KIẾN NGHỊ VỚI CHÍNH PHỦ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013 (Trang 80 - 83)

6. KẾT CẤU LUẬN VĂN

3.3.1. KIẾN NGHỊ VỚI CHÍNH PHỦ

Để phát triển và mở rộng hoạt động TTQT, nâng cao hiệu quả hoạt động này tại NH không chỉ đòi hỏi nỗ lực của bản thân ngân hàng mà còn phải có một hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp của Nhà nƣớc. Các chính sách kinh tế vĩ mô tác động trực tiếp đến mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân trong nƣớc, đặc biệt là trong lĩnh vực thanh toán xuất nhập khẩu, một lĩnh vực gắn liền với hoạt động TTQT tại NH. Việc ban hành các chính sách kinh tế hợp lý cho hoạt động xuất nhập khẩu là điều kiện cần thiết để giúp các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu an toàn, tin tƣởng vào nhà nƣớc mà đẩy mạnh phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Khi hoạt động xuất nhập khẩu của đất nƣớc càng phát triển thì yêu cầu phục vụ thanh toán trả tiền và đòi tiền trong TTQT càng nhiều, điều này sẽ giúp phát triển hoạt động TTQT rất nhiều, nhờ đó nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT cho ngân hàng. Đồng thời với chính sách xuất nhập khẩu hợp lý của Nhà nƣớc sẽ có tác động tích cực đến cân bằng cán cân TTQT của đất nƣớc. Do vậy, với vai trò điều khiển vĩ mô nền kinh tế, nhà nƣớc cần quan tâm thực hiện một số vấn đề sau:

Một là, có sự ổn định môi trƣờng kinh tế vĩ mô. Hoạt động TTQT của ngân hàng sẽ an toàn và phát triển có hiệu quả chỉ trên môi trƣờng kinh tế ổn định. Một môi trƣờng kinh tế thiếu ổn định gây tâm lý e ngại kinh doanh cho các doanh nghiệp.

Sự ổn định và tăng trƣởng bền vững của nền kinh tế vĩ mô có mối quan hệ mật thiết với thị trƣờng tài chính. Chỉ khi kinh tế phát triển, lạm phát đƣợc kiềm chế, giảm phát đƣợc khắc phục, giá trị đồng nội tệ đƣợc ổn định thì doanh nghiệp mới an tâm, tin tƣởng và tham gia đầu tƣ vào lĩnh vực xuất nhập khẩu, mới tích cực tìm kiếm thị trƣờng, tìm kiếm đối tác kinh doanh. Quá trình TTQT sẽ sôi động hơn và hiệu quả sẽ đƣợc nâng lên tƣơng ứng. Hai là, chính phủ cần ban hành các văn bản pháp luật về hoạt động TTQT.

Mọi hoạt động ngân hàng cần đƣợc pháp luật bảo vệ khi có tranh chấp xảy ra và nó chỉ phát triển và đạt hiệu quả khi môi trƣờng pháp lý hoàn thiện, đặc biệt là trong hoạt động TTQT, một hoạt động mà đối tác của nó là cả trong nƣớc và quốc tế.

Hiện nay, trong TTQT, các ngân hàng thƣơng mại chủ yếu căn cứ vào một số quy tắc thực hành theo thông lệ quốc tế thực hiện nhƣ UCP600,

URC522, URR525, eUCP, ISBP… Quá trình thực hiện nghiệp vụ tất yếu nảy

sinh tranh chấp, kiện tụng nhƣng phía Việt Nam chƣa có một hành lang pháp lý riêng biệt cho hoạt động TTQT. Trong xu thế hội nhập khu vực và thế giới, bên cạnh việc các ngân hàng phải nỗ lực nghiên cứu học tập, nâng cao nhận thức, năng lực chuyên môn để có đủ trình độ hội nhập, các ngân hàng rất cần có sự hỗ trợ của chính phủ, tạo điều kiện cho ngân hàng chủ động hội nhập nhƣng cũng cần có hành lang pháp lý bảo vệ cho hoạt động TTQT, giúp ngân hàng có cơ sở pháp lý để giải quyết nếu có tranh chấp xảy ra. Vì vậy, mỗi quốc gia cần phải có quy chế, văn bản hƣớng dẫn giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu và các quy chế này không nên đối nghịch với thông lệ quốc tế nhƣng phải phù hợp với pháp luật Việt Nam.

Ba là, Chính phủ có cơ chế quản lý ngoại hối theo xu hƣớng khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để thị trƣờng ngoại hối trong nƣớc phát triển với đầy đủ các nghiệp vụ phái sinh nhằm hỗ trợ cho hoạt động TTQT phát triển.

Thị trƣờng ngoại hối có vai trò bôi trơn và thúc đẩy hoạt động TT xuất nhập khẩu của nền kinh tế phát triển. Đối với các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu, khi xuất khẩu hàng hóa thu ngoại tệ, họ sẽ bán số ngoại tệ này trên thị trƣờng ngoại hối ( ngân hàng) để nhận nội tệ. Ngƣợc lại, các doanh nghiệp nhập khẩu sẽ phát sinh nhu cầu mua ngoại tệ trên thị trƣờng ngoại hối. Để thị trƣờng ngoại hối phát triển thì việc hoàn thiện và mở rộng các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối trên thị trƣờng ngoại hối là rất cần thiết chẳng hạn nhƣ không chỉ sự dụng nghiệp vụ giao ngay mà còn đẩy mạnh việc áp dụng các nghiệp vụ phái sinh nhƣ nghiệp vụ kỳ hạn, nghiệp vụ hoán đổi, nghiệp vụ tƣơng lai, nghiệp vụ quyền chọn. Điều này thúc đẩy hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu phát triển mạnh hơn và mang lại hiệu quả cao hơn. Vì vậy, một cơ chế, chính sách thông thoáng của Chính phủ về điều hành hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu, tạo điều kiện cho hoạt động này phát triển cùng với một cơ chế quản lý ngoại hối trong nƣớc phát triển với đầy đủ các nghiệp vụ phái sinh hỗ trợ cho hoạt động TTQT phát triển và nâng cao hiệu quả của nó rất nhiều.

Bốn là, Chính phủ có biện pháp mở rộng quan hệ và ký hiệp định xác định xác lập quan hệ bảo lãnh thanh toán hàng xuất khẩu với các thị trƣờng có nhiều rủi ro.

Hiện nay, quá trình xúc tiến thƣơng mại của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu Việt Nam đã mở rộng đến các thị trƣờng nƣớc ngoài

nhƣ Đông Âu, Châu Phi…. Tiềm năng xuất khẩu đến những thị trƣờng này

lớn. Tuy nhiên, mức độ rủi ro trong TTQT ở những thị trƣờng rất cao. Để giảm bớt rủi ro cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam xuất đƣợc hàng, nâng cao nguồn thu ngoại tệ xuất về cho đất nƣớc, cần có sự bảo lãnh thanh toán của ngân hàng nhà nƣớc ngoài. Để làm đƣợc điều này cần có sự hỗ trợ của chính phủ trong việc ký kết các hiệp định thanh toán giữa hai nƣớc.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013 (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)