8. Kết cấu của luận văn
1.3.2. Dạy nghề, tạo việc làm và tăng thu nhập
Đây là nội dung hỗ trợ đầu tiên giành cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn. Hỗ trợ này mang tính chất phi tài chính nhƣng có thể tạo ra “cần câu” bền vững và lâu dài. Dạy nghề theo nhu cầu của địa phƣơng giúp phụ nữ có thể kiếm việc làm hoặc đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp và ngƣời sử dụng lao động trên địa bàn. Tạo việc làm là hỗ trợ mang tính chất vĩ mô từ nhà nƣớc với hàng loạt chính sách phát triển kinh tế-xã hội, thu hút và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển. Dạy nghề, tạo việc làm tăng thu nhập bao gồm:
- Tổ chức dạy nghề theo nhu cầu xã hội cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn. Dạy nghề là hoạt động thƣờng xuyên, liên tục và cũng là một trong những hình thức hỗ trợ phát triển kinh tế cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn bền vững. Dạy nghề là giúp trang bị “cần câu” cho phụ nữ để họ có đƣợc “cá” thƣờng xuyên. Thế nhƣng hoạt động dạy nghề trên thực tế dễ rơi vào hình thức và không phản ánh đƣợc đúng nhu cầu việc làm của ngƣời dân nên ngƣời phụ nữ sau khi đƣợc dạy nghề xong lại thất nghiệp vì không có việc làm.
- Tạo việc làm bằng cách thành lập các tổ sản xuất, khuyến khích doanh nghiệp tuyển dụng phụ nữ ở địa phƣơng. Tạo việc làm cũng đƣợc xem là biện pháp hỗ trợ phát triển kinh tế giành cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn hiệu quả, bền vững. Tuy nhiên việc tạo việc làm không phụ thuộc vào một thành phần kinh tế nào mà là phụ thuộc vào
18
cả bối cảnh kinh tế-xã hội của Thành phố Châu Đốc và Tỉnh An Giang. Cho nên hoạt động tạo việc làm cần phải nhận đƣợc sự quan tâm một cách đồng bộ của chính quyền cấp tỉnh và Thành phố Châu Đốc. Nói cách khác, tạo việc làm bằng cách thu hút các nhà đầu tƣ đầu tƣ vào địa phƣơng. Hoạt động này thuộc về chính sách vĩ mô của nhà nƣớc.