Các nhà xã hội học như: George Homans, PeterBlau, James Coleman… cho thấy rằng con người luôn hành động một cách có chủ đích, có suy nghĩ để lựa chọn và sử d ng các nguồn lực một cách duy lý nhằm đạt được kết quả tối đa với chi phí tối thiểu. Theo Weber đặc trưng quan trọng nhất của xã hội hiện đại là hành động của con người ngày càng trở nên duy lý với tính toán chi li, tỷ mỉ chính xác về giữa m c đích và kết quả. Luận điểm thực sự luôn là điểm tựa cho các nhà kinh tế. Các
nhà kinh tế học cổ điển luôn nhấn mạnh vai trò động lực cơ bản của động cơ kinh tế, lợi nhuận khi con người phải đưa ra quyết định lựa chọn hành động. Luận điểm này cũng được Adam Smith ủng hộ mạnh mẽ “loài người đừng có hy vọng, trông chờ vào lòng từ thiện và lòng nhân ái của con người mà hãy nói tới lợi ích của họ. Đặc trưng của con người là luôn bị thúc đẩy bởi động cơ lợi ích cá nhân theo nguyên tắc bỏ ra ít mà thu về nhiều .
Thuật ngữ “lựa chọn trong thuyết sự lựa chọn duy lý của người tiêu dùng được dùng để nhấn mạnh việc phải cân nhắc, tính toán để quyết định sử d ng loại phương tiện hay cách thức tối ưu trong số những điều kiện hay cách thức hiện có để đạt được m c tiêu trong điều kiện khan hiếm các nguồn lực. Phạm vi của m c đích đây không chỉ có yếu tố vật chất (lãi, lợi nhuận, thu nhập) mà còn có cả yếu tố lợi ích xã hội và tinh thần. Định đề này được Homans diễn đạt theo kiểu định lý toán học như sau: khi lựa chọn trong số các cách hành động có thể có, cá nhân sẽ chọn cách nào mà họ cho là tích của xác suất thành công của hành động đó với giá trị mà phần thưởng của hành động đó là lớn nhất. Tức là Homans đã nhấn mạnh đến đặc trưng thứ hai của sự lựa chọn hợp lý là quá trình tối ưu hoá. Weber nhấn mạnh, các cá nhân hành động không chỉ ảnh hưởng bởi động cơ duy nhất là lợi ích mà còn chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố văn hóa, tinh thần [13]. Trong lý thuyết hành động tổng quát, Parsons mượn quan điểm của Weber: cốt lõi của mọi hành động xã hội là ý nghĩa, do đó để hiểu được hành động phải hiểu được ý nghĩa gắn với hành động đó. Mặt khác, Parsons cũng chấp nhận quan điểm của Durkheim rằng có một trật tự đạo đức điều khiển xã hội. Từ đó, Parsons xây dựng khái niệm "khung tham chiếu hành động", c thể hóa hơn lập luận của Weber, để hiểu hành động cần hiểu được bản chất chủ quan của hành động, tức là hiểu ý nghĩa của nó nhưng tiếp đó phải tiến đến phân tích các m c tiêu và phương tiện xung quanh hành động, những điều này nảy sinh trong bối cảnh các giá trị và chuẩn mực hình thành một cách tập thể. Đây chính là khung tham chiếu hành động, trong đó là sự định hướng mang tính chuẩn mực của con người định hướng vào các niềm tin, giá trị, chuẩn mực. Weber cho rằng giá trị, chuẩn mực xã hội cũng là những yếu tố chi phối sự lựa chọn cá nhân Như vậy, nếu ý nghĩa là thành phần cơ bản của hành động trong quan niệm
của Weber thì đối với Parsons chính cái định hướng chuẩn mực nói trên mới là thành phần cơ bản của hành động.
Parsons đưa ra quan niệm "voluntarism", theo nghĩa như là những quá trình ra quyết định mang tính chủ quan của chủ thể, nhưng những quyết định này lại là kết quả của những câu thúc mang tính chuẩn mực cũng như của tình huống. Cấu trúc xã hội và những thể chế lớn luôn hàm chứa những tương tác của con người với xã hội và vai trò của nhà xã hội học là quy những khái niệm thành những hành động xã hội có thể nhận thức được
Các nhà khoa học cho rằng “xã hội hiện đại mang đặc điểm bằng sự hợp lý “tính toán có cân nhắc, thực tế phương tiện hiệu quả nhất để thực hiện một mục tiêu cụ thể bất kỳ và trong xã hội hiện đại, chính trị kinh doanh và thậm chí các mối quan hệ cá nhân đều tính đến hoạt động nhằm m c đích tạo ra những kết quả c thể (Weber), sau này S. Popkin tiếp t c phát triển và đưa ra khái niệm về “con người kinh tế , theo đó, con người kinh tế (economic man) được hiểu là một giả thuyết trong lý thuyết kinh tế, đòi hỏi các cá nhân hành động một cách hợp lý để minh định m c tiêu và có quyết định phù hợp với m c tiêu đó. Như vậy, một nhà doanh nghiệp sẽ đề ra một m c tiêu tối đa hoá lợi nhuận và sẽ điều chỉnh sản lượng và giá cả để hoàn thành m c tiêu đó; người tiêu th sẽ tìm cách tối đa hoá tiện ích hoặc thoả mãn và sẽ xác định sức mua theo thị hiếu đối với các sản phẩm và giá cả tương ứng của các sản phẩm đó3. Về cơ bản lý thuyết sự lựa chọn hợp lý được sử d ng để giải thích hành vi của con người dựa trên cơ sở của sự tính toán hợp lý giữa “cái được và “cái mất khi quyết định thực hiện hành vi hay nói cách khác, hành vi của con người luôn luôn được thực hiện dựa trên sự tính toán, cân nhắc trước khi hành động. Do vậy, trong quá trình xem xét cá nhân người lao động và người sử d ng lao động lựa chọn tham gia hoặc không tham gia BHXH (kể cả trốn tham gia BHXH) được nhìn nhận dựa trên giữa tính toán về lợi ích được và mất mà theo họ là có lợi nhất cho mình khi tham gia BHXH. Điều này cũng được xem xét gắn với các đặc trưng của quan hệ lao động trong bối cảnh nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với các chính sách về lao động, an sinh xã hội của Nhà nước, nơi mà các thay
3
đổi của thị trường không phải hoàn toàn thuần tuý xuất phát từ các quan hệ thị trường mà còn có vai trò của nhà nước trong định hình các thể chế, chính sách để đảm bảo các m c tiêu phát triển bền vững về mặt xã hội, công bằng xã hội.