Các loài động vật, thực vật nguy cấp, quý hiếm; loài nguy cấp, quý hiếm

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của quy hoạch tỉnh bắc giang thời kỳ 2021 2030, tầm nhìn đến 2050 (Trang 88 - 91)

III. tổ chức thực hiện đmc

2.2.4.2. Các loài động vật, thực vật nguy cấp, quý hiếm; loài nguy cấp, quý hiếm

hiếm được ưu tiên bảo vệ

Số lƣợng, thành phần các loài thực vật trên địa bàn tỉnh Bắc Giang rất phong phú và đa dạng.

Bảng 2.21. Đa dạng thực vật trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Hệ thực vật Số

bộ/ngành Số họ Số chi Số loài

Thực vật bậc thấp 14 (bộ) 23 43 116

Thực vật bậc cao 6 ngành 193 728 1405

(Nguồn: Sở TN&MT Bắc Giang, 2019)

Tỷ trọng của thực vật bậc cao có mạch ở Bắc Giang so với hệ thực vật Việt Nam chỉ chiếm 12,07%, trong đó ƣu thế là Khuyết lá thông (100%), Tháp bút (50,00%), tiếp theo là Mộc lan (12,94%), Dƣơng xỉ (15,77%), Thông đất

(22,64%) và Thông (30,43%). Trong 1.405 loài, 193 họ thực vật ở Bắc Giang, chọn ra có 10 họ thực vật có số loài lớn nhất, có tổng là 464 loài, chiếm tỷ lệ

33,02% so với tổng số loài của khu vực. Xét theo giá trị sử dụng, trong tổng số 1405 loài thực vật ở Bắc Giang thì 796 loài đã xác định đƣợc giá trị sử dụng, chiếm 54,73% tổng số loài.

Cũng theo kết quả thống kê cho thấy, hiện ở Bắc Giang có 57 loài thực vật quý hiếm, có nguy cơ bị tuyệt chủng trong đó có 45 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam, 20 loài có tên trong Tổng số loài thực vật có nguy cơ bị tuyệt chủng của Bắc Giang đã đƣợc đề cập trong Sách Đỏ Việt Nam, Nghị định 32 của Chính phủ và trong Danh lục đỏ thế giới (IUCN) là 57 loài. Tổng số 57 loài thực vật có nguy cơ bị tuyệt chủng đều là cây bản địa của Việt Nam có phân bố ở các khu vực khác nhau của Bắc Giang và mức độ nguy cơ tuyệt chủng của chúng đƣợc xếp vào các nhóm nhƣ sau:

Bảng 2.22. Các loài thực vật quý hiếm ở Bắc Giang Cấp nguy hiểm CR EN VU LC DD Cộng NĐ32 SĐVN 2 18 25 0 0 45 6 IUCN 4 3 12 1 20 Cộng 57 6 (Nguồn: Sở TNMT Bắc Giang, 2019) *Ghi chú: Cấp EX ; Tuyệt chủng (Extinct)

Cấp EW: Tuyệt chủng ngoài Tự nhiên

(Extinct in the wild).

Cấp CR: Rất nguy cấp (Critically

endangered)

Cấp EN: Nguy cấp (Endangered) Cấp VU: Sẽ nguy cấp

(Vulnerable)

Cấp LR: ít nguy cấp (Lower risk)

Cấp DD: Thiếu dữ liệu (Data

dificient)

Bên cạnh các loài thực vật hoang dã, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang cũng phát triển nhiều loài cây trồng nhƣ:

- Cây ăn quả: Cam, Quýt, Chanh, Dứa, Chuối, Xoài Kéo, Nhãn,Vải, Na, Hồng và các loại cây ăn quả khác.

- Cây công nghiệp lấy gỗ và sản xuất: Trám (Hiệp Hòa), Bạch Đàn, Thông… đƣợc trồng ở Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Tân Yên, Yên Dũng, Lạng Giang.

* Đa dạng động vật

Theo thống kê, hệ động vật trên địa bàn tỉnh Bắc Giang rất phong phú, phân bố rộng khắp các vùng miền của tỉnh, từ miền núi đến đồng bằng và trung

Bảng 2.23. Đa dạng sinh học thuộc hệ động vật tại Bắc Giang

Hệ động vật Bắc Giang Việt Nam Tỷ lệ (%)

Thú 88 310 28

Chim 210 840 25

Cá 69 > 700 <9,8

Lƣỡng cƣ, bò sát 102 479 21

Côn trùng 125 7750 1.6

(Nguồn: Sở TN&MT Bắc Giang, 2019)

Trong tổng số 469 loài động vật có xƣơng sống thuộc 123 họ ở tỉnh Bắc Giang có 85 loài thuộc nhóm động vật quý, hiếm, có giá trị, cần đƣợc ƣu tiên bảo tồn, trong đó:

- Các loài Thú quý, hiếm và ƣu tiên bảo tồn gồm 44 loài (chiếm 50% tổng số loài thú của Bắc Giang) trong đó có 32 loài nằm trong danh sách IB và IIB theo Nghị định 32/2006của Thủ tƣớng Chính phủ về nghiêm cấm buôn bán, săn bắt các loài động - thực vật hoang dã.

- 17 loài Chim quý, hiếm và có giá trị bảo tồn gồm: 6 loài đƣợc ghi trong

Sách Đỏ Việt Nam, 5 loài trong danh sách IUCN 2014 và 16 loài nắm trong danh sách IB và IIB theo Nghị định 32/2006.

- Các loài Lƣỡng cƣ, Bò sát quý, hiếm và có giá trị bảo tồn: gồm 24 loài (chiếm 23,53% số loài LCBS của tỉnh). Có 20 loài đƣợc ghi trong Sách Đỏ Việt Nam, 12 loài trong danh sách IUCN 2014 và 11 loài nằm trong danh sách IB và IIB theo Nghị định 32/2006.

Bảng 2.24. Sốlƣợng loài có giá trị bảo tồn ở tỉnh Bắc Giang

TT Nhóm động vật Họ Loài Loài có giá trị bảo tồn

1 Thú 26 88 44

2 Chim 51 210 17

3 Lƣỡng cƣ, Bò sát 26 102 24

4 Cá 20 69 0

Tổng số 123 469 85

(Nguồn: Sở TN&MT Bắc Giang, 2019 )

Đặc biệt, Bắc Giang là nơi cƣ trú của những loài thú đang đứng trƣớc nguy cơ bị tuyệt chủng nhƣ Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus), Chà vá chân xám (Pygathrix cinerea), Voọc má trắng (Trachipithecus francoisi), Lửng chó

(Nyctereutes procyonoides)đây cũng đƣợc coi là các loài chỉ thị cho vùng Đông Bắc vì vậy cần đƣợc ƣu tiên bảo tồn đặc biệt. Ngoài ra, đây cũng là địa bàn cƣ trú của các loài bò sát đƣợc xếp ở mức cực kỳ nguy cấp nhƣ Rắn hổ chúa

(Ophiophagus Hannah), Rùa hộp 3 vạch (Cuora trifasciata) và Rùa hộp trán

vàng (Indotestudo elongate). Các loài động vật quý, hiếm phân bố tập trung ở các huyện miền núi và khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử.

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của quy hoạch tỉnh bắc giang thời kỳ 2021 2030, tầm nhìn đến 2050 (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)