nước ngoài đến cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong nước
2.2.5.1. Các nghiên c u s d ng phứ ử ụ ương pháp ti p c n c u trúcế ậ ấ
Cho (1990) xem xét ảnh hưởng của thâm nhập NHNNg đến cạnh tranh của thị trường ngân hàng Indonesia giai đoạn 1974 - 1983 bằng chỉ số tập trung CRk. Kết quả nghiên cứu cho thấy thâm nhập của NHNNg làm tăng tính cạnh tranh của thị trường ngân hàng Indonesia.
Yeyati và Micco (2007) sử dụng chỉ số tập trung CRk và HHI để kiểm tra ảnh hưởng của thâm nhập NHNNg đến cạnh tranh của thị trường ngân hàng tại 8 nước mới nổi ở khu vực Mỹ Latinh giai đoạn 1993 – 2002. Trái ngược với kết quả nghiên cứu của Cho (1990), kết luận từ nghiên cứu cho thấy rằng sự xuất hiện của NHNNg làm giảm tính cạnh tranh của thị trường ngân hàng trong nước.
Tuy nhiên, các nghiên cứu sử dụng phương pháp cấu trúc đo lường tính cạnh tranh của thị trường ngân hàng gián tiếp thông qua chỉ số tập trung, không đo lường trực tiếp từ dữ liệu của từng ngân hàng tham gia thị trường như phương pháp phi
45
cấu trúc. Theo Bikker và cộng sự (2012) cho rằng phương pháp tiếp cận cấu trúc không phải là thước đo tốt đối với cạnh tranh.
2.2.5.2. Các nghiên c u s d ng phứ ử ụ ương pháp ti p c n phi c u trúcế ậ ấ
Poghosyan và Poghosyan (2010) sử dụng mô hình Bresnahan để đánh giá tác động của thâm nhập NHNNg đến mức độ cạnh tranh của thị trường ngân hàng tại 11 nền kinh tế chuyển đổi ở Trung và Đông Âu giai đoạn 1992 – 2006. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ có phương thức thâm nhập của NHNNg thông qua hoạt động mua lại và sáp nhập làm giảm cạnh tranh của thị trường ngân hàng trong nước, còn NHNNg thâm nhập bằng phương thức lập cơ sở kinh doanh mới lại làm tăng cạnh tranh của thị trường ngân hàng trong nước.
Jeon và cộng sự (2011) nghiên cứu tác động của thâm nhập NHNNg đến cạnh tranh của thị trường ngân hàng 17 nền kinh tế mới nổi tại châu Á và Mỹ Latinh giai đoạn 1997 - 2008 bằng mô hình Panzar – Rosse. Khác với kết luận từ nghiên cứu của Yeyati và Micco (2007), kết quả nghiên cứu này cho thấy thâm nhập của NHNNg làm tăng tính cạnh tranh của thị trường ngân hàng ở các nước trong mẫu dữ liệu nghiên cứu.
Mulyaningsih và cộng sự (2015) kiểm tra ảnh hưởng của thâm nhập NHNNg đến mức độ cạnh tranh của thị trường ngân hàng Indonesia giai đoạn 1980 – 2010. Nghiên cứu sử dụng mô hình Panzar – Rosse hiệu chỉnh do Bikker và cộng sự (2012) phát triển. Tương tự như kết luận của Jeon và cộng sự (2011), nghiên cứu này cho thấy thâm nhập của NHNNg làm tăng mức độ cạnh tranh của thị trường ngân hàng Indonesia.
Diallo (2016) sử dụng chỉ số Boone để kiểm tra ảnh hưởng của thâm nhập NHNNg đến cạnh tranh của thị trường ngân hàng của 34 quốc gia Châu Phi giai đoạn 1997 – 2009. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng thâm nhập của NHNNg làm tăng tính cạnh tranh của thị trường ngân hàng ở các nước trong mẫu dữ liệu nghiên cứu
Gần đây nhất Yin (2020) sử dụng chỉ số Lerner để nghiên cứu ảnh hưởng của thâm nhập NHNNg đến cạnh tranh của thị trường ngân hàng của 148 quốc gia phát
triển và đang phát triển giai đoạn 1987 – 2015. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng thâm nhập của NHNNg làm giảm tính cạnh tranh của thị trường ngân hàng ở các nước phát triển, nhưng làm tăng tính cạnh tranh của thị trường ngân hàng ở các nước đang phát triển.
Mục này đã khảo cứu các nghiên cứu đã thực hiện về ảnh hưởng của thâm nhập NHNNg đến cạnh tranh của thị trường ngân hàng trong nước làm cơ sở cho việc xác định khe hở nghiên cứu và phát triển giả thuyết liên quan đến RQ1. Kết quả khảo cứu được tổng hợp ở Bảng 2.3.
Bảng 2.3: Tổng hợp các nghiên cứu về ảnh hưởng của thâm nhập NHNNg đến cạnh tranh của thị trường ngân hàng trong nước
Tác giả Dữ liệu Kết quả
Cho (1990) Indonesia giai đoạn 1974 -
1983 Tăng cạnh tranh
Yeyati và Micco (2007)
8 nước mới nổi ở khu vực Mỹ Latinh giai đoạn 1993 - 2002
Giảm cạnh tranh Poghosyan và
Poghosyan (2010)
11 quốc gia Trung và Đông Âu giai đoạn 1992 - 2006
Giảm cạnh tranh với phương thức mua lại và sáp nhập
Bảng 2.2: Tổng hợp các nghiên cứu về ảnh hưởng của thâm nhập NHNNg đến cạnh tranh của thị trường ngân hàng trong nước (tiếp theo)
Tác giả Dữ liệu Kết quả
Poghosyan và Poghosyan (2010)
11 quốc gia Trung và Đông Âu giai đoạn 1992 - 2006
Tăng cạnh tranh với phương thức lập cơ sở kinh doanh mới
Jeon và cộng sự
(2011)
17 quốc gia châu Á và Mỹ Latinh giai
đoạn 1997 – 2008
47
Mulyaningsih và cộng sự (2015)
Indonesia
giai đoạn 1980 – 2010 Tăng cạnh tranh
Diallo (2016) 34 quốc gia châu Phi
giai đoạn 1997 – 2009 Tăng cạnh tranh
Yin (2020) 148 quốc gia
giai đoạn 1987 – 2015
Tăng cạnh tranh ở các nước đang phát triển Giảm cạnh tranh ở các nước phát triển
Nguồn: Tác giả tổng hợp.
2.3. NH HẢ ƯỞNG C A THÂM NH P NGÂN HÀNG NỦ Ậ ƯỚC NGOÀI Đ N HI UẾ ỆQU C A CÁC NGÂN HÀNG TRONG NẢ Ủ ƯỚC