Kinh nghiệm thực tiễn từ thành phố Long Xuyên

Một phần của tài liệu Hỗ trợ phát triển kinh tế cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố châu đốc (Trang 39 - 42)

8. Kết cấu của luận văn

1.5.4. Kinh nghiệm thực tiễn từ thành phố Long Xuyên

Hỗ trợ phát triển kinh tế cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn ở Thành phố Long Xuyên đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng học hỏi là nhờ vai trò của Cấp ủy-Uỷ Ban Nhân Dân thành phố. Uỷ Ban Nhân dân Thành phố kêu gọi các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm đóng góp xây dựng “Khu nhà đại đoàn kết” bằng cách vận động ngƣời dân hiến đất, Uỷ Ban Nhân Dân dành một phần đất công, kêu gọi các doanh nghiệp hỗ trợ đóng góp xây các khu nhà Đại đoàn kết và vận động hỗ trợ các hộ không có đất ở phải ở dƣới chân cầu, ở nhờ trên đất ngƣời khác, sống lang thang… Trong đó cũng có các chị

32

em “Phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn”, đƣa các hộ vào ở đồng thời chỉ đạo Công An thành phố tạo điều kiện làm giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân, hộ khẩu,… để cho họ có nơi ở ổn định cuộc sống. Từ đó cũng góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Bên cạnh đó,có vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Long Xuyên: Trong hoạt động vận động, hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, xây dựng hợp tác xã, phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, Ban Thƣờng vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố xây dựng kế hoạch “Vận động, hỗ trợ phụ nữ sáng tạo, khởi nghiệp, phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường”

và triển khai kế hoạch đến cơ sở Hội, tập trung các hoạt động hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh, khuyến khích phụ nữ sáng tạo, có ý tƣởng khởi nghiệp thông qua các buổi họp lệ, tổ mô hình, tham gia các lớp tập huấn, ngày hội khởi nghiệp các cấp bằng nhiều hình thức nhƣ: hỗ trợ kiến thức khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh; hỗ trợ quảng bá thƣơng hiệu, sản phẩm; giới thiệu vay vốn, trƣng bày sản phẩm có hơn 80 mặt hàng do phụ nữ sản xuất, kinh doanh, phân phối đƣợc giới thiệu và bày bán (Hội LHPN Long Xuyên, 2018).

Tổ chức tọa đàm công tác vận động hội viên, phụ nữ tham gia bảo hiểm y tế và sơ kết các mô hình tƣơng trợ tiết kiệm.Tọa đàm công tác quản lý vốn ủy thác Ngân hàng chính sách xã hội. Thành lập “Gian hàng không đồng” (Mỹ Hòa Hƣng), “shop quần áo không đồng” (Mỹ Thạnh) vận động hơn 250 bao đồ có hơn 2.000 lƣợt ngƣời nhận...Hội vận động, hỗ trợ 22 hộ nghèo có đối tƣợng hƣởng bảo trợ xã hội với số tiền 124 triệu đồng và 05 phần quà. Tiếp tục duy trì mô hình “Quỹ hỗ trợ em gái nghèo vượt khó - hiếu học”, các cấp Hội vận động 298,8 triệu đồng và 19.213 quyển tập, 20 áo trắng, 16 bộ sách, 10 cặp tổ chức trao tặng 850 em học sinh nữ đạt thành tích khá, giỏi nhiều năm liền (Hội LHPN Long Xuyên, 2018).

Hàng năm, Hội khảo sát rà soát số hộ nghèo, hộ cận nghèo (nữ là chủ hộ, nữ là lao động chính) và có kế hoạch hỗ trợ cụ thể từng trƣờng hợp (theo mẫu hƣớng

33

dẫn).Duy trì các mô hình tiết kiệm: “Tiết kiệm nuôi heo đất”, “Góp vốn xoay vòng”, “Tiết kiệm mua bảo hiểm y tế”... với tổng số tiền 7.390 triệu đồng tăng thêm vốn mua bán, chăn nuôi, mua sắm vật dụng gia đình… Khai thác tốt các nguồn vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng Đông Á, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, các nguồn quỹ hỗ trợ của Hội LHPN tỉnh, giới thiệu 5.642 phụ nữ vay tổng số tiền 110 tỷ đồng để mở rộng sản xuất kinh doanh.

Triển khai và gửi tài liệu sinh hoạt về “Hợp tác xã kiểu mới” đến Hội cơ sở để tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp phụ nữ và nhân dân.Hội tham gia vận động 12 phụ nữ tham gia thành viên tổ hợp tác xã nông nghiệp Mỹ Khánh, Mỹ Hòa Hƣng; Phối hợp Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, giới thiệu 16 thành viên, vay số tiền 720 triệu đồng (Hội LHPN Long Xuyên, 2018).

Ngoài ra, Hội còn duy trì nâng chất tổ Phụ nữ“Giúp việc nhà” 58 thành viên; “Đƣa rƣớc

học sinh” 25 thành viên (Bình Khánh), 10 thành viên (Bình Đức).Huy động 260 cán bộ hội

viên, phụ nữ tham gia hiến máu tình nguyện.

Nhân dịp Tết nguyên Đán hàng năm, Hội vận động 829 phần quà tặng cán bộ, hội viên, phụ nữ khó khăn, tổng trị giá 250,2 triệu đồng (Hội LHPN Long Xuyên, 2018).

Thực hiện hiệu quả 02 khâu đột phá "Nâng cao chất lƣợng tổ chức và hoạt động Hội cơ sở; đa dạng hóa các hình thức tập hợp phụ nữ" và “Nâng cao hiệu quả thực chất của công tác giám sát, phản biện xã hội, tham mƣu đề xuất chính sách góp phần giải quyết các vấn đề thiết thân của phụ nữ" gắn với thực hiện Đề án 05-ĐA/TU, ngày18/3/2009 của Ban Thƣờng vụ Thành ủy về việc “Củng cố, nâng chất tổ chức, hoạt động của Mặt Trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị ở cơ sở”, qua việc chú trọng củng cố, nâng cao chất lƣợng sinh hoạt Chi, tổ Hội, chất lƣợng hội viên, nâng chất cán bộ Hội cơ sở bằng nhiều hình thức: tiếp tục thực hiện việc sinh hoạt Chi Hội chéo; tập

34

huấn, bồi dƣỡng; xây dựng các mô hình giúp phụ nữ nghèo, giới thiệu nguồn vốn vay, thành lập các tổ hùn vốn xoay vòng, tiết kiệm-tƣơng trợ, tƣơng trợ mua bảo hiểm y tế, cất nhà mái ấm, dạy nghề, giới thiệu việc làm, hỗ trợ trẻ em gái nghèo vƣợt khó, hiếu học; huy động cộng đồng cùng chung tay thực hiện các hoạt động an sinh xã hội, nhân đạo, từ thiện, chăm sóc sức khỏe toàn dân... Kết quả đã tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác tập hợp phụ nữ tham gia các hoạt động của Hội, nâng cao chất lƣợng sinh hoạt và kỹ năng của cán bộ Hội, từng bƣớc khẳng định vai trò, vị trí của tổ chức Hội, đƣa hoạt động Hội ngày càng vững mạnh và phát triển (Hội LHPN Long Xuyên, 2018).

Một phần của tài liệu Hỗ trợ phát triển kinh tế cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố châu đốc (Trang 39 - 42)