Bài học kinh nghiệm cho Thành phố Châu Đốc

Một phần của tài liệu Hỗ trợ phát triển kinh tế cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố châu đốc (Trang 42)

8. Kết cấu của luận văn

1.5.5. Bài học kinh nghiệm cho Thành phố Châu Đốc

Qua thực tiễn hoạt động của 03 địa phƣơng đã trình bày ở trên có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm quan trọng cho Châu Đốc trong hỗ trợ kinh tế cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn.

Trước hết đó là sự chỉ đạo quyết liệt của chính quyền và Hội Liên hiệp phụ nữ thông qua việc ban hành hàng loạt văn bản hành động và chỉ đạo kịp thời, sát sao.

Thứ hai,sự tích cực và chủ động của Hội Liên hiệp Phụ nữ là chìa khoá quan trọng của thành công trong hỗ trợ kinh tế cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn.

Thứ ba, sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhƣ Ngân hàng, Doanh nghiệp, Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Châu Đốc cũng góp phần tích cực cho thành công của các hỗ trợ. Mức độ tham gia của họ góp phần tăng khả năng tiếp cận tài chính vi mô cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn.

Tóm tắt Chƣơng 1

Chƣơng 1 trình đƣa ra khái niệm phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn là nhóm yếu thế vì họ dễ bị tổn thƣơng hơn so với nhiều nhóm khác trong xã hội khi có sự biến động về kinh tế-xã hội và chính trị.Để phá vỡ vòng đói nghèo của nhóm này cần có các hỗ trợ

35

về kinh tế nhƣ trợ cấp tiền, xây nhà tình thƣơng, vay tín dụng, dạy nghề và tạo việc làm.Những nội dung hỗ trợ ấy bị chi phối bởi điều kiện tự nhiên, nhân tố con ngƣời và chính sách của nhà nƣớc. Những hỗ trợ cần đƣợc đánh giá một cách khách quan và khoa học.Theo đó, tác giả sử dụng khung Logic gồm 5 yếu tố để đánh giá hỗ trợ kinh tế cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn.

36

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CHO PHỤ NỮ CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN Ở CHÂU ĐỐC 2.1. Khái quát về thành phố Châu Đốc

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Thành phố Châu Đốc có diện tích tự nhiên là 105,29 km2, có đƣờng biên giới giáp với nƣớc bạn Campuchia dài 15,4 km, dân số 111.577 ngƣời (56.454 nữ) phân bố ở 5 phƣờng, 2 xã. Đây là thành phố biên giới, có vị thế thuận lợi “Tiền tam giang, hậu thất lĩnh” (trƣớc mặt là ngã ba sông, sau lƣng là bảy ngọn núi). Kinh tế chủ yếu là thƣơng mại, dịch vụ, du lịch,…Lƣợng khách tham quan hàng năm trên 6 triệu lƣợt ngƣời. Số lƣợng ngƣời này dự kiến sẽ tăng thêm vì địa phƣơng đã và đang tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tƣ để tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm du lịch nhƣ Dự án “Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch Quốc gia Núi Sam tỉnh An Giang đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030” đã đƣợc phê duyệt, Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam đƣợc công nhận là văn hóa phi vật thể nhân loại, tổ chức thành công Đại hội Thể dục Thể thao thành phố nhƣ đua bò, đua Thuyền Rồng (UBND Tp. Châu Đốc 2018).

2.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội Thành phố Châu Đốc

Các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp và tranh thủ các nguồn vốn từ cấp trên đƣợc quan tâm, Tổ tƣ vấn, hỗ trợ doanh nghiệp thành phố tiếp tục hoạt động tốt, qua đó có nhiều doanh nghiệp đăng ký tham gia thực hiện các dự án trên địa bàn thành phố: Khu du lịch Bắc Miếu Bà, Khu đô thị mới Tập đoàn Sao Mai, Hoa viên Nghĩa trang, lò giết mổ gia súc gia cầm tập trung, khu đất rừng tràm Vĩnh Tế, khu du lịch bãi bồi Vĩnh Mỹ,

37

cáp treo Núi Sam,…Tranh thủ đƣợc nguồn vốn ngân sách tỉnh và trung ƣơng đầu tƣ các dự án hạ tầng khu du lịch.

Kết quả tất cả chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt và vƣợt 16/16 chỉ tiêu, 24/24 chỉ tiêu chi tiết (chiếm 100% tổng chỉ tiêu) thể hiện ở Bảng dƣới đây:

Bảng 1. Chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt đƣợc

Stt Nội dung chỉ tiêu Đvt

Kế hoạch thực hiện năm 2016 Kế hoạch thực hiện năm 2017 Kế hoạch thực hiện năm 2018 1 Lƣợng khách tham quan % - Đạt 4.578.500 lƣợt ngƣời -Đạt 4.900.000 lƣợt ngƣời -Đạt 5.400.000 lƣợt ngƣời 2 Doanh thu thông qua

chợ tăng % 8 10 10,38

3 Thu ngân sách địa

phƣơng Tr.đ 394.644 578.715 472.881

4 Chi ngân sách Tr.đ 394.644 568.000 457.063 5 Vốn đầu tƣ công Tr.đ 92.697 108.687 74.000 6 Tỷ lệ tăng dân số tự

nhiên % 1,86 1,05 10.04

7 Tỷ lệ ngƣời dân tham

gia bảo hiểm y tế % 67,8 71,76 77,69

8

Tỷ lệ hộ nghèo giảm (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016 - 2020) % 0,5 (tƣơng đƣơng 145 hộ) 0,5 (tƣơng đƣơng 145 hộ) 0,32 (tƣơng đƣơng 92 hộ) 9 Tỷ lệ hộ cận nghèo giảm (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016 - 2020) % 0,5 (tƣơng đƣơng 145 hộ) 0,5 -10 (tƣơng đƣơng 145 -290 hộ) 1.72(tƣơng đƣơng 494 hộ) 10 Tỷ lệ lao động có việc làm thƣờng xuyên so với tổng lao động (hiện tại đạt 63%) % 7% (tƣơng đƣơng 5.000 lao động) 7% (tƣơng đƣơng 5.004 lao động) 9,38% ( tƣơng đƣơng 6.700 lao động)

38

Stt Nội dung chỉ tiêu Đvt

Kế hoạch thực hiện năm 2016 Kế hoạch thực hiện năm 2017 Kế hoạch thực hiện năm 2018 11 Lao động đƣợc đào tạo so với tổng số lao động (hiện tại đạt 58%) % 3% (tƣơng đƣơng đạt 1.200 lao động) 3% (tƣơng đƣơng 1.200 lao động) 3,52% (tƣơng đƣơng 1.408 lao động) 12 Tỷ lệ trẻ em dƣới 5

tuổi suy dinh dƣỡng. % 11,4 11,3 10.75 13 Trƣờng đạt chuẩn quốc

gia trƣờng 25/35 trƣờng 27/35 trƣờng 29/35 trƣờng

+ Mầm non, mẫu giáo % 75 (tương đương 6/8) 100 (tương đương 8/8) 100 (tương đương 8/8) + Cấp tiểu học % 75 (tương đương 12/16) 75 (tương đương 12/16) 75 (tương đương 12/16)

+ Trung học cơ sở % 62,5 (tương đương 5/8) 87,5 (tương đương 7/8 ) 87,5 (tương đương 7/8 ) + Trung học phổ thông % 66.7 (tương đương 2/3) 66,67( tương đương 2/3) 66,67( tương đương 2/3) 14

Phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa

+ Gia đình văn hóa % 90 90 90

+ Cơ quan văn hóa % 96 96 96

+ Phường văn minh,

đô thị 03 phường 01 phường 03 phường

15 Tỷ lệ học sinh đi học theo độ tuổi

+ Mẫu giáo 5 tuổi % 99.85 99,86 99,86

+ Tiểu học % 99.30 99,31 99,31

39

Stt Nội dung chỉ tiêu Đvt

Kế hoạch thực hiện năm 2016 Kế hoạch thực hiện năm 2017 Kế hoạch thực hiện năm 2018 + Trung học phổ thông % 63.00 64,00 65,00 16 Tuyển quân đạt % 100 100 100

(Nguồn: UNBD Tp. Châu Đốc, 2016, 2017, 2018)

2.2. Khái quát về thực trạng phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn ở Châu Đốc

Theo thống kê, đến năm 2019, Tp. Châu Đốc có 14.882 nữ hội viên tham gia vào Hội Liên hiệp Thành phố Châu Đốc.Trong tổng số 29.096 hộ, có 71 hộ nghèo, 63 hộ phụ nữ nghèo, 45 hộ phụ nữ chủ hộ nghèo, 564 hộ phụ nữ chủ hộ cận nghèo (Phòng LĐ-TB-XH Châu Đốc, 2018).

Độ tuổi của phụ nữ là hội viên Hội Liên hiệp Thành phố Châu Đốc đƣợc thể hiện ở Bảng dƣới đây:

Bảng 2. Độ tuổi của phụ nữ là hội viên

Độ tuổi Số lƣợng % 18- 30 tuổi 4.619 31,0 31-40 tuổi 4.957 33,3 41-50 tuổi 2.795 18,8 51-60 tuổi 1870 12,6 > 60 tuổi 641 4,3 Tổng 14.882 100

40

Về độ tuổi, hội viên có độ tuổi từ 18 đến 40 chiếm khoảng 64%. Độ tuổi từ 41-50 chiếm khoảng 18,8%. Độ tuổi từ 51 đến 60 chiếm 12,6%. Độ tuổi trên 60 chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, chỉ 4,3%. Có thể thấy cơ cấu độ tuổi của hội viên là trẻ, có sức khoẻ và có khả năng lao động.

Về thu nhập, mức thu nhập của hội viên đƣợc thể hiện ở Bảng dƣới đây:

Bảng 3. Mức thu nhập của hội viên

Mức thu nhập/tháng Số lƣợng % Dƣới 1 triệu 4.919 33,1 Dƣới 2 triệu 5.098 34,3 Dƣới 3 triệu 2.995 20,1 Trên 3 triệu 1870 12,7 Tổng 14.882 100

(Nguồn: Hội Liên hiệp Phụ nữ Châu Đốc, 2018)

Về nghề nghiệp, để thuận tiện cho việc phân tích và phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của đề tài, Luận văn phân loại thành ba nhóm: không có việc làm, việc làm khu vực phi chính thức và việc làm ở khu vực chính thức.

- Việc làm ở khu vực phi chính thức: là những việc làm mang tính thời vụ, tự tạo việc làm nhƣ buôn bán nhỏ, hoặc phụ quán ăn, quán càphê mà không có hợp đồng lao động.

41

- Việc làm ở khu vực chính thức: là những việc làm theo hợp đồng lao động, có đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.

Số liệu cho thấy có khoảng 65% phụ nữ làm việc ở khu vực phi chính thức, 2% không có việc làm và 33% có việc làm ở khu vực chính thức (Hội Liên hiệp Phụ nữ Châu Đốc, 2018).

2.3. Phân tích thực trạng hoạt động hỗ trợ phát triển tế cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn ở Châu Đốc cảnh khó khăn ở Châu Đốc

2.3.1. Tổ chức phong trào, vận động hỗ trợ phục nữ có hoàn cảnh khó khăn

Hàng năm Hội LHPN Thành phố Châu Đốc có kế hoạch hỗ trợ phát triển kinh tế giành cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn trong kế hoạch hành động chung của ngành trên địa bàn. Trên cơ sở kế hoạch hàng năm đó, Hội LHPN xây dựng kế hoạch hàng quý gửi lên lãnh đạo Huyện. Hàng tháng, Hội LHPN.

Công tác lập kế hoạch hỗ trợ phát triển kinh tế giành cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn đƣợc Hội LHPN Thành phố Châu Đốc thực hiện tƣơng đối đảm bảo và chất lƣợng trong ngắn hàng (hàng năm, hàng quý và hàng tháng). Tuy nhiên các kế hoạch về hoạt động hỗ trợ phát triển kinh tế cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn chƣa đƣợc thể hiện rõ nét trong dài hạn. Trên thực tế, ở mỗi nhiệm kỳ 5 năm, Hội LHPN Thành phố Châu Đốc có kế hoạch hành động cho toàn nhiệm kì; nhƣng kế hoạch nhiệm kì này thƣờng mang tính khái quát, cần phải có kế hoạch hành động trong dài hạn cho từng nội dung và lĩnh vực hoạt động của Hội LHPN Thành phố Châu Đốc.

Về phần phối hợp, trong thời gian qua, Hội LHPN đã nhận đƣợc sự hỗ trợ và phối hợp rất lớn giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc trên địa bàn. Trong đó phải kế đến vai trò của Thành Uỷ và Uỷ ban nhân dân Thành phố Châu Đốc trong việc chỉ đạo, hỗ trợ kịp thời các hoạt động của Hội LHPN.

42

Không những vậy, các cơ quan khác nhƣ Phòng Lao động, Thƣơng binh và Xã hội, Phòng Giáo dục, Phòng Quản lý Đô thị và các cơ quan khác luônđồng hành, sát cánh, hỗ trợ, phối hợp cùng Hội để giải quyết những khó khăn và vƣớng mắc trong hoạt động hỗ trợ phát triển kinh tế cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn. Sự hỗ trợ và phối hợp của họ thể hiện ở một số nội dung sau:

- Đóng góp ý kiến cho kế hoạch hoạt động hỗ trợ kinh tế cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn từ lĩnh vực mà họ quản lý.

- Tham gia phối hợp tổ chức các phong trào, hoạt động hỗ trợ phát triển kinh tế, cũng nhƣ các chế độ, chính sách giành cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn.

- Hỗ trợ trong việc xem xét và duyệt kinh phí cho một số hoạt động hỗ trợ kinh tế giành cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn.

- Các phòng ban còn là chủ thể đƣa ra các chính sách và chƣơng trình cho Hội LHPN triển khai và hoạt động phục vụ cho các hoạt động hỗ trỡợ kinh tế cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn.

Về hoạt động phối hợp với các chủ thể khác trong xã hội, Hội LHPN cũng đã phát huy rất tốt vai trò của mình. Các chủ thể trong xã hội nhƣ doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức tôn giáo và các cá nhân trên địa bàn cũng thƣờng xuyên đƣợc tƣơng tác, kêu gọi, huy động tham gia công sức và đóng góptiền bạc, vật chất hỗ trợ cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn.

2.3.2. Hoạt động hỗ trợ tạo việc làm, đào tạo dạy nghề và tăng thu nhập cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn

Trong thời gian qua, Thành phố Châu đốc có nhiều hoạt động hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm và tăng thu nhập cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn. Xác định đào tạo nghề, tạo việc làm và tăng thu nhập là một trong những nội dung quan trọng góp

43

phần thay đổi diện mạo kinh tế của hộ gia đình khó khăn, trong thời gian qua, Thành phố Châu Đốc đã có nhiều hành động thiết thực.

2.3.2.1. Hoạt động hỗ trợ tạo việc làm

Kết quả giải quyết việc làm nhìn chung hết sức khả quan và tăng qua các năm và thể hiện ở Bảng sau:

Bảng 4. Tình hình giải quyết việc làm cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn ở Châu Đốc (ĐVT: Lao động)

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

5.004 5.129 6.700

(Hội LHPN Châu Đốc, 2016, 2017, 2018)

Năm 2016, giải quyết việc làm cho 5.004 lao động. Năm 2017 giải quyết việc làm cho 5.129 lao động. Năm 2018 giải quyết việc làm cho 6.700 lao động. Năm 2018, số lƣợng việc làm đƣợc tạo ra tăng mạnh hơn so với những năm trƣớc. Những kết quả này vừa có nguyên nhân từ chủ quan, vừa có nguyên nhân từ khách quan. Chủ quan là sự nỗ lực của Hội LHPN và các ngành các cấp của Thành phố Châu đốc. Khách quan là sự phát triển kinh tế của Thành phố Châu Đốc đã tạo ra nhiều công ăn việc làm hơn cho ngƣời dân trên địa bàn nói chung và phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế nói riêng.

Thành phố Châu Đốc Hội thành lập các tổ sản suất để tạo việc làm cho phụ nữ chƣa có việc làm. Hiện nay, trên địa bàn có 2 tổ sản xuất chủ lực là tổ sản xuất rau an toàn ở Phƣờng Châu Phú B và tổ may túi xách, quần áo đồng phục ở Phƣờng Núi Sam. Hai tổ sản xuất này giải quyết đƣợc gần 30 việc làm cho hội viên là phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn. Bên cạnh đó, còn thiết lập tổ cùng ngành nghề “dằn” công cho chị em

44

phụ nữ ở vủng nông thôn, giải quyết đƣợc việc làm cho gần 20 chị em (Hội LHPN Châu Đốc, 2018). Riêng tổ hợp tác ở phƣờng Núi Sam có 15 thành viên. Giới thiệu vay vốn Ngân hàng CSXH vay 20 triệu để mua nguyên liệu sản xuất túi xách, ba lô. Đang làm hồ sơ đề nghị thêm cho 6 hộ vay để mở rộng sản xuất.

Hội Liện hiệp Phụ nữ Châu Đốc còn xây dựng thành công Câu lạc bộ nữ doanh nhân. Câu lạc bộ này đã và đang đồng hành cùng với Hội LHPN Châu Đốc trong việc tạo cơ hội việc làm và tiếp nhận lao động nữ ở địa phƣơng. Kết quả là có khoảng 100 lao động nữ đƣợc giới thiệu việc làm thông qua Câu lạc bộ nữ doanh nghiệp. Hội thƣờng xuyên phối hợp với Câu lạc bộ này để giúp đỡ cho phụ nữ và trẻ em đặc biệt là chị em phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn bằng cách hỗ trợ vốn để kinh doanh, mua bán nhỏ, chăn nuôi, chuyển nghề không tham gia buôn lậu nữa, hoặc giải quyết việc làm cho các chị em (với mức lƣơng từ 5 đến 7 triệu đồng/ ngƣời/tháng) đặc biệt là giúp đỡ cho các chị em phụ nữ hoàn lƣơng tái hoà nhập cộng đồng.

2.3.2.2. Hoạt động hỗ trợ đào tạo nghề

Kết quả đào tạo nghề ngày càng tăng qua các năm, thể hiện ở Bảng dƣới đây:

Bảng 5. Tình hình đào tạo nghề cho lao động nữ có hoàn cảnh khó khăn (ĐVT: ngƣời)

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

1.200 1.200 1.408

(Hội LHPN Châu Đốc, 2016, 2017, 2018)

Nếu nhƣ năm 2016, chỉ có 1.200 lao động đƣợc đào tạo nghề, thì đến năm 2018, con số này lên tới 1.408 lao động. Nói cách khác, tình hình đào tạo nghề ngày càng tăng, nhất là vào năm 2018.

45

2.3.2.3. Hoạt động hỗ trợ tăng thu nhập

Thực hiện kế hoạch số 76/KH-BTV, ngày 17/4/2018 của Ban Thƣờng vụ Hội LHPN thành phố về thực hiện nhiệm vụ “Vận động hỗ trợ phụ nữ sáng tạo khởi nghiệp, phát triển kinh tế, bảo vệ môi trƣờng” năm 2018, mỗi cơ sở Hội trực tiếp hỗ trợ 01 phụ nữ khởi nghiệp hoặc khởi sự kinh doanh thành công trên các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh.

Một nội dung hỗ trợ phát triển kinh tế giành cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn

Một phần của tài liệu Hỗ trợ phát triển kinh tế cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố châu đốc (Trang 42)