Sự phát triển của hệ thống ASXH nói chung và hệ thống BHXH nói riêng gắn với 2 mô hình Nhà nước xã hội của Otto Von Bismark (Đức) và mô hình Nhà nước phúc lợi của Lord Beverodge (Anh).
- Giai đoạn hình thành
Giai đoạn từ những năm 80 của thế kỷ 19 đến những năm 20 của thế kỷ 20 được cho là giai đoạn hình thành với khởi đầu là việc thiết lập hệ thống BHXH dựa
trên luật pháp của nước Đức. Nhà nước Đức đã ban hành liên t c ba luật (1) Luật bảo hiểm y tế năm 1883; (2) Luật bảo hiểm tai nạn lao động năm 1884; (3) Luật bảo hiểm cho người tàn tật và người cao tuổi năm 1889. Ba luật này được coi là mở màn cho việc hình thành hệ thống BHXH, mặc dù tỷ lệ hưởng chỉ ở mức thấp bằng khoảng 30-40% lương, nhưng đã đánh dấu việc hình thành chính sách bảo hiểm xã hội với bản chất cơ bản là sự kết hợp hài hòa giữa nghĩa v và quyền lợi, với m c tiêu cơ bản là giải quyết các n i lo về rủi ro, về tương lai của các thành viên tham gia vào hệ thống BHXH. Đến năm 1927, do tình trạng nhiều lao động mất việc làm, thất nghiệp, Nhà nước đã ban hành Luật bảo thiểm thất nghiệp, dựa trên sự kết hợp giữa dịch v hướng nghiệp, sắp xếp việc làm và trả một phần nhỏ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động. Nhìn chung, chính sách BHXH của Đức giai đoạn này đã thể hiện được nguyên tắc cơ bản là “phát huy công bằng xã hội , nghĩa là chính sách BHXH dựa trên sự tương ứng giữa quyền lợi bảo hiểm và quá trình đóng góp và sau này cũng là một nguyên tắc cơ bản của Đức khi xây dựng “mô hình nhà nước xã hội .
Tại Mỹ, đến năm 1935, đã ban hành “Luật ASXH , lần đầu tiên đề cập tới khái niệm về ASXH, thiết lập hệ thống ASXH. “Luật ASXH Mỹ bao gồm 5 nội dung liên quan tới người cao tuổi, BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, trợ giúp người khiếm thị nghèo, trợ giúp người cao tuổi nghèo và trẻ chưa thành niên không người chăm sóc. Luật ASXH của Mỹ đã xác định BHXH làm một thành phần quan trọng của hệ thống ASXH quốc gia, khẳng trách nhiệm trọng đại của Nhà nước và xã hội trong việc cung cấp các dịch v ASXH, và quyền lợi cơ bản của các thành viên trong xã hội khi nhận được các h trợ từ hệ thống này. Mức trợ giúp và chất lượng trợ giúp đều được nâng cao; hơn nữa hợp phần BHXH được đánh giá thật sự có ý nghĩa khi mà độ bao phủ, tính phổ biến và giá trị h trợ đều cao hơn so với hợp phần trợ giúp xã hội, từ đó những thành viên trong xã hội đã đạt được tới mức độ được bảo đảm an sinh phổ biến [12].
- Giai đoạn phát triển
Giai đoạn này bắt đầu từ sau đại chiến thế giới lần thứ 2, năm 1948, lần đầu tiên trong lịch sử ASXH, nước Anh tuyên bố thành lập “Nhà nước phúc lợi .
Năm 1944, thủ tướng Anh lúc đó là Winston Churchill đã giao cho học giả kinh tế Beveridge soạn thảo “kế hoạch an sinh công của nước Anh (sau này được gọi là “Báo cáo Beveridge ) dựa trên hai báo cáo nghiên cứu nổi tiếng là “BHXH và những dịch v đồng nhất (1942) và “Việc làm đầy đủ trong xã hội tự do (1944) của Beveridge. Ý tưởng chủ yếu của báo cáo là đề ra những nguyên tắc về một nhà nước phúc lợi, đó là (1) phải đảm bảo cho toàn dân không lâm vào cảnh bệnh tật, đói nghèo, thất nghiệp và lâm vào cảnh khốn cùng vì những rủi ro; (2) Nhà nước phải đảm bảo cho mọi công dân từ lúc sinh ra cho tới lúc chết đi đều được đảm bảo an toàn, phòng tránh được những rủi ro và bất hạnh trong cuộc sống, và chủ trương thiết lập một chế độ BHXH toàn dân.
Ngày 25/6/1952, Hội nghị toàn thể thành viên của ILO đã thông qua Công ước số 102 - Công ước về qui phạm tối thiểu. Công ước này được coi là một sự kiện quan trọng trong lịch sử phát triển hệ thống ASXH trên thế giới, đánh dấu ASXH đã trở thành một sự nghiệp toàn cầu hóa, không chỉ ở các quốc gia đã phát triển mà những quốc gia đang phát triển cũng đã thiết lập cho quốc gia mình một hệ thống ASXH. Nội dung của ASXH bao gồm 9 chế độ trợ cấp c thể, đó là: 1). Chăm sóc y tế - 2. Trợ cấp ốm đau - 3. Trợ cấp thất nghiệp - 4. Trợ cấp tuổi già (hưu bổng) - 5. Trợ cấp tai nạn lao động/bệnh nghề nghiệp - 6. Trợ cấp thai sản - 7. Trợ cấp tàn tật - 8. Trợ cấp tiền tuất - 9. Trợ cấp gia đình.
Trong số 9 chế độ này trừ chăm sóc y tế và trợ cấp gia đình, 7 chế độ còn lại đều dùng trợ cấp bằng tiền mặt. Tuy nhiên, Công ước cũng chỉ rõ do điều kiện kinh tế - xã hội của m i nước khác nhau nên sự đáp ứng các chế độ của hệ thống ASXH cũng có phạm vi rộng hẹp khác nhau. Vì vậy mà Công ước 102 cũng chỉ đưa ra những qui phạm tối thiểu về ASXH, hơn thế nữa, Công ước cũng qui định rõ các nước phê chuẩn Công ước này phải thiết lập ít nhất 3 chế độ trong 9 chế độ và phải đảm bảo bao gồm: hoặc chế độ trợ cấp thất nghiệp, hoặc trợ cấp tuổi già, hoặc trợ cấp tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp, hoặc trợ cấp tàn tật, hoặc trợ cấp tiền tuất, tuỳ theo sự lựa chọn của m i quốc gia.
ASXH đã được tất cả các nước thừa nhận như là một trong những quyền của con người. Ngày 25/6/1952 Hội nghị toàn thể thành viên của ILO đã thông qua
Công ước số 102 - Công ước về qui phạm tối thiểu. Nội dung của ASXH bao gồm 9 chế độ trợ cấp c thể:
1. Chăm sóc y tế. 2. Trợ cấp ốm đau. 3. Trợ cấp thất nghiệp.
4. Trợ cấp tuổi già (hưu bổng)
5. Trợ cấp tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp 6. Trợ cấp thai sản.
7. Trợ cấp tàn tật. 8. Trợ cấp tiền tuất 9. Trợ cấp gia đình
Trong số 9 chế độ này trừ chăm sóc y tế và trợ cấp gia đình, 7 chế độ còn lại đều dùng trợ cấp bằng tiền mặt. ASXH hiện nay đã được áp d ng ở hầu hết các nước. Tuy nhiên, Công ước cũng chỉ rõ do điều kiện kinh tế xã hội của m i nước khác nhau nên sự đáp ứng các chế độ của hệ thống ASXH cũng có phạm vi rộng hẹp khác nhau. Vì vậy mà Công ước 102 cũng chỉ đưa ra những qui phạm tối thiểu về ASXH, hơn thế nữa, Công ước cũng qui định rõ các nước phê chuẩn Công ước này phải thiết lập ít nhất 3 chế độ trong 9 chế độ và phải đảm bảo bao gồm: hoặc chế độ trợ cấp thất nghiệp, hoặc trợ cấp tuổi già, hoặc trợ cấp tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp, hoặc trợ cấp tàn tật, hoặc trợ cấp tiền tuất, tuỳ theo sự lựa chọn của m i quốc gia.
Như vậy, nếu xem xét nội dung của ASXH dưới góc độ các chế độ thì ASXH được cấu thành cơ bản bởi 9 chế độ. Song qua các tài liệu nghiên cứu của ILO thì ASXH được biết đến với những bộ phận như sau:
- BHXH
Đây là bộ phận chủ yếu, tr cột, đóng vai trò quyết định của hệ thống ASXH. BHXH là sự bảo vệ mang tính chất xã hội đối với người lao động và gia đình họ thông qua việc đóng góp vào Quỹ BHXH để trợ cấp cho người lao động trong các trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập gây ra bởi các biến cố như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, tuổi già, thất nghiệp...
- Cứu trợ xã hội (Trợ giúp xã hội)
Đây chính là sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội về thu nhập và các điều kiện sinh sống thiết yếu khác đối với mọi thành viên của xã hội trong những trường hợp bất hạnh rủi ro, nghèo đói không đủ khả năng để tự lo cho cuộc sống tối thiểu của bản thân và gia đình. Nguồn tài chính đảm bảo thực hiện cứu trợ xã hội được hình thành chủ yếu từ Nhà nước, sự hảo tâm, từ thiện của các tổ chức, cộng đồng dân cư mà đối tượng hưởng không phải đóng góp trực tiếp.
- Trợ cấp từ quĩ công cộng
Hình thức trợ cấp này cho phép tất cả công dân và cả những người đã định cư dài hạn trong khu vực gặp phải những khó khăn, bất hạnh được hưởng các trợ cấp, trước tiên là người già cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật, goá b a... Nét đặc biệt của hệ thống này là nguồn tài chính được đảm bảo bởi Nhà nước, toàn bộ hoặc phần lớn được lấy từ các quĩ công cộng mà đối tượng không phải đóng góp, mức trợ cấp thường là đồng nhất. Một số nước phát triển còn thiết lập các dịch v y tế, chăm sóc sức khoẻ miễn phí toàn dân hoặc một số dịch v chăm sóc khác mà chi phí phần lớn từ các quĩ công cộng, còn lại đối tượng đóng góp một phần...
- Trợ cấp gia đình
M c đích của Trợ cấp gia đình nhằm đáp ứng một nhu cầu xã hội, làm giảm bớt sự phân biệt mức sống giữa các gia đình đông con, ít con và các gia đinh khác, tạo sự bình đẳng, cơ may trong đời sống cho mọi trẻ em. Mức trợ cấp gia đình ở phần lớn các nước là thấp và thường do chủ sử d ng lao động đóng góp có sự đỡ đầu của Nhà nước. Một số nước tiến bộ có hệ thống trợ cấp gia đình do Nhà nước thiết lập và thực hiện dựa trên nguyên tắc dịch v công cộng với danh nghĩa bù đắp chi tiêu gia đình, không liên quan đến lao động, việc làm.
- Chế độ bảo vệ của chủ sử dụng lao động
Chế độ bảo vệ của chủ sử d ng lao động được hình thành trên cơ sở trách nhiệm của chủ sử d ng lao động đối với các tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp xảy ra với người lao động trong quá trình lao động. Hầu hết các nước đều qui định chủ sử d ng phải trả một khoản trợ cấp và chăm sóc y tế cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Người sử d ng lao động có thể tự chi trả các cơ quan bảo hiểm bằng việc mua trước bảo hiểm cho người lao động.
- Các dịch vụ xã hội
Dịch v xã hội ở đây bao gồm dịch v y tế, dự phòng y tế, dự phòng tai nạn, dịch v đặc biệt đối với người tàn tật, người già yếu bảo vệ trẻ em, kế hoạch gia đình... Việc đưa những loại dịch v này vào hệ thống ASXH là tuỳ thuộc theo lịch sử phát triển ASXH, điều kiện kinh tế, chính trị xã hội ở m i nước và theo thứ tự ưu tiên trong cơ cấu và phạm vi của các dịch v .
- Quỹ dự phòng
Đây chỉ là hình thức tiết kiệm bắt buộc đơn thuần của người lao động và người sử d ng lao động vào một quĩ chung và chỉ khi gặp rủi ro, tàn tật, già chết... người lao động hoặc người thừa kế mới được quyền rút toàn bộ số tiền này cả vốn lẫn lãi (cũng có trường hợp cho rút một phần khi người lao động ốm đau, tai nạn hoặc cần mua nhà, xe cộ...). Quỹ này cũng không dùng chi cho các trợ cấp định kỳ thay thu nhập khi nghỉ hưu, tàn tật, chết...và cũng không dùng để tương trợ cho những người khác khi gặp rủi ro, không mang ý nghĩa thông thường của ASXH, do vậy đây chỉ được coi là một bước quá độ để tiến tới thiết lập quĩ BHXH mà thôi.
- Giai đoạn cải cách
Từ những năm 60 – 70 của thế kỷ 20, từ Châu Âu tới Bắc Mỹ, Châu Đại Dương, hệ thống ASXH theo mô hình Nhà nước phúc lợi đã phát triển ở hầu hết các quốc gia phát triển, theo nguyên tắc Nhà nước đảm bảo cho người dân mọi phúc lợi từ lúc sinh ra tới lúc chết đi thì chi phí phúc lợi xã hội ngày càng không ngừng gia tăng, bằng chứng là vào thập kỷ 70 tại các nước Tây Âu, chi phúc lợi xã hội đã chiếm hơn ¼ tổng thu nhập quốc dân và tốc độ tăng chi phí ASXH nhanh chóng vượt qua tốc độ tăng trưởng kinh tế quốc gia. Do vậy, m i quốc gia đều đưa ra những cải cách cho hợp lý với điều kiện kinh tế, tài chính của nước đó. Nhìn chung, nội dung cải cách có thể tóm lược như sau:
(1) Xu hướng nâng độ tuổi nghỉ hưu để kéo dài thời gian tích luỹ; giảm thời gian hưởng chính sách an sinh.
(2) Tăng thu tài chính của hệ thống ASXH bằng các biện pháp như tăng phí thu BHXH; tăng tỷ lệ phí mà người lao động và người sử d ng lao động phải nộp; hay chuyển đổi và chính thức hóa từ hình thức thu phí ASXH sang thuế ASXH.
(3) Giảm bớt những chi tiêu tài chính của hệ thống ASXH như Anh năm 1981 đã giảm bớt các h trợ cho người bệnh, ph nữ mang thai, người khuyết tật, người thất nghiệp; Đức từ năm 1977 đã bắt đầu giảm trừ lương hưu tiêu chuẩn, trợ cấp thất nghiệp và trợ cấp giáo d c, năm 1982 tiếp t c giảm trừ lần nữa trong những hạng m c này; Hà Lan đã giảm mức h trợ người khuyết tật; Tây Ban Nha giảm trừ mức trợ cấp thất nghiệp; chính phủ Mỹ thì tập trung giảm trừ rất nhiều những chương trình trợ cấp phúc lợi xã hội.
(4) Chuyển bớt gánh nặng trách nhiệm của Nhà nước bằng sự tham gia của khu vực tư nhân trong hệ thống ASXH. Các quốc gia trong quá trình cải cách đều cho phép sự tham gia của khu vực tư nhân trong các chương trình bảo hiểm y tế, bảo hiểm hưu trí, đặc biệt là hưu trí bổ sung… Sự cải cách này không những làm giảm gánh nặng tài chính của Nhà nước mà còn thông qua sự cạnh tranh của các công ty tư nhân để nâng cao chất lượng ph c v và giá thành sản phẩm bảo hiểm.
Nhìn chung, tất cả các n lực cải cách hệ thống chính sách ASXH nói chung và BHXH nói riêng để từng bước thiết lập một hệ thống BHXH hiện đại, đa tầng, đa tr cột. M i quốc gia sẽ lựa chọn cho mình mô hình ASXH phù hợp với thực tiễn để áp d ng, tìm ra hệ thống chính sách BHXH phù hợp nhất cho quốc gia mình.