Các giải pháp về tổ chức, quản lý

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của quy hoạch tỉnh bắc giang thời kỳ 2021 2030, tầm nhìn đến 2050 (Trang 176 - 179)

III. tổ chức thực hiện đmc

4.2.1. Các giải pháp về tổ chức, quản lý

*Giải pháp quản lý chung

- Nâng cao năng lực quản lý môi trƣờng của Sở TN&MT Bắc giang đặc biệt là năng lực cho cán bộ của Chi cục BVMT, Thanh tra môi trƣờng và Trung

tâm Quan trắc môi trƣờng và đáp ứng nhu cầu về máy móc, trang thiết bị phục vụ đo đạc, phân tích chất lƣợng môi trƣờng;

- Tổ chức tập huấn kiến thực môi trƣờng cho bộ máy, cán bộ làm công tác bảo vệ môi trƣờng từ cấp thôn, xã, huyện đến cấp tỉnh.

- Phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý môi trƣờng tỉnh Bắc Giang với các tình lân cận nhƣ Thái Nguyên, Bắc Ninh, Lạng Sơn và Hải Dƣơng trong hoạt động bảo vệ nguồn nƣớc các sông, hồ liên tỉnh và quản lý các nguồn phát thải khí lớn;

- Tăng cƣờng công tác truyền thông, phổ biến Luật bảo vệ môi trƣờng, nhằm nâng cao nhận thức cho các tổ chức, cá nhân về những vấn đề môi trƣờng

bức xúc, những tác động môi trƣờng và ý thức bảo vệ môi trƣờng. Giáo dục cho ngƣời dân có ý thức và trách nhiệm phòng ngừa ô nhiễm, bảo vệ môi trƣờng, có ý thức cảnh giác với nguy cơ, sự cố môi trƣờng, cần có các phƣơng án cụ thể về phòng, chống các sự cố và phƣơng án phải đƣợc tập luyện thƣờng xuyên để đảm bảo khi có sự cố là có thể chủ động giải quyết tốt, đảm bảo an toàn về tính mạng, tài sản cho nhân dân trong các vùng bảo vệ.

- Thiết lập cơ sở dữ liệu nguồn thải (nƣớc thải, khí thải và CTR) trên toàn tỉnh Bắc Giang và thực thicập nhật các thông tin về nguồn thải (6 tháng/lần).

*Đối với môi trường nước:

Hiện nay, chất lƣợng các nguồn nƣớc mặt ở Bắc Giang tƣơng đối tốt ngoại trừ đoạn sông Cầu chảy qua ranh giới giữa tỉnh Bắc Giang với Bắc Ninh và đoạn sông Thƣơng chảy qua Tp. Bắc Giang có biểu hiện ô nhiễm. Bởi vậy, để duy trì chất lƣợng các nguồn nƣớc mặt hiện tại và phục hồi chất lƣợng nƣớc các đoạn sông đang bị ô nhiễm cần tăng cƣờng quản lý nguồn nƣớc thải:

- Buộc các cơ sở sản xuất có lƣu lƣợng nƣớc thải lớn phải lắp đặt hệ thống quan trắc nƣớc thải tự động.

- Phối hợp với cơ quan quản lý môi trƣờng tỉnh Thái Nguyên, Bắc Ninh và Hải Dƣơng trong công tác bảo vệ môi trƣờng nƣớc LVS Cầu.

- Cấp phép xả thải đối với những nguồn thải mới phải căn cứ vào khả năng chịu tải của nguồn tiếp nhận ƣu tiên chú ý đối với các nguồn nƣớc đƣợc quy hoạch bảo vệ nghiêm ngặt phục vụ cấp nƣớc cho sinh hoạt.

- Tăng cƣờng công tác monitoring chất lƣợng nƣớc mặt đối với sông Cầu, sông Thƣơng, sông Lục Nam và hồ Cấm Sơn (thiết lập mạng lƣới điểm quan trắc, tăng tần suất đo đạc, lấy mẫu phân tích từ 2 lần/năm (6 tháng/lần) lên 4 lần/năm (3 tháng/lần). Thiết lập trạm quan trắc chất lƣợng nƣớc tự động trên sông Cầu tại vị trí sông Cầu bắt đầu chảy vào và tại vị trí khi sông chảy ra khỏi địa phận tỉnh Bắc Giang.

*Đối với môi trường không khí:

Môi trƣờng không khí ở Bắc Giang đang chịu tác động tổng hợp phát thải từ phƣơng tiện giao thông cơ giới, từ các hoạt động công nghiệp, chôn lấp chất thải và các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của ngƣời dân. Kết quả quan trắc chất lƣợng không khí ở Bắc Giang cho thấy môi trƣờng không khí trên toàn tỉnh còn sạch. Hàm lƣợng bụi lơ lửng (TSP), hàm lƣợng các chất khí độc (NOx, SO2, CO

và Ozone) vẫn thấp hơn NĐGHCP theo QCVN05:2013/BTNMT. Tuy nhiên, hàm lƣợng bụi, khí Nox, CO, SO2 phát hiện đƣợc cao hơn ở các ngã tƣ nơi có mật độ phƣơng tiện cơ giới cao và ở một số KCN, CCN (Báo cáo QH Bắc giang giai đoạn 2021-2030). Bởi vậy, để ngăn ngừa ô nhiễm không khí khi thực hiện QH Bắc Giang giai đoạn 2021-2030 cần thực hiện một số giải pháp sau:

- Đối với hoạt động trồng trọt: Hạn chế và tiến tới chấm dứt tình trạng đốt phụ phẩm nông nghiệp (rơm, rạ…) và đốt rác thải bừa bãi;

- Đối với hoạt động giao thông: Phát triển hành lang cây xanh dọc hai bên tuyến đƣờng cao tốc chạy qua tỉnh Bắc Giang và xây dựng tƣờng công trình ngăn ồn ở những nơi dân cƣ đông đúc (trƣờng học, bệnh viện, cụm dân cƣ). Phát triển mạng lƣới xe buýt đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân để giảm bớt phƣơng tiện cá nhân (ô tô, xe máy).

- Đối với KCN, CCN: ƣu tiên tiếp nhận đầu tƣ những ngành sản xuất công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trƣờng (tiết kiệm điện năng, ít chất thải) và hạn chế tới mức thấp nhất việc các nhà máy, xí nghiệp đầu tƣ trong KCN, CCN sử dụng than nhƣ là nguồn nhiên liệu trong hoạt động. Thực hiện nghiêm túc quy định trong luật bảo vệ môi trƣờng về việc lắp đặt hệ thống quan trắc môi trƣờng online đối với ống khói có lƣu lƣợng xả thải lớn.

- Lĩnh vực quan trắc và phân tích môi trƣờng: Trong giai đoạn 2021-2030,

xây dựng 3-5 trạm quan trắc chất lƣợng không khí tự động tại Tp. Bắc Giang, Cụm dân cƣ gần các KCN nghiệp lớn. Các thông số cần tập trung theo dõi gồm: Bụi tổng số (TSP), Bụi thở (PM10) và khí độc (SO2, CO, NOx)

*Đối với môi trường đất:

- Hoạt động trồng trọt và chăn nuôi: Tổ chức thu gom triệt để và xử lý an toàn vỏ bao hoá chất BVTV đặc biệt là bao bì thuốc trừ sâu và thuốc trừ sâu hết hạn sử dụng.

- Hoạt động Công nghiệp: Giám sát chặt chẽ khối lƣợng, chủng loại CTNH phát sinh từ các KCN/CCN trên địa bàn tỉnh. Kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp xử lý chất thải đặc biệt là xử lý CTNH để ngăn ngừa việc đổ bỏ, chôn lấp trái phép.

- Hoạt động đô thị: Tổ chức phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn. Định kỳ thu gom CTNH (pin, ắc quy, vỏ hộp sơn, vỏ bình xịt côn trùng, bóng đèn huỳnh

an toàn.

*Nhận xét đánh giá: Các giải pháp đã đề xuất hoàn toàn khả thi

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của quy hoạch tỉnh bắc giang thời kỳ 2021 2030, tầm nhìn đến 2050 (Trang 176 - 179)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)