Giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật

Một phần của tài liệu Đề tài tác động của các hiệp định thương mại tự do (FTAs) đối với ngành dệt may của việt nam – qua thực tiễn tại tỉnh thừa thiên huế (Trang 84 - 87)

B. PHẦN NỘI DUNG

3.2.1.1. Giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật

FTAs mà Việt Nam đã tham gia ký kết có phạm vi cam kết rất rộng, không những bao trùm các lĩnh vực thương mại truyền thống (thương mại, dịch vụ…)

mà còn có lĩnh vực thương mại phi truyền thống (mua sắm công, doanh nghiệp nhà nước…), với mức độ cam kết rộng như vậy sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thể chế pháp luật và nền kinh tế của Việt Nam trong thời gian sắp đến. Với những nghĩa vụ đã cam kết trong các FTAs bắt buộc Việt Nam phải sửa đổi các quy định của pháp luật trong nước nhằm đảm bảo tuân thủ và thực thi nghiêm túc các cam kết đó. Vì vậy, cần phải rà soát, kiểm tra lại tất cả các quy định của pháp luật trong nước để đảm bảo sự tương thích với những nghĩa vụ mà Việt Nam đã cam kết trong các FTAs.

Cam kết trong các FTAs không chỉ hướng đến sự tự do hóa thương mại sâu rộng mà còn nhằm mục tiêu bảo vệ môi trường hướng tới sự phát triển bền vững, việc thực thi các nghĩa vụ đã cam kết về bảo vệ môi trường trong FTAs đã gây ra khó khăn cho Việt Nam trong quá trình thực thi mặc dù chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, quy định pháp luật về môi trường, song khuôn khổ pháp lý cho lĩnh vực môi trường còn chưa đầy đủ và thậm chí còn chồng chéo trong một số lĩnh vực. Vì vậy cần phải tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật về môi trường để đảm bảo sự tương thích và thực thi có hiệu quả các nghĩa vụ đã cam kết trong FTAs, cụ thể:

Thứ nhất, đối với pháp luật Hải quan: Các quy định trong pháp luật Hải quan về cơ bản đã tương thích các cam kết về Hải quan và tạo thương mại trong VKFTA, EVFTA và CPTPP. Tuy nhiên, vẫn có điểm vẫn chưa tương thích với 1 cam kết trong EVFTA tại khoản 1 điều 5 liên quan đến doanh nghiệp ưu tiên. Cụ thể, theo EVFTA thì Việt Nam phải đảm bảo cơ chế doanh nghiệp ưu tiên là minh bạch, hiệu quả để giảm chi phí và tăng tính khả đoán cho các doanh nghiệp bao gồm cả các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tuy nhiên pháp luật Việt Nam hiện lại đang quy định tiêu chí về kim ngạch xuất nhập khẩu tối thiểu ở mức rất cao mà thực tế sẽ không thể có doanh nghiệp nhỏ và vừa nào đáp ứng được.

Để giải quyết vấn đề này thì cần phải sửa đổi khoản 4 điều 10 của nghị định 08/2015/NĐ-CP về tiêu chí kim ngạch xuất nhập khẩu tối thiểu đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ theo hướng giảm bớt quy định mức kim ngạch xuất

nhập khẩu tối thiểu xuống tới mức mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể đáp ứng được.

Thứ hai, đối với pháp luật cạnh tranh: Những quy định về pháp luật cạnh tranh về cơ bản là phù hợp với các quy định về chính sách cạnh tranh trong CPTPP nhưng vẫn còn một số quy định của pháp luật Việt Nam vẫn chưa phù hợp và cần phải sửa đổi như:

Một là, đối với phạm vi điều chỉnh: Theo quy định tại điều 16.1 của Hiệp định CPTPP mỗi quốc gia phải áp dụng pháp luật cạnh tranh để điều chỉnh tất cả các hoạt động thương mại diễn ra trong lãnh thổ của mình và một quốc gia thành viên có thể áp dụng pháp luật cạnh tranh của quốc gia mình để điểu chỉnh các hoạt động thương mại diễn ra bên ngoài lãnh thổ nhằm mục đích chống hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Trong khi đó, tại điều 2 của luật cạnh tranh 2004 thì chỉ tổ chức, cá nhân kinh doanh hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam mới thuộc sự điều chỉnh của luật cạnh tranh

Vì vậy, để đảm bảo sự tương thích với những cam kết trong CPTPP cần phải sửa đổi điều 2 của Luật cạnh tranh 2004 theo hướng mở rộng phạm vi điều chỉnh của luật cạnh tranh.

Hai là, đối với cơ quan quản lý cạnh tranh: tại khoản 3 điều 16.1 của CPTPP có quy định mỗi quốc gia có quyền duy trì một hoặc nhiều cơ quan thực thi luật cạnh tranh nhưng phải đảm bảo tính công bằng, minh bạch, không phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp. Trong khi đó, tại Việt Nam cơ quan có quyền điều tra, xử lý cạnh tranh là Cục quản lý cạnh tranh thuộc Bộ Công Thương. Mặt khác, Bộ Công Thương hiện nay là cơ quan chủ quản của nhiều doanh nghiệp thống lĩnh thị trường như Tập đoàn điên lực, Petrolimex… điều này sẽ dẫn đến không đảm bảo được tính công bằng, không phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp theo cam kết trong CPTPP

Vậy nên, cần phải thay đổi theo hướng tách Cục quản lý cạnh tranh ra khỏi Bộ Công Thương và là một cơ quan độc lập có nhiệm vụ điều tra, xử lí hành vi cạnh tranh để tạo ra sự công bằng và phù hợp với cam kết trong CPTPP.

Ba là, đối với pháp luật bảo vệ người tiêu dùng: Bảo vệ người tiêu dùng được quy định tại điều 16.6 trong chương chính sách cạnh tranh trong CPTPP theo đó người tiêu dùng được bảo vệ trong khu vực CPTPP. Trong khi đó, tại điều 2 của Luật bảo vệ Người tiêu dùng 2010 người tiêu dùng chỉ được pháp luật bảo vệ trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam, quyền lợi của người tiêu dùng ngoài lãnh thổ Việt Nam vẫn chưa được điểu chỉnh

Vì vậy, cần phải sửa đổi, bổ sung quy định tại điều 2 của Luật bảo vệ người tiêu dùng 2010 để phù hợp với cam kết trong CPTPP theo hướng mở rộng phạm vi điều chỉnh, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng ngoài lãnh thổ Việt Nam

Một phần của tài liệu Đề tài tác động của các hiệp định thương mại tự do (FTAs) đối với ngành dệt may của việt nam – qua thực tiễn tại tỉnh thừa thiên huế (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)