Các nhân tố chi phối khác

Một phần của tài liệu Đề tài tác động của các hiệp định thương mại tự do (FTAs) đối với ngành dệt may của việt nam – qua thực tiễn tại tỉnh thừa thiên huế (Trang 37 - 39)

B. PHẦN NỘI DUNG

1.3.4. Các nhân tố chi phối khác

Thứ nhất, tình hình phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của thị trường xuất khẩu. Có ảnh hưởng đến nhu cầu và khả năng thanh toán của doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may. Các nhân tố phản ánh sự phát triển kinh tế của thị trường xuất khẩu là tổng sản phẩm quốc nội (GDP), thu nhập của dân cư, tình hình lạm phát, tình hình lãi suất. Cùng với đó, đặc điểm và sự thay đổi về văn hoá- xã hội của thị trường xuất khẩu cũng tác động rất lớn đến nhu cầu của khách hàng, quyết định mua hàng của khách hàng dẫn tới ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng, kiểu dáng sản phẩm dệt may xuất khẩu của doanh nghiệp.

Thứ hai, tình hình chính trị, hợp tác quốc tế. Điều này biểu hiện ở xu thế hợp tác giữa các quốc gia, dẫn đến sự hình thành các khối kinh tế, chính trị của một nhóm các quốc gia, do đó sẽ ảnh hưởng đến tình hình thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp.

Thứ ba, trình độ phát triển khoa học công nghệ của thị trường xuất khẩu. Điều này ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống kinh tế xã hội của thị trường đó, do vậy sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu và sức mua của khách hàng.

Thứ tư, chính sách thương mại của các quốc gia có thị trường xuất của doanh nghiệp. Có thể làm hạn chế hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường đó. Một quốc gia có chính sách thương mại tự do sẽ giúp cho hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp sang thị trường quốc gia đó được thực hiện một cách dễ dàng hơn và thường mang lại hiệu quả kinh tế cao và ngược lại.

Thứ năm, mức độ cạnh tranh quốc tế. Biểu hiện ở sức ép từ phía các doanh nghiệp, các công ty quốc tế đối với doanh nghiệp khi cùng tham gia vào một thị trường xuất khẩu nhất định. Sức ép này càng lớn thì càng gây khó khăn cho doanh nghiệp khi muốn thâm nhập, duy trì, mở rộng thị trường xuất khẩu cho mình.

Cuối cùng, ảnh hưởng của tình hình kinh tế - xã hội thế giới. Trong điều kiện mà mỗi quốc gia đều dựa vào lợi thế của mình cũng như thị trường tiêu thụ thế giới để tổ chức sản xuất và xuất khẩu thì tính liên kết và phụ thuộc giữa các nước ngày càng tăng lên. Chính vì điều này mà mỗi sự biến động của tình hình kinh tễ- xã hội ở nước ngoài đều có những ảnh hưởng nhất định đối với hoạt động kinh tế trong nước. Lĩnh vực hoạt động xuất khẩu là lĩnh vực trực tiếp quan hệ với các chủ thể ở nước ngoài, chịu sự chi phối và tác động của các nhân tố ở nước ngoài nên nó lại càng rất nhạy cảm. Bất kỳ một sự thay đổi nào về chính sách xuất khẩu, tình hình lạm phát , thất nghiệp hay tăng truởng về suy thoái kinh tế...của các nước đều ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu ở nước ta.

Tiểu kết: Mục này đã phân tích được những yếu tố chi phối đến hoạt động

xuất khẩu nói chung và hoạt động xuất khẩu hàng dệt may nói riêng, việc này đã giúp doanh nghiệp nhận diện được các nhân tố ảnh hưởng, chiều hướng tác động đến hoạt động xuất khẩu hàng dệt may hiện tại cũng như trong tương lai, từ đó có định hướng và xây dựng những giải pháp cụ thể loại bỏ hoặc giảm thiểu những yếu tố tác động tiêu cực, giúp nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng dệt may.

Một phần của tài liệu Đề tài tác động của các hiệp định thương mại tự do (FTAs) đối với ngành dệt may của việt nam – qua thực tiễn tại tỉnh thừa thiên huế (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)