Kinh nghiệm của tỉnh An Giang

Một phần của tài liệu Hỗ trợ phát triển kinh tế cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố châu đốc (Trang 30 - 33)

8. Kết cấu của luận văn

1.5.1. Kinh nghiệm của tỉnh An Giang

Về văn bản chỉ đạo thực hiện

Tỉnh An Giang luôn thể hiện vai trò chủ động và quyết liệt trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn ở tỉnh.. Theo đó, Tỉnh Ủy, Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh đã ban hành các văn bản có liên quan chỉ đạo các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phƣơng có giải pháp hỗ trợ cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khănbằng việc ban hành các Đề án, các Nghị quyết liên quan đến Phụ nữ.Trên cơ sở đó, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh xây dựng văn bản chỉ đạo, hỗ trợ phụ nữ cấp cơ sở thực hiện giúp đỡ “Phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn”.

Về tổ chức thực hiện

Xác định công tác tuyên truyền, vận động là nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu trong thực hiện công tác “Hỗ trợ phát triển kinh tế cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn”. Trong 03 năm qua, Hội đã phối hợp tổ chức 184.688 cuộc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho hội viên, phụ nữ và ngƣời dân trong tham gia thực hiện nhiệm vụ này, thông

23

qua đó vận động ngƣời dân chung tay cùng chính quyền địa phƣơng thực hiện 8 tiêu chí của Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”; tổ chức tuyên truyền đến 523.819/523.819 hộ gia đình trong toàn tỉnh về nội dung 8 tiêu chí Cuộc vận động; Tổ chức rà soát, cập nhật hộ gia đình chƣa đạt các tiêu chí để có kế hoạch giúp đỡ (trong đó có tiêu chí giảm nghèo). Hàng năm 100% cơ sở Hội đã đăng ký với cấp ủy, chính quyền thực hiện nhiều hoạt động thiết thực, phù hợp với địa phƣơng để tham gia thực hiện.Thông qua công tác tuyên truyền đã giúp cho cán bộ, hội viên, phụ nữ và nhân dân nhận thức rõ hơn về cơ chế, chính sách, hình thức hỗ trợ đầu tƣ của Nhà nƣớc và trách nhiệm của địa phƣơng, của các ngành và hộ gia đình trong việc “Hỗ trợ phát triển kinh tế cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn” (Hội LHPN An Giang, 2018).

Ban Thƣờng vụ Hội LHPN tỉnh đã tổ chức 33 lớp tập huấn về nội dung, cách thức thực hiện “Hỗ trợ phát triển kinh tế cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn”. Qua đó, giúp cán bộ Hội nắm vững và cập nhật các kiến thức mới về nội dung và cách thức thực hiện.

Về kết quả đạt được

- Vềnhà ở dân cƣ: trong 03 năm qua, Hội LHPN tỉnh An Giang đã vận động cất mới 430 MATT, sửa chữa 04 căn, với tổng số tiền 14.527.150.000đ.

- Về thu nhập, với các hình thức vận động nguồn lực, phát huy nội lực để giúp đỡ trực tiếp cho hội viên, phụ nữ nghèo, phụ nữ đơn thân, phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn từ nội lực của Hội… Hội đã duy trì và thành lập nhiều mô hình tiết kiệm, hỗ trợ vốn cho hội viên nghèo, khó khăn phát triển kinh tế nhƣ: tổ “Hùn vốn xoay vòng”; tổ“Ống heo tiết kiệm”, tiết kiệm vì phụ nữ nghèo,... thành lập mới và duy trì đƣợc 1.596 tổ, có 41.028 thành viên, với số tiền tiết kiệm đƣợc hơn 47 tỷ 190 triệu đồng; qua đó đã hỗ trợ 11.708 hội viên, phụ nữ nghèo, với số tiền 24 tỷ 712 triệu đồng để mua bán nhỏ, chăn nuôi phát triển kinh tế gia đình.

24

- Công tác ủy thác với Ngân hàng CSXH: Hội đã giới thiệu 51.995 hộ vay (các chƣơng trình hộ nghèo, cận nghèo, HSSV, nƣớc sạch vệ sinh môi trƣờng,...), với tổng số tiền là 916 tỷ 801 triệu đồng. Từ năm 2016 - 2019, các cấp Hội phối hợp với Ngân hàng nông nghiệp, Đông Á, các ngân hàng thƣơng mại và Quỹ tín dụng tại địa phƣơng giới thiệu cho 3.245 hộ vay với số tiền 36 tỷ 624,7 triệu đồng. Riêng, Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế Hội LHPN tỉnh đã giải ngân cho 2.799 lƣợt chị vay, với tổng số tiền 11 tỷ 157 triệu đồng, để các chị đầu tƣ phát triển kinh tế, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống gia đình(Hội LHPN An Giang, 2018).

Song song đó, Hội LHPN tỉnh phối hợp cùng đoàn công tác Trung ƣơng Hội LHPN Việt Nam (Ban công tác phía Nam) đã giải ngân cho 100 hộ với số tiền 500 triệu đồng, lãi suất 0% từ Chƣơng trình “Trao quyền cho phụ nữ” giai đoạn 2018 - 2021 do Hội LHPN Việt Nam, Công ty thuốc lá BAT Việt Nam và Công ty cổ phần truyền thông Mass Echo phối hợp thực hiện. Từ Chƣơng trình nhắn tin đồng hành cùng phụ nữ biên cƣơng do TW Hội phát động, chỉ đạo thực hiện, Hội LHPN tỉnh phối hợp Hội Chữ thập đỏ tỉnh khảo sát và chọn 10 hộ hội viên, phụ nữ nghèo có hoàn cảnh khó khăn tại xã An Phú, huyện Tịnh Biên, để hỗ trợ thực hiện mô hình sinh kế, với số tiền 100 triệu đồng, giúp cho chị em buôn bán, kinh doanh phát triển kinh tế gia đình, ổn định cuộc sống, góp phần cùng chính quyền, địa phƣơng nâng cao đời sống của ngƣời dân vùng biên và giữ gìn an ninh tuyến biên giới(Hội LHPN An Giang, 2018).

- Về giảm nghèo, nhằm giúp hộ phụ nữ thoát nghèo bền vững theo chuẩn nghèo đa chiều: BTV Hội LHPN tỉnh ban hành Kế hoạch số 18/KH-BTV ngày 24/5/2017 về “Hỗ trợ Phụ nữ thoát nghèo bền vững” giai đoạn 2017 – 2019. Qua đó, chỉ đạo các cấp Hội trong tỉnh rà soát, khảo sát nắm lại số hộ phụ nữ nghèo, hộ phụ nữ chủ hộ nghèo, đồng thời triển khai thực hiện chỉ tiêu mỗi cơ sở Hội giúp đƣợc ít nhất 01 hộ phụ nữ thoát nghèo bền vững theo chuẩn nghèo đa chiều/năm. Kết quả đến cuối năm 2018, toàn tỉnh có 27.953 hộ phụ nữ nghèo/36.276 hộ nghèo, có 10.802 hộ phụ nữ nghèo làm chủ hộ; trong 02 năm

25

2017 – 2018, các cấp Hội đã giúp có 424 phụ nữ chủ hộ thoát nghèo theo tiêu chí đa chiều(Hội LHPN An Giang, 2018).

- Về dạy nghề, lao động, việc làm: trong 03 năm qua, Hội đã tƣ vấn, giới thiệu việc làm cho34.903 lao động, trong đó có 26.085 chị làm tại các cơ sở sản xuất kinh doanh trong và ngoài tỉnh, 09 chị xuất khẩu lao động tại Nhật và Đài Loan; phối hợp với Trung tâm dạy nghề của huyện, các cơ sở sử dụng lao động tại địa phƣơng tổ chức lớp dạy nghề đƣợc 785 lớp với 21.954 học viên, trong đó có 16.414 chị có việc làm ổn định. Từ năm 2017 – 2019, Hội đã hỗ trợ 199 chị khởi nghiệp thành công với số tiền gần 03 tỷ đồng; củng cố và nâng chất 24 tổ liên kết sản xuất; thành lập mới các tổ hợp tác nhƣ: “Đan lục bình xuất khẩu Tân Tiến”, “Đan thảm lục bình Vĩnh Phƣớc”, “Tổ may gia công ấp Giồng Cát”, “Tổ phụ nữ đoàn kết chia sẻ việc làm” ,“Trồng rau màu” (Hội LHPN An Giang, 2018).

- Về y tế: phối hợp với các ngành liên quan để hỗ trợ phụ nữ chăm sóc sức khỏe sinh sản và nâng cao sức khỏe các thành viên trong gia đình; nâng cao nhận thức của cộng đồng trong phòng, chống lây truyền HIV/AIDS, giảm dần sự phân biệt, kỳ thị đối với những ngƣời có HIV và hƣởng ứng “Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con“. Giai đoạn 2016 – 2019, Hội cơ sở tiếp tục vận động hội viên, phụ nữ mua bảo hiểm y tế tự nguyện đƣợc 6.375 hộ và 171.425 thẻ; Củng cố, xây dựng 195 tổ hùn vốn mua BHYT có 2.319 thành viên tham gia. Hội LHPN tỉnh phốihợp cùng CLB Y, bác sĩ trẻ tình nguyện tổ chức khám bệnh cho hơn 1.980 hội viên, phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn với tổng số tiền 576 triệu đồng(Hội LHPN An Giang, 2018).

Một phần của tài liệu Hỗ trợ phát triển kinh tế cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố châu đốc (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)