BHXH ra đời và phát triển từ khi cuộc cách mạng công nghiệp xuất hiện ở châu Âu, nhằm bảo đảm cuộc sống cho những người công nhân công nghiệp và gia đình họ trước những rủi ro xã hội như ốm đau, tai nạn, mất việc làm…, làm giảm hoặc mất thu nhập. Ở tất cả các quốc gia, chính sách BHXH đều được xem là một tr cột cơ bản, quan trọng nhất trong hệ thống ASXH.
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về về BHXH, chẳng hạn [03]:
Từ các giác độ khác, cũng có thể có những khái niệm khác nhau về BHXH [03], chẳng hạn:
- Từ giác độ pháp luật: BHXH là một chế định pháp luật bảo vệ người lao động, sử d ng tiền đóng góp của người lao động, NSDLĐ, và được sự tài trợ, bảo hộ của Nhà nước, nhằm trợ cấp vật chất cho người được bảo hiểm và gia đình trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập bình thường do ốm đau, tai nạn lao động, thai sản, hết tuổi lao động theo quy định của pháp luật (hưu) hoặc chết.
- Từ giác độ tài chính: BHXH là sự chia sẻ rủi ro về tài chính giữa những người tham gia BHXH theo quy định của pháp luật.
- Từ giác độ chính sách xã hội: BHXH là một chính sách xã hội nhằm đảm bảo đời sống vật chất cho người lao động khi họ gặp phải các “rủi ro xã hội nhằm góp phần đảm bảo an toàn xã hội….
Hiện nay, Luật BHXH (2014) quy định: BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do
ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH.
Chính sách BHXH được cấu thành chủ yếu từ 2 chính sách:
- BHXHbắt buộc là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà theo quy định của pháp luật, người lao động và NSDLĐ phải tham gia, áp d ng cho khu vực kinh tế chính thức, có quan hệ lao động, chủ yếu cho các doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị kinh tế.
- BHXH tự nguyện là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà người lao động tham gia (chủ yếu làm việc trong khu vực kinh tế phi chính thức, không có quan hệ lao động) được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu
nhập của mình và Nhà nước có chính sách h trợ tiền đóng BHXH để người tham gia hưởng chế độ BHXH.
Luật BHXH (2014) cũng quy định, đối với BHXH bắt buộc thì gồm có các chế độ: ốm đau; thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí; tử tuất và BHXH tự nguyện thì chỉ có 02 chế độ: hưu trí; tử tuất.
So sánh giữa BHXH và các loại hình bảo hiểm thương mại có sự khác nhau cơ bản như:
Thứ nhất, sự khác biệt lớn nhất là ở m c đích: BHXH là loại hình bảo hiểm phi lợi nhuận, còn bảo hiểm thương mại nhằm m c đích là sinh lời. Như vậy, khoản lời của bảo hiểm nhân thọ được lấy từ chính tiền của người tham gia bảo hiểm thương mại.
Thứ hai, về điều kiện, mức phí tham gia: Đối tượng tham gia BHXH là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc với mức đóng xác định trước là 22% vào quỹ hưu trí, tử tuất. Nhưng đối với bảo hiểm nhân thọ, do tính chất lợi nhuận nên điều kiện tham gia thường khá chặt chẽ về tuổi đời, sức khỏe tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm để giảm thiểu rủi ro tài chính.
Thứ ba, về quyền lợi: Tiền đóng vào quỹ BHXH đều được điều chỉnh tăng tương ứng với chỉ số giá tiêu dùng từng năm (CPI) theo quy định của Chính phủ được công bố tại năm mà người tham gia hưởng chế độ (chỉ số CPI tăng bình quân 8,1%/năm, tính từ năm 2008 đến nay). Còn bảo hiểm nhân thọ thì tính theo lãi suất thị trường. Người tham gia BHXH, khi đã hưởng lương hưu thì mức lương hưu được điều chỉnh định kỳ theo chỉ số giá tiêu dùng và mức tăng trưởng kinh tế. Trong thực tế, gần như hàng năm Nhà nước đều điều chỉnh tăng lương hưu, chỉ tính riêng cho giai đoạn từ năm 2003 đến nay, Chính phủ đã nhiều lần điều chỉnh lương hưu với mức tăng từ khoảng 7,5 đến 9,3 lần (tùy theo nhóm đối tượng) so với mức lương hưu tại thời điểm năm 2002. Đây là ưu điểm vượt trội của BHXH. Đối với bảo hiểm thương mại, quyền lợi được hưởng theo hợp đồng đã ký kết. Ngoài ra, trong trường hợp rủi ro mà DN bảo hiểm phá sản thì người tham gia có thể mất hết quyền lợi. Ngược lại khi tham gia BHXH thì quyền lợi của người tham gia được bảo đảm an toàn tuyệt đối vì quỹ BHXH được Nhà nước bảo hộ không bị phá sản;
nếu mất khả năng chi trả thì Nhà nước sẽ điều tiết từ ngân sách để bảo đảm quyền an sinh xã hội của người dân.