Chính sách BHX Hở Việt Nam qua các thời kỳ

Một phần của tài liệu Sự tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động trong doanh nghiệp ngoài nhà nước ở hà nội (Trang 68 - 118)

2.4.2.1. Thời kỳ trước khi có Điều lệ tạm thời về BHXH (trước tháng 12/1961)

Các văn bản thời kỳ này quy định những nội dung nguyên tắc về BHXH, do dó các chế độ BHXH chưa được quy định một cách toàn diện, quỹ BHXH chưa được hình thành. Song các chế độ trợ cấp, ph cấp mang tính chất BHXH đã có tác d ng rất to lớn, giải quyết một phần những khó khăn trong đời sống của công nhân viên chức Nhà nước và gia đình họ, củng cố thêm lòng tin của nhân dân vào Đảng, Chính phủ.

2.4.2.2. Thời kỳ thực hiện Điều lệ BHXH tạm thời (từ tháng 1/1962 đến 12/1994)

Trong giai đoạn này, Điều lệ tạm thời được sửa đổi bổ sung 8 lần với 233 văn bản hướng dẫn thực hiện nhằm đáp ứng với tình hình của đất nước trong từng giai đoạn. Đặc biệt tại Nghị định số 236/HĐBT ngày 18/9/1985 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về sửa đổi, bổ sung một số chế độ chính sách thương binh và xã hội khi Nhà nước thực hiện điều chỉnh giá - lương - tiền.

Đánh giá về bản chất thì BHXH trong giai đoạn này vẫn giữ nguyên những đặc trưng cơ bản sau:

- Mang nặng cơ chế quản lý tập trung, bao cấp, Nhà nước quy định và trực tiếp thực hiện BHXH bằng bộ máy hành chính từ ngân sách Nhà nước.

- Người lao động khi đã vào biên chế Nhà nước thì đương nhiên được đảm bảo việc làm, thu nhập và BHXH (chưa tồn tại đối tượng lao động tham gia BHXH tại thành phần kinh tế ngoài nhà nước).

- Đối tượng tham gia BHXH không được mở rộng, chỉ bao gồm người lao động trong biên chế nhà nước.

- Chính sách, chế độ BHXH đan xen và thực hiện thay nhiều chính sách xã hội khác như ưu đãi xã hội, cứu trợ xã hội, an dưỡng, điều dưỡng, kế hoạch hoá gia đình...

- Thực hiện BHXH do nhiều ngành quản lý; vừa quản lý Nhà nước vừa tổ chức thực hiện.

Một số vấn đề tồn tại:

- Thứ nhất, chưa hình thành Quỹ BHXH trên cơ sở đóng góp của người lao động.

- Thứ hai, quản lý quỹ BHXH bị phân tán và thiếu chặt chẽ.

- Thứ ba, không tách giữa quản lý Nhà nước với thực hiện chính sách BHXH.

- Thứ tư, quy định về điều kiện, mức hưởng, nhất là chế độ hưu trí còn thiếu căn cứ khoa học và thực tiễn dẫn đến nhiều vấn đề bất hợp lý, khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện.

2.4.2.3. Thời kỳ từ tháng 1/1995 đến tháng 12/2006

- Năm 1994, Ban hành Điều lệ BHXH theo Nghị định số 43/CP và 66/CP. - Năm 1995, thi hành các quy định trong Bộ luật lao động về BHXH, Chính phủ ban hành Điều lệ BHXH kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/1/1995 và Nghị định số 45/CP ngày 15/7/1995 áp d ng đối với công chức, công nhân viên chức Nhà nước, người lao động theo loại hình BHXH bắt buộc và sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội nhân dân và công an nhân dân.

- Năm 1999, ban hành Nghị định số 93/CP và 94/CP Sửa đổi bổ sung Điều lệ BHXH năm 1995.

- Năm 2003, ban hành Nghị định số 01/CP và 89/CP Sửa đổi bổ sung Điều lệ BHXH năm 1995. Điều lệ BHXH đã khắc ph c về cơ bản các tồn tại của chính sách BHXH trước đó.

- Luật BHXH được thông qua và có hiệu lực thi hành từ 1/1/2007 đối với BHXH bắt buộc, từ 1/1/2008 đối với BHXH tự nguyện và từ 1/1/2009 đối với Bảo hiểm thất nghiệp.

2.4.2.4. Thời kỳ từ năm 2007 đến nay Thời kỳ từ năm 2007 đến 2013

Triển khai Luật BHXH năm 2006, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành liên quan đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật để tổ chức thực hiện Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành [23, 24, 25, 26, 27, 28]. Nhìn chung, pháp BHXH giai đoạn này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng đối tượng tham gia và bảo đảm an sinh xã hội cho người dân (ban hành chính sách bảo hiểm

xã hội tự nguyện cho người lao động làm việc trong khu vực phi chính thức; chính sách bảo hiểm thất nghiệp cho người thất nghiệp, mất việc làm).

Sau 07 năm thực hiện Luật BHXH, số người tham gia BHXH liên t c tăng lên qua các năm, tính đến hết 31/12/2013, số người tham gia BHXH bắt buộc là 10,9 triệu người, tăng 46,5% so với năm 2007, tăng gấp 4,7 lần so với số người tham gia BHXH năm 1995 (trong đó có 8,7 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp, tăng 44,8% so với năm 2009). Năm 2008 là năm đầu tiên triển khai bảo hiểm xã hội tự nguyện có 6.110 người tham gia, đến hết năm 2013 đã có 173.584 người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, tăng gấp 28,4 lần so với năm 2008

Tính đến hết ngày 31/12/2013, số thu BHXH đạt 115.665 tỷ đồng, tăng gấp 4,9 lần so với số thu năm 2007, tăng gấp 146,8 lần so với số thu năm 1995. Trong đó, thu BHXH bắt buộc là 105.018,1 tỷ đồng, thu BHXH tự nguyện là 552 tỷ đồng và thu BHTN là 10.095 tỷ đồng. Năm 2013, thu BHYT đạt 48.565 tỷ đồng, tăng 3,7 lần so với số thu năm 2009 và tăng 37,4 lần so với năm 2002. Năm 2014, thực hiện kế hoạch Chính phủ giao, BHXH Việt Nam phấn đấu thu đạt 193.319 tỷ đồng, trong đó thu BHXH là 128.264 tỷ đồng, thu BHYT là 53.341 tỷ đồng, thu BHTN là 11.714 tỷ đồng.

Hàng năm, ngành BHXH đã tổ chức tiếp nhận và giải quyết hàng triệu hồ sơ hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH, số người được giải quyết hưởng chế độ hàng năm kể từ năm 1995 đến hết năm 2013 là trên 59,6 triệu lượt người, trong đó hưởng hàng tháng trên 1,6 triệu người; người hưởng BHXH một lần trên 5,6 triệu lượt người và trên 52 triệu lượt người hưởng trợ cấp ốm đau, thai sản, dưỡng sức ph c hồi sức khoẻ. Ngoài ra, BHXH Việt Nam đã tập trung giải quyết dứt điểm cho trên 50 nghìn hồ sơ tồn đọng trước năm 1995 hưởng các chế độ BHXH; tiếp nhận hồ sơ và giải quyết trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 613/QĐ-TTg cho trên 62.000 người và hàng năm điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng cho khoảng 2,5 triệu người lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng đảm bảo kịp thời và chính xác.

Cùng với số đối tượng th hưởng tăng lên, các loại hình BHXH được mở rộng và mức hưởng ở một số chế độ theo quy định của Luật BHXH được điều chỉnh tăng, từ đó dẫn tới số tiền chi trả BHXH cũng tăng lên. Nếu như năm 2008, tổng số

chi từ nguồn Quỹ BHXH để giải quyết chế độ là 21.360 tỷ đồng thì đến năm 2013 là 77.614 tỷ đồng, tăng 3,6 lần so với năm 2008. Năm 2014, tổng chi BHXH theo dự toán giao của Chính phủ là 131.844 tỷ đồng; chi BHYT là 56.076 tỷ đồng, chi BHTN là 3.525 tỷ đồng.

Công tác chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH đã được cải tiến thông qua việc đa dạng hóa phương thức chi trả nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người th hưởng như chi trả thông qua tài khoản thẻ ATM; chi trả thông qua đại diện chi trả xã, thông qua hệ thống bưu điện xã. Việc chi trả các chế độ BHXH, quản lý đối tượng nhìn chung ổn định, không có vướng mắc lớn xảy ra, những tồn tại trong công tác chi trả đã dần được các địa phương chấn chỉnh, khắc ph c; công tác quản lý đối tượng tiếp t c được tăng cường và được kiểm soát chặt chẽ hơn.

Thời kỳ từ năm 2014 đến nay

Tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIII, ngày 20 tháng 11 năm 2014, Quốc hội đã thông qua Luật BHXH và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016. Để hướng dẫn việc thực hiện BHXH, Chính phủ và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành. Nhìn chung, pháp luật BHXH thời kỳ này đã kế thừa, phát triển những quy định hiện hành phù hợp đã đi vào cuộc sống, sửa đổi các quy định chưa phù hợp, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật; bổ sung những quy định mới phù hợp với thực tiễn kinh tế - xã hội của đất nước và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế; tiếp t c hoàn thiện hệ thống bảo hiểm xã hội đa dạng và linh hoạt; mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội; xây dựng chính sách khuyến khích nông dân, lao động trong khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện; cơ bản tuân thủ nguyên tắc đóng - hưởng và bảo đảm khả năng cân đối quỹ bảo hiểm xã hội; hoàn thiện các chế độ chính sách bảo hiểm xã hội, xây dựng, thực hiện chính sách bảo hiểm hưu trí bổ sung; có lộ trình tiến tới bảo đảm sự bình đẳng trong tham gia và th hưởng bảo hiểm xã hội giữa lao động trong khu vực nhà nước và ngoài nhà nước; xây dựng các chế độ bảo hiểm xã hội tuân thủ theo nguyên tắc mức hưởng trên cơ sở mức đóng và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội tùy theo tính chất của từng chế độ, bảo đảm công bằng và bền vững của hệ thống bảo hiểm xã hội; bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng

của các bên tham gia bảo hiểm xã hội; tạo điều kiện thuận lợi để mọi người lao động tham gia và th hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội; tăng cường ứng d ng thông tin trong quản lý bảo hiểm xã hội để cải cách thủ t c hành chính và quản lý đối tượng tham gia; tham khảo và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia có điều kiện phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam4.

2.4.2.4. Nội dung chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc - Mức đóng

Mức đóng BHXH hàng tháng bằng tỷ lệ đóng BHXH nhân (x) tiền lương tháng đóng BHXH (đối với BHXH bắt buộc)

BHXH bắt buộc BHXH tự nguyện5

- Tỷ lệ đóng: 26% mức tiền lương, tiền

công tháng đóng BHXH của người lao động (trong đó: người lao động đóng: 8%, người sử dụng lao động đóng: 18%).

- Tiền lương tháng đóng BHXH đối với NLĐ thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).

- Từ 1/1/2016-2017: Tiền lương tháng đóng BHXH của NLĐ theo chế độ tiền lương do NSDLĐ quyết định thì tiền lương

- Tỷ lệ đóng: 22% mức thu nhập do người lao động tự lựa chọn.

- Mức đóng thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn6, c thể: 22% x 700.000 = 154.000 đồng/tháng.

- Mức đóng cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở7 tại thời điểm đóng, c thể: 22% x 1.300.000 x 20 = 5.720.000 đồng/tháng

4 http://thudaumot.binhduong.gov.vn/web/Default.aspx?tabid=175&ID=441

5 Theo Luật BHXH (2014), từ ngày 01/01/2018, Nhà nước h trợ tiền đóng BHXH cho người tham gia BHXH tự nguyện, c thể như sau: Bằng 30% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ nghèo; bằng 25% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ cận nghèo; bằng 10% đối với các đối tượng khác. Thời gian h trợ tùy thuộc vào thời gian tham gia BHXH tự nguyện thực tế của m i người nhưng không quá 10 năm (120 tháng). Theo đó, mức h trợ tiền đóng hằng tháng cho người tham gia BHXH tự nguyện trong giai đoạn 2018-2020 là: 46.200 đồng/tháng với người nghèo, 38.500 đồng/tháng với người cận nghèo và 15.400 đồng/tháng với các đối tượng khác.

6Theo QĐ 59/2015/QĐ-TTg về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp d ng cho giai đoạn 2016 – 2020, mức chuẩn nghèo khu vực nông thôn giai đoạn 2016 – 2020 là 700.000 đồng/người/tháng

tháng đóng BHXH là mức lương và phụ cấp lương.

- Từ 01/01/2018, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Các khoản bổ sung dùng để tính đóng BHXH là các khoản bổ sung xác định được mức tiền c thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong m i kỳ trả lương.

- Chế độ hưởng

Người tham gia BHXH bắt buộc được hưởng 5 chế độ gồm ốm đau, thai sản, TNLĐ-BNN, hưu trí và tử tuất, trong khi người tham gia BHXH tự nguyện chỉ được hưởng 2 chế độ là hưu trí và tử tuất.

+ Chế độ ốm đau

NLĐ khi tham gia BHXH bắt buộc mà bị ốm, tai nạn có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền mà không phải là TNLĐ-BNN hoặc có con dưới 7 tuổi bị ốm có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh thì sẽ được hưởng chế độ ốm đau. Mức hưởng chế độ ốm đau là 75% mức tiền lương của tháng liền trước tháng NLĐ bị ốm.

+ Chế độ thai sản

Lao động nữ mang thai hộ, sinh con, nhận nuôi con nuôi (dưới 6 tháng tuổi) đã đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con, nhận nuôi con nuôi sẽ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 6 tháng. Luật BHXH hiện hành cũng quy định lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con được nghỉ hưởng chế độ thai sản. Quy định này được đánh giá là rất nhân văn, đáp ứng kịp thời quyền lợi của người tham gia BHXH, tạo sự công bằng và bình đẳng đối với những người tham gia trên nguyên tắc có đóng, có hưởng.

+ Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Chế độ TNLĐ-BNN là một trong 05 chế độ BHXH bắt buộc được quy định trong Luật BHXH. Tuy nhiên, năm 2015, Quốc hội đã thông qua Luật An toàn, vệ

sinh lao động và chuyển chế độ TNLĐ-BNN sang Luật này nhằm m c tiêu nâng cao hiệu quả bảo vệ, phòng ngừa, h trợ cho người lao động khi gặp TNLĐ-BNN.

+ Chế độ hưu trí

Chế độ hưu trí được coi là chế độ quan trọng nhất trong chính sách BHXH. Vì m c đích của việc tham gia BHXH hôm nay là để được nhận mức lương hưu đủ khi về già, đảm bảo cuộc sống khi không còn tham gia lao động nữa.Sau một khoảng thời gian dài làm việc, lao động nam đủ 60 tuổi, lao động nữ đủ 55 tuổi, có 20 năm đóng BHXH sẽ được hưởng chế độ hưu trí. Trong một số trường hợp độ tuổi để được hưởng lương hưu được quy định thấp hơn nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh m c đã được ban hành hoặc có 15 năm làm việc ở nơi có ph cấp khu vực hệ số 0.7 trở lên sẽ được hưởng chế độ hưu trí. Đối với những lao động có 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò thì họ sẽ được hưởng chế độ hưu trí khi đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và đã đóng BHXH được 20 năm. Đặc biệt đối với những người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp và có 20 năm đóng BHXH cũng đủ điều kiện để hưởng chế độ hưu trí

Đối với chế độ BHXH tự nguyện, điều kiện để hưởng chế độ hưu trí cũng tương tự như BHXH bắt buộc, NLĐ nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và đã đóng BHXH được 20 năm.

+ Chế độ tử tuất

Quy định về mức hưởng trợ cấp mai táng phí và trợ cấp tuất hàng tháng

Một phần của tài liệu Sự tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động trong doanh nghiệp ngoài nhà nước ở hà nội (Trang 68 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)