B. PHẦN NỘI DUNG
2.2.5. Tác động từ quy định về chính sách cạnh tranh
Trong xu thế tự do hóa thương mại như hiện nay, các hàng rào thuế quan sẽ bị gỡ bỏ, thì việc làm thế nào để duy trì một môi trường kinh doanh trong sạch, bình đẳng và minh bạch là hết sức quan trọng. Trong các hiệp định FTA như VKFTA, EVFTA hay CPTPP đều đưa ra các quy định về chính sách cạnh tranh nhằm mục đích tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, công bằng, bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng.
Trong VKFTA, EVFTA hay CPTPP đều yêu cầu các nước thành viên duy trì và thi hành quy định về pháp luật cạnh tranh nhằm đảm bảo cho các lợi ích tự do hóa thương mại và đầu tư, cấm các hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không làm mạnh xuyên biên giới và yêu cầu các quốc gia thành viên phải duy trì các quy định, biện pháp chống hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh dựa trên nguyên tắc minh bạch, công bằng trong thủ tục tố tụng và không phân biệt đối xử. Theo đó, doanh nghiệp vi phạm chỉ bị xử lý khi có hành vi vi phạm và bị cơ quan có thẩm quyền điều tra, chứng minh được hành vi đó vi phạm pháp luật cạnh tranh, bên cạnh đó quyết định xử lý vi phạm phải bằng văn bản.
Các quy định về chính sách cạnh tranh trong FTA sẽ góp phần hoàn thiện cơ sở pháp lý về cạnh trạnh tại Việt Nam. Từ đó, thu hút thúc đẩy các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, bao gồm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, kinh doanh tại Việt Nam khi môi trường kinh doanh được đảm bảo cạnh tranh bình đẳng, minh bạch và không phân biệt đối xử; Nâng cao nhận thức về cạnh tranh lành mạnh và có ý thức tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; Tạo điều kiện nâng cao trình độ và năng lực của cơ quan thực thi pháp luật cạnh tranh của Việt Nam thông qua các cơ chế về hợp tác, trao đổi thông tin, tham vấn về những vấn đề liên quan đến cạnh tranh giữa các nước thành viên trong quá trình thực thi cam kết.
Về cơ bản, thì những quy định về cạnh tranh trong các FTA tương thích với các quy định trong luật cạnh tranh 2004 và các nghị định hướng dẫn thi hành luật cạnh tranh như nghị định 116/2005/NĐ-CP, nghị định 71/2014/NĐ-CP về xử lí vi phạm trong lĩnh vực cạnh tranh, quy định về trình tự thủ tục điều tra, xử lý các vụ việc cạnh tranh, cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc cạnh tranh.
Tuy nhiên, thực tế việc thực thi các nguyên tắc này ở Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề cần phải quan tâm và một số quy định về cạnh tranh vẫn chưa tương thích với quy định trong CPTPP như:
Quy định tại Điều 16.1 của CPTPP, phạm vi điều chỉnh của Luật cạnh tranh được các quốc gia áp dụng vào tất cả các hoạt động thương mại của chính mình. Tuy nhiên, một quốc gia thành viên có thể áp dụng Luật cạnh tranh của mình để điều chỉnh các hoạt động thương mại diễn ra bên ngoài lãnh thổ của mình nơi có những ảnh hưởng chống cạnh tranh. Nhưng theo quy định của Luật Cạnh tranh 2004, phạm vi điều chỉnh của Luật canh tranh chỉ áp dụng cho các đối tượng là doanh nghiệp và hiệp hội ngành nghề hoạt động tại Việt Nam. Do vậy, nếu có hành vi phản cạnh tranh ở nước ngoài mà gây thiệt hại cho các doanh nghiệp, người tiêu dùng hoặc nhà nước Việt Nam thì chúng ta không thể áp dụng luật cạnh tranh để giải quyết theo tinh thần của Hiệp định CPTPP
Về cơ quan thực thi cạnh tranh, theo quy định trong CPTPP, mỗi quốc gia thành viên sẽ duy trì một hoặc nhiều cơ quan có thẩm quyền chịu trách nhiệm thực thi luật cạnh tranh trên nguyên tắc không được phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp quốc gia. Nhưng trên thực tế thì ở Việt Nam chỉ có Bộ Công Thương là cơ quan thực thi về pháp luật cạnh tranh (điều tra, xử lí vi phạm). Trong khi đó hàng loạt doanh nghiệp được xem là độc quyền như: Tập toàn điện lực, thống lĩnh thị trường xăng dầu (Petrolimex) thì lại thuộc sự quản lý của Bộ công Thương nên khi doanh nghiệp vi phạm sẽ rất khó để bị xử lý công bằng
Về bảo vệ người tiêu dùng, phạm vi của bảo vệ người tiêu dùng trong CPTPP là người tiêu cùng của các quốc gia thành viên CPTPP. Các quốc gia thành viên phải thông qua hoặc duy trì luật bảo vệ khách hàng hoặc các luật khác
hoặc những qui định về các hoạt động thương mại gian dối. Nhưng theo quy định của Luật bảo vệ người tiêu dùng 2010, thì pháp luật chỉ điều chỉnh các quan hệ bảo vệ NTD trên lãnh thổ Việt Nam, những trừng hợp người tiêu dùng ngoài lãnh thổ Việt Nam cần được bảo vệ thì pháp luật Việt Nam chưa điều chỉnh.