KHÁI NIỆM VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TTQT:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013 (Trang 32 - 34)

6. KẾT CẤU LUẬN VĂN

2.1.1.KHÁI NIỆM VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TTQT:

Theo kinh tế học vi mô cho rằng: Hiệu quả là quá trình sử dụng tốt nhất những nguồn lực có đƣợc để đạt đƣợc những kết quả mong muốn. Với ý nghĩa khai thác tối đa các nguồn lực, hiệu quả kinh tế có quan hệ chặt chẽ với việc sử dụng năng lực sản xuất hiện có hoặc tiềm năng để đạt đƣợc tối đa các mục tiêu đƣợc định sẵn trên cơ sở các phƣơng tiện hiện có. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, theo cách hiểu thông thƣờng thì đó là những kết quả thu đƣợc từ các biện pháp quản lý doanh nghiệp so với các chi phí đã bỏ ra để có đƣợc hiệu quả đó. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đƣợc tính bằng các chỉ tiêu định lƣợng đo bằng các đại lƣợng kinh tế (thông qua các chỉ tiêu tài chính tiền tệ) và các chỉ tiêu định tính đƣợc xác định thông qua các phƣơng pháp đánh giá ( về mặt chữ tín của doanh nghiệp, chất lƣợng phục vụ

khách hàng…)

TTQT là một trong các loại hình dịch vụ chính mà các NHTM cung cấp cho khách hàng của mình, không nằm ngoài mục tiêu chung của ngân hàng, đó là “ An toàn – hiệu quả - Phát triển”. Để đánh giá hiệu quả hoạt động một cách toàn diện và đúng đắn cần tính toán hết sức kỹ lƣỡng các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng nói chung, của TTQT nói riêng, nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra nhƣ tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro.

Theo kinh tế học hiện đại cho rằng: Hiệu quả đó là sự đạt đƣợc về sáu mục tiêu:

- Mục tiêu về chính trị (Polictics). - Mục tiêu về xã hội (Society).

- Mục tiêu về đảm bảo tính hài hòa (Coherence). - Mục tiêu đảm bảo yếu tố ngoại sinh (External). - Mục tiêu đảm bảo yếu tố tƣơng thích (Rekevant).

Cụ thể với TTQT, những mục tiêu trên thể hiện ở chỗ: Hiệu quả hoạt động thanh toán không đơn thuần là lỗ hay lãi trong việc thực hiện dịch vụ thanh toán trong một khoảng thời gian nào đó mang lại. Hiệu quả hoạt động TTQT đối với một NHTM là những lợi ích tổng thể mà do việc sử dụng nó mang lại, gồm những lợi ích có thể định lƣợng đƣợc hoặc không định lƣợng đƣợc; các lợi ích gián tiếp và trực tiếp đối với nền kinh tế, tính tƣơng thích và hài hòa với lợi ích của ngành, các bộ phận khác trong nền kinh tế mà các NHTM là một cấu thành trong đó; lợi ích kinh tế cũng có thể bao gồm các tác động ngoại sinh của ngành ngân hàng tọa ra cho các ngành, các bộ phận khác nhằm tạo ra lợi ích tổng thể cho nền kinh tế quốc dân.

Dù xét trên góc độ kinh tế học vi mô hay kinh tế học hiện đại, thì hiệu quả hoạt động TTQT đều có liên quan mật thiết tới các bên tham gia. Các bên tham gia xét đến cùng có đạt đƣợc mục tiêu của mình một cách hiệu quả hay không chính là cơ sở để đánh giá việc sử dụng phƣơng này đã đạt hiệu quả nhƣ thế nào.

Trong phạm vi nghiên cứu đề tài, đối tƣợng quan tâm là ngân hàng – mục tiêu cần đạt đƣợc ở đây là:

- Đáp ứng đƣợc mục tiêu của khách hàng. Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ trên cơ sở tăng cƣờng và mở rộng quan hệ với khách hàng, xây dựng và củng cố mối quan hệ phát triển bền vững.

- Tối đa hóa lợi nhuận.

- Nâng cao uy tín trên thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế. Mở rộng quan hệ hợp tác với các ngân hàng trong và ngoài nƣớc.

- Thực hiện chính sách quản lý ngoại hối của nhà nƣớc, góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế, chính trị, xã hội của cả nƣớc.

Với bề dày lịch sử phát triển và các mối quan hệ truyền thống, bền vững với khách hàng, cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ quản lý và trình độ nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng, ngân hàng đã tiến hành cung cấp các dịch vụ thanh toán XNK một cách hiệu quả, có khả năng hạn chế đƣợc rủi ro cho các doanh nghiệp bởi vì ngân hàng trở thành bộ phận chuyên nghiệp trong việc đánh giá các thông tin tài chính từ phía doanh nghiệp cũng nhƣ khả năng kiểm soát đƣợc độ trung thực của những nguồn thông tin này. Đồng thời ngân hàng đảm bảo đƣợc tốc độ thanh toán và hỗ trợ doanh nghiệp trong việc soạn thảo hợp dồng XNK.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013 (Trang 32 - 34)