Giải pháp về chính sách của các cơ quan quản lý Nhà nước

Một phần của tài liệu Đề tài tác động của các hiệp định thương mại tự do (FTAs) đối với ngành dệt may của việt nam – qua thực tiễn tại tỉnh thừa thiên huế (Trang 87 - 88)

B. PHẦN NỘI DUNG

3.2.1.2. Giải pháp về chính sách của các cơ quan quản lý Nhà nước

Để đảm bảo thực thi có hiệu quả cam kết trong các FTA mà Việt Nam đã tham gia, tận dụng tối đa những lợi ích mà các FTA mang lại, cơ quan quản lý nhà nước cần phải đưa ra các chính sách thực thi như:

Thứ nhất, ban hành các chính sách ưu đãi về thuế , tiền thuê đất…để khuyến khích đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành dệt may giúp giải quyết vấn đề nhập khẩu vải từ Trung Quốc và Đài Loan cũng như đáp ứng được yêu cầu về quy tắc xuất xứ trong VKFTA, EVFTA và CPTPP;

Thứ hai, thực hiện các chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ về vốn đầu tư như: khuyến khích các ngân hàng cho vay đầu tư với lãi suất thấp, bảo lãnh. Từ đó, giúp các doanh nghiệp trang bị các dây chuyền sản xuất hiện đại đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường để hàng hóa của họ khi xuất khẩu không bị trả về;

Thứ ba, tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, cải cách thủ tục hải quan, thực hiện thủ tục hải quan điện tử, C/O điện tử giúp các doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí, hạn chế các tiêu cực và tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch, công bằng cho sự phát triển của các doanh nghiệp;

Thứ tư, các bộ, ban, ngành và hiệp hội dệt may nên phối hợp với các cơ quan về xúc tiến thương mại của chính phủ trong hoạt động đầu tư và mở rộng

thị trường, thông tin về các nghĩa vụ cam kết trong FTAs, về thị trường, về bạn hàng để các doanh nghiệp được biết thông qua các hoạt động như: tổ chức hội thảo, phát hành sách về các FTAs,v.v.

Thứ tư, xây dựng lộ trình bảo vệ môi trường, quản lý sản xuất hàng hóa theo các tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000, ISO 1400, SA 8000,v.v.

Thứ năm, tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn để đào tạo kiến thức kinh tế quốc tế, nghiệp vụ ngoại thương, luật thương mại quốc tế, kinh nghiêm ứng xử khi có tranh chấp, kiện tụng và các kỹ năng cần thiết khác cho doanh nghiệp;

Thứ sáu, thực hiện các hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lí các hành vi vi phạm môi trường của các doanh nghiệp nhằm bảo vệ môi trường, thực thi hiệu quả các cam kết trong FTAs.

Một phần của tài liệu Đề tài tác động của các hiệp định thương mại tự do (FTAs) đối với ngành dệt may của việt nam – qua thực tiễn tại tỉnh thừa thiên huế (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)