghiệp cần có các phương án vay ngân hàng, tận dụng các nguồn hỗ trợ từ vốn ODA.

Thứ ba, trình độ và năng lực kinh doanh xuất khẩu của đội ngũ cán bộ kinh doanh trong doanh nghiệp. Là những chủ thể trực tiếp thực hiện các công việc của quá trình sản xuất hàng dệt may. Vì vậy, trình độ và năng lực trong hoạt động xuất khẩu của những người này quyết định tới hiệu quả công việc, chất lượng và mẫu mã sản phẩm dệt may xuất khẩu. Vì vậy, doanh nghiệp cần có các chiến lược tuyển dụng và sử dụng con người phù hợp với vai trò, đặc biệt là những người trực tiếp quản lý hoạt động sản xuất sản phẩm của nhà máy.

Thứ tư, năng lực về khoa học công nghệ của thiết bị máy móc sản xuất của doanh nghiệp dệt may. Bên cạnh trình độ của người lao động thì hàm lượng khoa học của các thiết bị máy móc sản xuất quyết định đến chất lượng, mẫu mã sản phẩm dệt may. Máy móc thiết bị hiện đại, tạo ra sản phẩm hiện đại đáp ứng được nhu cầu người sử dụng, do đó sản phẩm sản xuất ra sẽ bán được, đưa lại nguồn lợi nhuận cao và ngược lại. Yếu tố khoa học công nghệ đặc biệt càng ảnh hưởng khi sản phẩm là hàng dệt may. Bởi lẽ, một trong những đặc trưng của hàng dệt may là chất lượng sản phẩm, hình dáng, mẫu mã, màu sắc luôn phải thay đổi theo nhu cầu của người dung, thay đổi theo khí hậu, theo nét văn hóa của từng khu vực, do đó việc có những dây chuyền sản xuất đáp ứng nhu cầu thị hiếu sẻ giúp doanh nghiệp chủ động để ứng phó với nhu cầu của người tiêu dùng, đặc biệt là của các thị trường nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Đề tài tác động của các hiệp định thương mại tự do (FTAs) đối với ngành dệt may của việt nam – qua thực tiễn tại tỉnh thừa thiên huế (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)