Các gợi ý chính sách cho các nhà hoạch định chính sách

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) ảnh hưởng của thâm nhập ngân hàng nước ngoài đến cạnh tranh và hiệu quả của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 140 - 144)

- Phương sai thay đổi Tự tương quan

K T L UN VÀ GI Ý CHÍNH SÁCH Ợ

5.4.1. Các gợi ý chính sách cho các nhà hoạch định chính sách

141

Một số gợi ý chính sách cho các nhà hoạch định chính sách được rút ra từ kết quả nghiên cứu của luận án kết hợp với định hướng phát triển ngành ngân hàng của Chính phủ và xu hướng thâm nhập của NHNNg vào Việt Nam hiện nay như sau:

5.4.1.1. Ti p t c th c hi n chính sách m c a th trế ụ ở ử ị ường ngân hàng

Kết quả nghiên cứu cho thấy chính sách mở cửa thị trường ngân hàng của Việt Nam trong thời gian qua là thành công, vì đã thúc đẩy cạnh tranh trên thị trường ngân hàng trong nước. Theo quan điểm cạnh tranh - ổn định, thì cạnh tranh lành mạnh là cần thiết để tăng cường sự ổn định của hệ thống ngân hàng (Caminal và Matutes, 2002). Cạnh tranh là động lực để các ngân hàng Việt Nam nâng cao chất lượng dịch vụ và tăng cường khả năng tiếp cận tài chính cho người dân, góp phần tích cực cho quá trình đổi mới và phát triển kinh tế. Do đó, Chính phủ cần tiếp tục thực hiện chính sách mở cửa thị trường ngân hàng, thu hút các NHNNg kinh doanh tại Việt Nam. Luận án đề xuất một số giải pháp cụ thể như sau:

Thứ nhất, xem xét nới lỏng các rào cản kỹ thuật tạo thuận lợi cho các NHNNg thâm nhập vào Việt Nam, nhất là các rào cản về việc thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Xóa bỏ dần các điều kiện khác biệt trong hoạt động kinh doanh giữa ngân hàng Việt Nam và ngân hàng nước ngoài. Sửa đổi, hoàn thiện các quy định về giá trị tổng tài sản của ngân hàng mẹ khi thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài, tăng số lượng sản phẩm dịch vụ mà NHNNg được cung cấp, mở rộng phạm vi tiếp cận thị trường và đối tượng khách hàng cho các NHNNg.

Thứ hai, tăng cường việc kêu gọi các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Thực tế cho thấy sự mở rộng mạng lưới hoạt động và quy mô kinh doanh của các ngân hàng Hàn Quốc (Ngân hàng Shinhan, Ngân hàng Woori, Ngân hàng Kexim, Ngân hàng KEB Hana, Ngân hàng Công nghiệp Hàn Quốc, Ngân hàng Kookmin, Ngân hàng Busan, và Ngân hàng Nonghyup) trong những năm gần đây một phần là nhằm phục vụ cho việc mở rộng quy mô hoạt động và sản xuất của các doanh nghiệp nước ngoài Hàn Quốc tại Việt Nam. Do đó, tăng cường thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam sẽ góp phần gia tăng sự hiện diện của NHNNg ở nước ta.

tín dụng. Để khuyến khích các NHNNg góp vốn, mua cổ phần, mua lại, sáp nhập, hợp nhất với các tổ chức tín dụng trong nước yếu kém phải cơ cấu lại, các cơ quan quản lý hoạt động ngân hàng cần nghiên cứu sửa đổi, hoàn thiện quy định về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của các tổ chức tín dụng Việt Nam theo hướng tăng tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài đối với các ngân hàng trong nước.

Thứ tư, tiếp tục điều hành chính sách lãi suất theo quy luật thị trường. Giá trị H-Statistic của thị trường ngân hàng Việt Nam theo kết quả nghiên cứu này là 0,543. Trong đó giá đầu vào của vốn huy động ảnh hưởng tích cực và có giá trị lớn nhất (độ co giãn của thu nhập trước sự thay đổi của giá đầu vào của vốn huy động là 0,343) so với giá các yếu tố đầu vào của nhân viên, và vốn vật chất. Như vậy, lãi suất huy động có ảnh hưởng rất lớn đến mức độ cạnh tranh của thị trường ngân hàng Việt Nam. Do đó, SBV cần điều hành chính sách lãi suất chủ động, linh hoạt, phù hợp với cân đối vĩ mô và diễn biến thị trường, tạo điều kiện cho các ngân hàng hoạt động ổn định.

Mở cửa thị trường ngân hàng trong bối cảnh Việt Nam ngày càng tham gia mạnh mẽ vào quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế là một chủ trương đúng. Tuy nhiên, hội nhập càng sâu rộng thì nguy cơ bất ổn từ bên ngoài càng lớn và đến càng nhanh, đặc biệt đối với dịch vụ ngân hàng là ngành huyết mạch của nền kinh tế.

Nghiên cứu của Berger và cộng sự (2017) cho thấy hệ thống ngân hàng là kênh truyền dẫn bất ổn đến các khu vực khác nhau của nền kinh tế qua sự sụp đổ của thị trường liên ngân hàng và các cơ chế thanh toán cũng như sự sụt giảm nguồn cung tín dụng và tình trạng đóng băng tiền gửi. Điều này sẽ gây ra các tác động tiêu cực kéo dài đối với nền kinh tế.

Theo McKinnon (1993) nguyên nhân cuộc khủng hoảng tài chính ở các nước Mỹ Latinh những năm 80 là do các nước này thực hiện lộ trình mở cửa thị trường tài chính - ngân hàng không hợp lý. Do đó, xây dựng một lộ trình mở cửa thị trường tài chính – ngân hàng phù hợp với điều kiện của Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng

143

trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Việc mở cửa thị trường ngân hàng cần thực hiện theo hướng thận trọng, từng bước và chặt chẽ đảm bảo vị trí cạnh tranh tương đối của các ngân hàng trong nước. Ưu tiên mở cửa các dịch vụ cơ bản, và những dịch mà ngân hàng Việt Nam có lợi thế.

5.4.1.2. Hoàn thi n h th ng lu t v c nh tranh và giám sát ngân ề ạ

hàng

Thâm nhập NHNNg đã làm gia tăng cạnh tranh của thị trường ngân hàng Việt Nam. Bên cạnh những tác động tích cực của cạnh tranh như nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng phạm vi tiếp cận dịch vụ cho người dân, cạnh tranh quá mức có thể gây ra rủi ro cho khu vực ngân hàng. Theo Beck (2008) cần phải có sự phát triển hài hòa mối quan hệ giữa cạnh tranh và quản lý, giám sát ngân hàng nhằm ổn định hệ thống ngân hàng. Vì vậy, việc hoàn thiện chính sách pháp luật, và tăng cường hiệu lực, hiệu quả hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế là cần thiết. Để thực hiện mục tiêu này, Chính phủ cần thực hiện các giải pháp sau:

Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống pháp luật về cạnh tranh, và kiểm soát độc quyền nhằm tạo ra môi trường kinh doanh minh bạch, bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh, tránh tình trạng độc quyền giúp cho hệ thống ngân hàng phát triển bền vững và ổn định.

Thứ hai, tập trung hoàn thiện về chính sách, cơ chế, thanh tra giám sát, đồng thời cấu trúc hoạt động thanh tra ngân hàng theo quy mô và loại hình hệ thống ngân hàng để phù hợp với các chuẩn mực an toàn và mức độ tiệm cận các chuẩn mực về thanh tra giám sát của thế giới.

Thứ ba, đổi mới hoạt động thanh tra, giám sát theo hướng kết hợp giữa thanh tra tuân thủ và thanh tra trên cơ sở rủi ro. Gắn thanh tra với giám sát trên cơ sở rủi ro, từng bước áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, chi nhánh NHNNg; tăng cường thanh tra toàn diện, pháp nhân tổ chức tín dụng. Thực hiện giám sát an toàn vĩ mô, vi mô và cảnh báo sớm nhằm ngăn ngừa, hạn chế rủi ro trong hoạt động của ngân hàng; Tiếp tục tăng cường giám sát chất lượng tín dụng,

đầu tư trái phiếu doanh nghiệp; Xử lý nghiêm các vi phạm đã được cảnh báo, vi phạm tái diễn hoặc chậm khắc phục.

Thứ tư, tăng cường đầu tư công nghệ hỗ trợ công tác thanh tra, giám sát ngân hàng.

Thứ năm, đào tạo đội ngũ chuyên gia thanh tra, giám sát ngân hàng lành nghề, chuyên nghiệp, thành thạo công nghệ thông tin, có kỷ luật và đạo đức nghề nghiệp.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) ảnh hưởng của thâm nhập ngân hàng nước ngoài đến cạnh tranh và hiệu quả của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 140 - 144)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(194 trang)
w