Tiếp t c thành lập tổ chức cơ sở Đảng và tổ chức Công đoàn trong các doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định 98/2014/NĐ-CP của Chính phủ; đồng thời đôn đốc các tổ chức này hoạt động có hiệu quả, đảm bảo cho các doanh nghiệp chấp hành nghiêm chính sách pháp luật nói chung và pháp luật về BHXH nói riêng, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động trong doanh nghiệp.
Tiểu kết chƣơng 4
Thông qua kết quả phân tích dữ liệu, có thể thấy các yếu tố giới tính, nhóm tuổi và trình độ học vấn của người lao động có ảnh hưởng đến việc tham gia bảo hiểm xã hội. Các yếu tố khác: nhập cư, dân tộc, số con, và tình trạng hôn nhân
không ảnh hưởng đến việc tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động.
Về nhận thức, mặc dù nhiều người lao động thừa nhận rằng việc tham gia bảo hiểm xã hội là cần thiết nhưng lại không quan tâm tìm hiểu về những lợi ích mà bảo hiểm xã hội mang lại, không đủ kiến thức về các chế độ bảo hiểm xã hội, thậm chí một số người lao động còn đánh đồng bảo hiểm xã hội với bảo hiểm y tế, không hiểu vai trò của tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp. Chính sự thiếu các kiến thức về bảo hiểm xã hội và vai trò của tổ chức công đoàn mà người lao động có thể sẽ phải chịu thiệt thòi đối với các chủ doanh nghiệp.
Về loại hình doanh nghiệp, doanh nghiệp ngoài nhà nước có tỷ lệ tham gia chương trình bảo hiểm xã hội thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Về quy mô doanh nghiệp, doanh nghiệp có số lao động càng
nhiều thì càng tích cực tham gia chương trình bảo hiểm xã hội. Về lĩnh vực hoạt động, doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực: doanh nghiệp hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm; thông tin truyền thông; Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy; Hoạt động chuyên môn khoa học và công nghệ; y tế và trợ giúp xã hội; giáo dục và đào tạo có tỷ lệ tham gia chương trình bảo hiểm xã hội cao hơn so với các lĩnh vực khác.
Từ năm 2016 đến năm 2018, có sự thay đổi về mặt tỷ lệ các doanh nghiệp tham gia chương trình bảo hiểm xã hội theo ngành kinh tế: doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực y tế và trợ giúp xã hội có xu hướng tham gia chương trình bảo hiểm xã hội nhiều hơn các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khác; có sự giảm rõ rệt về việc tham gia bảo hiểm xã hội ở doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và bảo hiểm (năm 2017 so với năm 2018). Việc tham gia bảo hiểm xã hội chịu sự ảnh hưởng bởi loại hình doanh nghiệp; doanh thu, quy mô lao động; quy mô doanh nghiệp sự phát triển của từng lĩnh vực mà doanh nghiệp kinh doanh. Hiện nay, cũng xuất hiện tình trạng phân biệt đối xử với lao động lớn tuổi, ở Hà Nội. Vai trò của công đoàn trong việc hướng dẫn người lao động tham gia bảo hiểm xã hội còn mờ nhạt, liên quan đến việc đóng tham gia bảo hiểm xã hội người lao động chủ yếu liên hệ trực tiếp với người quản lý chứ ít khi liên hệ với công đoàn. Các quy định mới của pháp luật BHXH theo hướng mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, cùng với các chế tài xử phạt hành vi vi phạm pháp luật cũng ảnh hưởng tới hành vi của người sử d ng lao động và người lao động tham gia BHXH.
Các yếu tố tổ chức thực hiện BHXH, nhất là cải cách thủ t c, ứng d ng công nghệ thông tin trong thu-chi BHXH cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ DN cho biết họ thấy “thuận lợi hơn trước những cải cách của BHXH. Tuy nhiên, thủ t c, phần mềm chuyên d ng BHXH cũng còn có một số l i, chưa hoàn thiện nên cũng ảnh hưởng đến việc đóng – hưởng BHXH cho người lao động của doanh nghiệp.
Yếu tố công tác truyền thông, thông tin tuyên truyền BHXH cũng có ảnh hưởng tới tham gia BHXH của doanh nghiệp, của người lao động, tuy nhiên, chưa có số liệu đo lường trực tiếp về tác động của truyền thông, thông tin đến hành vi tham gia BHXH của người lao động trên thực tế. Ngoài ra, trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp cũng ảnh hưởng đến sự tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động.
Trong chương này, nghiên cứu sinh cũng đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sự tham gia BHXH của người lao động trong doanh nghiệp ngoài nhà nước bao gồm: Hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan đến BHXH; mở rộng phát triển đối tượng tham gia BHXH tại các doanh nghiệp ngoài nhà nước; quản lý thu BHXH; Về cải cách thủ t c hành chính trong thực hiện BHXH; Sự phối hợp giữa các Sở, ngành với cơ quan BHXH; hoàn thiện công tác tổ chức và hành chính về quản lý thu đối với doanh nghiệp; h trợ doanh nghiệp và NLĐ phát triển; thành lập các tổ chức cơ sở đảng, công đoàn trong DN.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm tới việc phát triển hệ thống an sinh xã hội của quốc gia, trong đó có hệ thống chính sách BHXH phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội đất nước trong từng giai đoạn. Bảo hiểm xã hội đã trở thành một tr cột chính của hệ thống an sinh xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần quan trọng thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội, đời sống nhân dân, phát triển bền vững đất nước. Chính sách bảo hiểm xã hội đã từng bước khẳng định và phát huy vai trò là một tr cột chính của hệ thống an sinh xã hội, là sự bảo đảm thay thế, hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ gặp phải những rủi ro trong cuộc sống. Quỹ bảo hiểm xã hội đã trở thành quỹ an sinh lớn nhất, hoạt động theo nguyên tắc đóng - hưởng và chia sẻ giữa những người lao động cùng thế hệ và giữa các thế hệ tham gia bảo hiểm xã hội. Diện bao phủ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật, số người tham gia bảo hiểm xã hội ngày càng được mở rộng, số người được hưởng bảo hiểm xã hội không ngừng tăng lên. Các chế độ hưu trí, tử tuất, ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và bảo hiểm thất nghiệp đã từng bước được hoàn thiện, ngày càng đồng bộ, phù hợp với thực tế đất nước và thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, việc xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Hệ thống chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội chưa theo kịp tình hình phát triển kinh tế - xã hội, chưa thích ứng với quá trình già hoá dân số và sự xuất hiện các quan hệ lao động mới. Việc mở rộng và phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội còn dưới mức tiềm năng; độ bao phủ bảo hiểm xã hội tăng chậm; số người hưởng bảo hiểm xã hội một lần tăng nhanh. Tình trạng trốn đóng, nợ đóng, gian lận, tr c lợi bảo hiểm xã hội chậm được khắc ph c. Quỹ hưu trí và tử tuất có nguy cơ mất cân đối trong dài hạn… Để thực hiện Nghị quyết 28-NQ/TW về
cải cách chính sách bảo hiểm xã hội để bảo hiểm xã hội thực sự là một tr cột chính của hệ thống an sinh xã hội, từng bước mở rộng vững chắc diện bao phủ bảo hiểm xã hội, hướng tới m c tiêu bảo hiểm xã hội toàn dân, cần xác định các m c tiêu c thể gắn với từng giai đoạn phát triển của đất nước:
Giai đoạn đến năm 2021: Phấn đấu đạt khoảng 35% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chiếm khoảng 1% lực lượng lao động trong độ tuổi; khoảng 28% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp; có khoảng 45% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội; tỉ lệ giao dịch điện tử đạt 100%; thực hiện dịch v công trực tuyến mức độ 4; giảm số giờ giao dịch giữa cơ quan bảo hiểm xã hội với doanh nghiệp đạt mức ASEAN 4; chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia bảo hiểm xã hội đạt mức 80%.
Giai đoạn đến năm 2025: Phấn đấu đạt khoảng 45% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chiếm khoảng 2,5% lực lượng lao động trong độ tuổi; khoảng 35% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp; có khoảng 55% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội; chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia bảo hiểm xã hội đạt mức 85%.
Giai đoạn đến năm 2030: Phấn đấu đạt khoảng 60% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chiếm khoảng 5% lực lượng lao động trong độ tuổi; khoảng 45% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp; khoảng 60% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội; chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia bảo hiểm xã hội đạt mức 90%.
Đồng thời, các xác định các nội dung cải cách để mở rộng diện bao phủ bảo hiểm xã hội, hướng tới m c tiêu bảo hiểm xã hội toàn dân, bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của người tham gia BHXH như: Xây dựng hệ thống BHXH đa tầng gồm (1) Trợ cấp hưu trí xã hội; (2) BHXH cơ bản, bao gồm BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện; (3) Bảo hiểm hưu trí bổ sung; Sửa đổi quy định về điều kiện thời gian tham gia BHXH tối thiểu để hưởng chế độ hưu trí theo hướng linh hoạt đồng thời với việc điều chỉnh cách tính lương hưu theo nguyên tắc đóng - hưởng, công bằng, bình đẳng, chia sẻ và bền vững. Mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt
buộc sang các nhóm đối tượng khác; Tăng cường sự liên kết, h trợ giữa các chính sách BHXH cũng như tính linh hoạt của các chính sách nhằm đạt được m c tiêu mở rộng diện bao phủ; Cải cách trong xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách nhằm củng cố niềm tin, tăng mức độ hài lòng của người tham gia vào hệ thống BHXH; Đẩy nhanh quá trình gia tăng số lao động tham gia BHXH trong khu vực phi chính thức; Sửa đổi, khắc ph c các bất hợp lý về chế độ bảo hiểm hưu trí hiện nay theo hướng linh hoạt hơn về điều kiện hưởng chế độ hưu trí, chặt chẽ hơn trong quy định hưởng chế độ BHXH một lần, tăng tuổi nghỉ hưu bình quân thực tế của người lao động; Thực hiện điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu theo lộ trình; Sửa đổi các quy định về mức đóng, căn cứ đóng BHXH để đạt m c tiêu mở rộng diện bao phủ BHXH; Điều chỉnh tỉ lệ tích luỹ để đạt tỉ lệ hưởng lương hưu tối đa phù hợp với thông lệ quốc tế; Đa dạng hóa danh m c, cơ cấu đầu tư Quỹ BHXH theo nguyên tắc an toàn, bền vững, hiệu quả; Thực hiện điều chỉnh lương hưu độc lập tương đối trong mối tương quan với tiền lương của người đang làm việc, thay đổi cách thức điều chỉnh lương hưu theo hướng chia sẻ.
Nhìn chung, các chính sách BHXH chuyển dần từ tính chất tự nguyện sang chính sách bắt buộc và đang trong lộ trình tiến tới BHXH toàn dân do Nhà nước chịu trách nhiệm tổ chức với sự tham gia rộng rãi của người dân. Bên cạnh đó, tính chất công bằng trong hệ thống chính sách BHXH được thể hiện thông qua nguyên tắc đóng - hưởng, công bằng, chia sẻ. Nhà nước không tham gia một cách dàn trải mà chỉ h trợ cho người khó khăn, yếm thế, dễ bị tổn thương, cho người nghèo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, người có công với cách mạng, lực lượng vũ trang,... để họ có thêm điều kiện tài chính tham gia như các đối tượng khác, không có sự h trợ này hàng triệu người nghèo có thể sẽ rơi vào bần cùng, đói nghèo khi ốm đau, bệnh tật nặng, dài ngày...
Luận án đã phân tích tổng quan về các kết quả nghiên cứu hiện có và trình bày cơ sở lý luận, thực tiễn, cùng với những kết quả điều tra, thống kê về người tham gia BHXH trong doanh nghiệp và các yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia BHXH của người lao động trong doanh nghiệp, mặc dù có một số hạn chế về mẫu nghiên cứu, nhưng luận án cũng đã đạt được một số kết quả chính sau đây.
1. Trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước luôn dành sự quan tâm đối với các chính sách ASXH, đặc biệt là BHXH nhằm cải thiện cuộc sống cho người dân. Chính sách, pháp luật về BHXH không ngừng được hoàn thiện nhằm thực hiện m c tiêu “Công dân có quyền đảm bảo an sinh xã hội như Hiến pháp (2013) đã ghi nhận, đáp ứng yêu cầu của quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, từng bước thực hiện m c tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh , phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn phát triển của đất nước.
2. Mặc dù ASXH, BHXH đã có một số tiến bộ trong thời gian gần đây, nhưng diện bao phủ còn hẹp, chưa đảm bảo nhu cầu an sinh của người lao động và tuân thủ quy định của pháp luật lao động, BHXH. Tỷ lệ người lao động tham gia BHXH trong doanh nghiệp nói chung còn thấp so với tổng lực lượng lao động và cả trong tổng số lao động làm công hưởng lương. Tỷ lệ tăng đối tượng tham gia BHXH hằng năm còn thấp, chỉ tương ứng với số người dời khỏi hệ thống chính sách để hưởng BHXH một lần, do vậy, việc thực hiện m c tiêu bảo hiểm xã hội toàn dân còn nhiều khó khăn, thách thức.
3. Quan hệ lao động trong nền kinh tế thị trường vừa mang tính chất kinh tế, vừa mang tính chất xã hội, vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn, vừa bình đẳng, vừa không bình đẳng, vừa mang tính chất cá nhân, vừa mang tính chất tập thể, trong đó điểm nổi bật là người lao động luôn ở vị trí yếu thế hơn so với người sử d ng lao động. Vai trò đại diện, bảo vệ người lao động của công đoàn sẽ giúp cân bằng lại quan hệ giữa người lao động với người sử d ng lao động trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, tính “thực chất đại diện của công đoàn cơ sở còn nhiều hạn chế, do vậy, việc thực hiện vai trò còn hạn chế, từ đó ảnh hưởng tới việc tập hợp đoàn viên tham gia tổ chức mình.
4. Quan hệ bảo hiểm xã hội vừa có tính chất an sinh xã hội, vừa có tính chất kinh tế, do vậy, hành vi người lao động tham gia/không tham gia, mức đóng BHXH cao/thấp, mức tiền lương… ảnh hưởng tới việc tham gia BHXH của người lao động. Nhận thức của một bộ phận người lao động vì nhu cầu, lợi ích trước mắt và đời sống thực tế còn khó khăn nên “đồng tình với người sử d ng lao động trong việc giảm mức tiền lương đóng BHXH, thậm chí không tham gia BHXH, để hưởng thêm
một phần tiền lương do doanh nghiệp không tham gia BHXH, điều này để lại hệ luỵ lâu dài cho việc đảm bảo an sinh xã hội của người lao động khi về già.