Phương pháp kiểm tra hàm lượng CaCO3 [22]

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu tổng hợp nhiên liệu sinh học (biodiesel) với xúc tác cao được nung từ các nguồn nguyên liệu phế thải (Trang 43 - 44)

Trong các nguồn phế phẩm được giới thiệu ở mục 2.2.4, thành phần chính trong các nguồn phế phẩm là CaCO3 ngoài ra còn chứa các tạp chất khác. Để lựa chọn nguồn nguyên liệu điều chế xúc tác, ta phải tìm ra phương pháp để kiểm tra hàm lượng CaCO3 có trong các mẫu nêu trên nhằm kiểm tra và chọn ra nguồn nguyên liệu chứa hàm lượng CaCO3 cao nhất để khi nhiệt phân mẫu ta sẽ thu được xúc tác CaO có chất lượng tốt nhất để sử dụng cho phản ứng tổng hợp Biodiesel.

Với vấn đề này, chúng tôi sẽ sử dụng phương pháp như sau: Cân m gam mẫu đã được làm sạch bề mặt và nghiền nhỏ. Cho mẫu vào Beaker thủy tinh và thêm dung dịch HCl 1M vào, khi đó hàm lượng CaCO3 trong mẫu sẽ phản ứng theo phương trình sau:

CaCO3 + HCl => CaCl2 + CO2 + H2O

Quan sát trong beaker không còn hiện tượng sủi bọt khí thì tiến hành lọc phần không tan và mang đi sấy sau đó cân và thu được m1.

Hàm lượng CaCO3 có trong nguyên liệu được tình theo công thức: M =m − mm 1. 100%

33

Sử dụng phương pháp như trên, chúng tôi đã tiến hành kiểm tra hàm lượng CaCO3 cho các mẫu vỏ trứng gà, vỏ sò, san hô, xương heo, trứng đà điểu và thu được kết quả trong bảng 2.5 dưới đây.

Bảng 2.5: Khảo sát hàm lượng CaCO3 trong mẫu phế phẩm.

Mẫu Hàm lượng CaCO3 (%)

Vỏ trứng gà 94

San hô 92

Vỏ sò 89

Trứng đà điểu 84

Xương động vật 70

Theo như kết quả khảo sát ở bảng trên, có thể thấy hàm lượng CaCO3 có trong vỏ trứng gà là cao nhất (94%). Vì vậy chúng tôi tiến hành kiểm tra bằng nhiều phương pháp khác nhau để có thể chắc chắn rằng vỏ trứng gà là nguồn phế phẩm phù hợp nhất để điều chế xúc tác CaO.

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu tổng hợp nhiên liệu sinh học (biodiesel) với xúc tác cao được nung từ các nguồn nguyên liệu phế thải (Trang 43 - 44)