Kiểm định giả thuyết H2 và thảo luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) ảnh hưởng của thâm nhập ngân hàng nước ngoài đến cạnh tranh và hiệu quả của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 127 - 132)

- Phương sai thay đổi Tự tương quan

B ng 4.18: H iu qu kỹ th ut trung bình giai đ on 2009 2019 ạ

4.3.6. Kiểm định giả thuyết H2 và thảo luận kết quả nghiên cứu

Việc kiểm định giả thuyết H2 dựa trên hệ số hồi quy β (βFBA, βNFB) của 2 biến thâm nhập của NHNNg là FBANFB trong Mô hình 3.4 và Mô hình 3.6, kết quả hồi quy được trình bày trong Mục 4.3.4. Kết quả kiểm định giả thuyết H1 được trình bày trong Bảng 4.25.

Bảng 4.25: Kết quả kiểm định giả thuyết H2

Hệ số hồi quy Phương pháp chỉ số tài chính Phương pháp DEA

ROA TE βFBA -0,093*** (0,000) -0,681*** (0,010)

βNFB

(0,000) (0,807)

Ghi chú: Tác động tiêu cực (-), (***) mức ý nghĩa 1%. Ngu n:ồ Tác gi t ng h pả ổ ợ .

Bảng kết quả kiểm định giả thuyết H2 cho thấy hệ số hồi quy của 2 biến thâm nhập của NHNNg (βFBA và βNFB) đều có giá trị âm trong cả 2 mô hình nghiên cứu 3.4 và 3.6. Biến FBA có tác động tiêu cực và có ý nghĩa thống kê đến ROA

TE của các NHTM Việt Nam với mức ý nghĩa 99%. Biến NFB cũng có tác động tiêu cực đến ROA với mức ý nghĩa 99% trong Mô hình 3.4. Tuy nhiên, trong Mô hình 3.6 biến NFB mặc dù có ảnh hưởng tiêu cực đến TE nhưng không có ý nghĩa thống kê. Như vậy, kết quả nghiên cứu đã chấp nhận giả thuyết H2.

Kết quả nghiên cứu từ phương pháp chỉ số tài chính cho thấy thâm nhập của NHNNg đã làm giảm ROA của các NHTM Việt Nam trong Mô hình 3.4. Đồng thời, kết quả nghiên cứu từ phương pháp DEA cũng cho thấy NHNNg đã làm giảm TE

trong Mô hình 3.6. Đối chứng kết quả nghiên cứu của 2 phương pháp cho thấy phù hợp với nhau, do đó, trả lời cho RQ2 là thâm nhập của NHNNg có tác động làm giảm hiệu quả của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu 2009 - 2019.

Phát hiện của nghiên cứu phù hợp với nghiên cứu của Barajas và cộng sự (2000), Claessens và cộng sự (2001), Denizer (2000), Manlagñit (2011), Unite và Sullivan (2003), Xu (2011), Pham và Nguyen (2020).

Nghiên cứu của Denizer (2000) tại Thổ Nhĩ Kỳ giai đoạn 1980 – 1997, và Barajas và cộng sự (2000) tại Colombia đo n 1985 – 1998 ạ tìm thấy bằng chứng thâm nhập của NHNNg làm giảm lợi nhuận của các NHTM trong nước. Claessens và cộng sự (2001) nghiên cứu thâm nhập của NHNNg tại 80 nước phát triển và đang phát triển từ năm 1988 đến năm 1995 cũng cho thấy NHNNg làm giảm hiệu quả của ngân hàng trong nước. Các nghiên cứu tại Phillipines của Unite và Sullivan (2003) giai đo n 1990 - 1998ạ và Manlagñit (2011) giai đo n 1990 – 2006 cũngạ cho thấy thâm nhập của NHNNg làm giảm hiệu quả của ngân hàng Phillipines. Nghiên cứu của Xu (2011) tại Trung Quốc giai đo n 1999 – 2006 cho k t quạ ế ả

129

tương t . T i Vi t Nam, nghiên c u c a ự ạ ệ ứ ủ Pham và Nguyen (2020) giai đoạn 2009 – 2018 cho thấy thâm nhập của NHNNg làm giảm hiệu quả của các NHTM Việt Nam.

Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu này hoàn toàn trái ngược với nghiên cứu của Claessens và Lee (2003), Lensink và Hermes (2004), Shen và cộng sự (2009), Luo và cộng sự (2017) và đặc biệt là Lien và cộng sự (2015). Nghiên cứu của Claessens và Lee (2003) tại 39 nước thu nhập thấp (trong đó có Việt Nam) từ năm 1995 – 2000 cho thấy thâm nhập của NHNNg làm tăng hiệu quả của ngân hàng trong nước. Trong một nghiên cứu tại 39 nước bao gồm nhóm nước có trình độ phát triển tài chính thấp và nhóm nước có trình độ phát triển tài chính cao giai đoạn 1990 – 1996, Lensink và Hermes (2004) cũng tìm thấy NHNNg làm tăng hiệu quả đối với nhóm nước có trình độ phát triển tài chính thấp.

Các nghiên cứu tại Trung Quốc của Shen và cộng sự (2009) giai đoạn 1997 – 2007, và Luo và cộng sự (2017) giai đoạn 2002 – 2010 cũng cho thấy NHNNg làm tăng hiệu quả của các ngân hàng trong nước. Đáng chú ý là nghiên cứu của Lien và cộng sự (2015) tại Việt Nam giai đoạn 1992 – 2012 tìm thấy bằng chứng về thâm nhập NHNNg làm tăng hiệu quả của các NHTM Việt Nam.

Những kết quả nghiên cứu về chủ đề này được giải thích dựa vào động cơ thâm nhập của NHNNg và trình độ phát triển tài chính trong nước. Về động cơ thâm nhập của NHNNg, nếu NHNNg thâm nhập với động cơ theo sau khách hàng thì hoạt động kinh doanh của các NHNNg chủ yếu phục vụ cho các công ty nước ngoài nên không ảnh hưởng đến thị phần của các ngân hàng trong nước, do đó thâm nhập của NHNNg không những không làm giảm hiệu quả, mà còn tạo ra tác động lan tỏa làm tăng hiệu quả của các ngân hàng trong nước; trường hợp động cơ thâm nhập của NHNNg là tìm kiếm lợi nhuận thì NHNNg sẽ cạnh tranh giành thị phần của các ngân hàng trong nước để đạt lợi nhuận kỳ vọng, do vậy thâm nhập của NHNNg làm giảm hiệu quả của các ngân hàng trong nước. Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Phong và Lâm Thanh Phi Quỳnh (2017) cho thấy động cơ thâm nhập của

án phù hợp với động cơ thâm nhập của NHNNg thực tế tại Việt Nam.

Ngoài ra, các kết quả nghiên cứu của chủ đề này còn được giải thích dựa trên

trình độ phát triển tài chính trong nước. N u tài chính kém phát tri n v i tínhế ể ớ

c nh tranh th p, các ngân hàng trong nạ ấ ước s h u s c m nh th trở ữ ứ ạ ị ường v nẫ còn l n sẽ ti n hành tăng phí d ch v đ bù đ p chi phí đ u t đ i m i côngớ ế ị ụ ể ắ ầ ư ổ ớ ngh và trang thi t b nên l i nhu n không s t gi m. Trong đi u ki n tài chínhệ ế ị ợ ậ ụ ả ề ệ phát tri n v i tính c nh tranh cao, s c m nh th trể ớ ạ ứ ạ ị ường c a các ngân hàngủ trong nước th p nên không th tăng phí d ch v đ bù đ p chi phí đ u t d nấ ể ị ụ ể ắ ầ ư ẫ đ n l i nhu n ngân hàng trong nế ợ ậ ước gi m. Do nguyên nhân này nên k t quả ế ả nghiên c u c a ứ ủ Lien và cộng sự (2015) tại Việt Nam giai đoạn 1992 – 2012 cho thấy thâm nhập của NHNNg làm tăng hiệu quả của ngân hàng trong nước, vì trong giai đoạn này có khoảng thời gian trình độ phát triển tài chính có thể vẫn còn thấp. Trong khi đó, kết quả nghiên cứu của Pham và Nguyen (2020) tại Việt Nam giai đoạn 2009 – 2018, và kết quả nghiên cứu của luận án giai đoạn 2009 – 2019 cho thấy thâm nhập của NHNNg làm giảm hiệu quả của ngân hàng trong nước, vì giai đoạn này thị trường tài chính đã có bước phát triển.

Tóm lại, những phát hiện trong nghiên cứu này phù hợp với lý thuyết về ảnh hưởng của thâm nhập NHNNg đến hiệu quả của ngân hàng trong nước trong trường hợp tác động cạnh tranh vượt trội so với tác động lan tỏa đã trình bày ở Mục 2.3.4, dẫn đến làm giảm hiệu quả của các NHTM Việt Nam.

K T LU N CHẾ ƯƠNG 4

Chương 4 đã cung cấp kết quả kiểm định thực nghiệm các giả thuyết liên quan đến 2 câu hỏi nghiên cứu. Mục 4.2 trình bày và phân tích kết quả kiểm định đối với giả thuyết liên quan đến RQ1. Kết quả kiểm định các giả thuyết liên quan đến RQ2 được trình bày và phân tích trong Mục 4.3.

Đối với giả thuyết của RQ1, kết quả kiểm định chấp nhận giả thuyết H1, thâm nhập của NHNNg đã làm tăng mức độ cạnh tranh của thị trường NHTM Việt

131

Nam trong giai đoạn nghiên 2009 - 2019. Kết quả nghiên cứu của luận án này phù hợp với một số nghiên cứu đã thực hiện (Cho, 1990; Diallo, 2016; Jeon và cộng sự, 2011; Mulyaningsih và cộng sự, 2015; Yin, 2020), và đồng thời cũng phù hợp với lập luận của lý thuyết về ảnh hưởng của thâm nhập NHNNg đến cạnh tranh của thị trường ngân hàng trong nước.

Liên quan đến giả thuyết của RQ2, bằng chứng thực nghiệm từ phương pháp chỉ số tài chính và phương pháp DEA chấp nhận giả thuyết H2, thâm nhập của NHNNg đã làm giảm hiệu quả của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu 2009 – 2019. Phát hiện này phù hợp với lý thuyết về ảnh hưởng của thâm nhập NHNNg đến hiệu quả của các ngân hàng trong nước trong trường hợp tác động cạnh tranh vượt trội hơn tác động lan tỏa.

Như vậy, kết quả nghiên cứu đối với RQ1 chứng minh thâm nhập của NHNNg làm tăng mức độ cạnh tranh của thị trường NHTM Việt Nam, đồng thời, kết quả nghiên cứu đối với RQ2 cũng khẳng định tác động cạnh tranh vượt trội hơn tác động lan tỏa, do đó đã làm giảm hiệu quả của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu 2009 - 2019. Kết quả nghiên cứu đối với RQ1 và RQ2 của luận án có sự thống nhất với nhau, cho thấy những phát hiện của luận án này là rất đáng tin cậy.

CHƯƠNG 5

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) ảnh hưởng của thâm nhập ngân hàng nước ngoài đến cạnh tranh và hiệu quả của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 127 - 132)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(194 trang)
w