Đề tài cũng sử d ng lý thuyết vai trò-vị thế của Ralph Linton (1893-1953) đã có công đầu trong việc xác định nội dung xã hội học của khái niệm vị thế và vai trò. Theo Linton, vị thế được hiểu theo hai nghĩa: theo một nghĩa trừu tượng, vị thế là một vị trí trong khuôn mẫu tương tác nhất định có nghĩa là một nhóm người có nhiều vị thế do tham gia nhiều khuôn mẫu hành vi. Theo một nghĩa c thể, vị thế của một người là tập hợp tất cả các vị thế mà người đó nắm giữ trong các mối tương
tác xã hội. Do vị thế được hiểu theo 2 nghĩa cho nên vai trò cũng được hiểu theo hai nghĩa tương tự. Vai trò của một người là tổng hợp các vai trò mà người đó thực hiện, nhờ vậy mà vai trò của một người sẽ xác định người đó làm gì cho xã hội và có thể mong chờ gì ở xã hội [14]. Trong quan hệ lao động, ngươi lao động là người làm công, làm thuê cho người sử d ng lao động nên có sự lệ thuộc, yếu thế so với người sử d ng lao động, do vậy, sự tham gia BHXH của người lao động cũng chịu sự ảnh hưởng từ vị thế xã hội này của họ trong quan hệ lao động.
Hai là lý thuyết hệ thống vai trò của Parsons giải thích rằng các vai trò xã hội tạo thành một hệ thống xã hội mà bất kỳ một sự thay đổi ở một vai trò này sẽ kéo theo sự thay đổi ở các vai trò khác và cả hệ thống [14]. Xã hội Việt Nam đang được đổi mới một cách toàn diện trong đó kinh tế chuyển sang kinh tế thị trường. Do đó, vai trò, vị thế của người lao động, người sử d ng lao động cũng thay đổi cho phù hợp. Người lao động ngày cang đóng vai trò tích cực, chủ động hơn rất nhiều so với giai đoạn đầu thời kỳ đổi mới hoặc thời kỳ bao cấp để phù hợp với sự đổi mới của các quan hệ lao động, của nhà nước, người lao động và doanh nghiệp trong cả hệ thống kinh tế - xã hội Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế thế giới.
Ba là lý thuyết tập hợp-vai trò của Merton giải thích rằng có những vai trò mang tính tổng hợp, tập hợp, chủ đạo, bao trùm các vai trò khác. Người lao động thực hiện nhiều vai trò khác nhau, nhưng vai trò là người làm thuê, làm công sẽ là chủ đạo, chi phối các vai trò là công dân, đoàn viên công đoàn trong quan hệ lao động, BHXH [14]. Cần áp d ng lý thuyết của Merton vào phân tích tập hợp các vai trò của người lao động để thấy tính đặc thù của quan hệ lao động, từ đó đánh giá chính xác về các yếu tố chi phối, tác động đến hành vi tham gia BHXH của người lao động.