Giải pháp về chuyển giao khoa học kỹ thuật và dạy nghề

Một phần của tài liệu Hỗ trợ phát triển kinh tế cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố châu đốc (Trang 79 - 81)

8. Kết cấu của luận văn

3.2.3.Giải pháp về chuyển giao khoa học kỹ thuật và dạy nghề

Hiện nay chúng ta có mở nhiều lớp dạy nghề nhƣng việc giải quyết việc làm chƣa đảm bảo đầu ra (chỉ giải quyết khoảng 30%, còn 70% chƣa tìm đƣợc việc làm). Do đó, cần phải có sự dạy nghề phù hợp theo nhu cầu của địa phƣơng bằng cách cho chị em phụ nữ đăng ký việc làm nào phù hợp với họ thì chúng ta mở lớp dạy. Còn đầu ra thì phải có sự định hƣớng bằng cách liên hệ với các doanh nghiệp tại địa phƣơng hoặc các nơi đặt hàng, thành lập các tổ liên kết sản xuất và định hƣớng cho chị em nhƣ các sản phẩm làm hoa voan, làm nghề thủ công,…có thể phục vụ cho du lịch tại địa phƣơng.

72

Thứ nhất là bám sát vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Châu Đốc để xác định những lĩnh vực kinh tế tạo ra nhiều việc làm trong ngắn hạn và dài hạn. Từ đó, Hội LHPN xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho phù hợp.Khuyến khích chị em làm các nghề truyền thống ở địa phƣơng nhƣ: sản xuất khô, mắm. Ngoài ra cũng hỗ trợ và định hƣớng cho chị em làm các sản phẩm du lịch để phục vụ cho khách du lịch đến tham quan lễ hội Vía bà nhƣ: may túi xách, võng, các logo hình ảnh các địa danh thắng cảnh của địa phƣơng, đặc biệt là sự ứng xử của mình đối với khách du lịch bằng hình thức mua bán đúng giá niêm yết, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, thái độ thân thiện. Điều này cũng cần hệ thống chính trị có sự quan tâm hƣớng dẫn, tập huấn cho chị em phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn.

Thứ hai, cần phải có sự liên kết giữa các đơn vị nhƣ: Phòng kinh tế, trung tâm giới thiệu việc làm, trƣờng dạy nghề, Hội nông dân và Hội Liên hiệp phụ nữ bằng cách giới thiệu cho chị em phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn đƣợc học nghề, tạo việc làm, ứng dụng khao học kỹ thuật vào sản xuất (mô hình trồng dƣa trong nhà kính, hay chăn nuôi lƣơn trong bồn, làm nông nghiệp kết hợp với du lịch, may gia công để tạo ra các sản phẩm phục vụ cho du lịch). Từ đó mới tạo điều kiện cho phụ nữ khó khăn đƣợc vƣơn lên.

Bƣớc 3, nhân rộng các mô hình dạy nghề hiệu quả thông qua hình thức lan truyền từ những ngƣời đã học nghề từ trƣớc. Các chị em phụ nữ đƣợc đào tạo sẽ truyền đạt kinh nghiệm, kiến thức cho các chị em khác để cùng làm theo. Cụ thể nhƣ Hội LHPN có tổ phụ nữ cùng ngành nghề may gia công túi xách, quần áo học sinh (ở Phƣờng Núi Sam), làm sản phẩm đặc trƣng chả lụa, khô, mắm (phƣờng Vĩnh Ngƣơn, Phƣờng Châu Phú A, phƣờng Châu Phú B), Tổ Phụ nữ Cấy dần công trong sản xuất nông nghiệp (xã Vĩnh Châu). Cách làm này vừa thiết thực do gắn với đào tạo và làm nghề thực tế vừa tiết kiệm đƣợc kinh phí cho hoạt động đào tạo nghề.

73

3.2.4. Giải pháp tăng cƣờng phối hợp giữa các cơ quan tổ chức trong hỗ trợ phát triển kinh tế cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn

Một phần của tài liệu Hỗ trợ phát triển kinh tế cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố châu đốc (Trang 79 - 81)